Quản lý thật tốt việc thực hiện chương trình giảngdạy

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý của hiệu trưởng nhằm nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ giáo viên trường tiểu học huyện Bình Xuyên tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 75 - 77)

- Hiệu trưởng phải đặc biệt coi trọng công tác bồi dưỡng thường xuyên, coi đó là yếu tố sống còn của giáo dục Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của ngườ

3.2.2.Quản lý thật tốt việc thực hiện chương trình giảngdạy

9 Quan tâm đến đời sống vật chất,

3.2.2.Quản lý thật tốt việc thực hiện chương trình giảngdạy

3.2.2.1. Mục đích, ý nghĩa

Thực hiện tốt chương trình giảng dạy chính là thể hiện tính tổ chức, kỷ luật, tự giác và tinh thần trách nhiệm cao trong công tác của giáo viên. Điều này góp phần thực hiện tốt kỷ cương, nề nếp trong dạy học- một yếu tố quan trọng trong việc nâng cao chất lượng dạy học .

Quản lý tốt việc thực hiện chương trình giảng dạy cần đảm bảo: + Tính pháp lý: Xây dựng được hành lang pháp lý cho việc tiến hành hoạt động dạy của giáo viên cũng như hoạt động học của học sinh theo đúng quy chế chuyên môn do Bộ Giáo dục ban hành.

+ Tính khoa học: Thực hiện chương trình đầy đủ, đúng tiến độ, đúng thời gian, kiểm soát chặt chẽ và có hiệu quả việc thực hiện chương trình qua từng bài học cụ thể trên lớp do Bộ Giáo dục đào tạo quy định.

+ Tính thực tiễn: Lựa chọn những biện pháp quản lý phù hợp với điều kiện của trường, của địa phương nhằm thực hiện có hiệu quả những văn bản về nội dung chương trình do Bộ Giáo duc đào tạo quy định.

3.2.2.2. Nội dung tổ chức chỉ đạo thực hiện biện pháp

- Ngay từ khi có hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học mới của Bộ trưởng Bộ giáo dục đào tạo (Đầu tháng 8 hằng năm), Hiệu trưởng tổ chức cho giáo viên học tập nhiệm vụ năm học cũng như nghiên cứu chương trình giảng dạy của các khối lớp.

Giao cho các phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn căn cứ vào tình hình đội ngũ giáo viên cũng như CSVC của trường mà xây dựng Thời khoá biểu cho từng lớp, từng khối lớp một cách khoa học, đảm bảo chi tiết cho từng ngày, từng môn học với thời gian cụ thể cho mỗi môn học đó. Thời khoá biểu có vai trò xây dựng, duy trì nề nếp dạy học, điều khiển hoạt

động dạy học hàng giờ, hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng, học kỳ và cả năm học.

Sau khi duyệt Thời khoá biểu, hiệu trưởng cho sao in gửi tới các tổ trưởng chuyên môn đồng thời cho treo ở phòng họp hội đồng cũng như ở phòng Hiệu trưởng, phòng Phó hiệu trưởng để tiện chỉ đạo tiến trình thực hiện chương trình cũng như kiểm tra chuyên môn.

Hiệu trưởng giao cho các tổ trưởng căn cứ vào phân phối chương trình của Bộ GD&ĐT và Thời khoá biểu của trường mà lên Lịch báo giảng cho tổ chuyên môn của mình. Lịch Báo giảng phải đảm bảo luôn có đủ ít nhất là cho cả 2 tuần sau của mỗi buổi học. Lịch báo giảng phải chi tiết cho từng lớp, từng ngày học với từng bài học và thời gian cụ thể cho từng bài đó.

Hiệu trưởng duyệt Lịch báo giảng của từng tổ sau đó cho giáo viên chép và lên kế hoạch giảng dạy cho lớp mình dạy.

Hiệu trưởng tổ chức cuộc họp hội đồng sư phạm trong đó yêu cầu giáo viên nghiên cứu kỹ nội dung chương trình giảng dạy cũng như Thời khoá biểu để thực hiện cho tốt. Thực hiên Chương trình giảng dạy được cụ thể hoá trong Thời khoá biểu và Lịch báo giảng, đây chính là thực hiện quy chế chuyên môn mà mọi giáo viên bắt buộc phải thực hiện đúng. Hiệu trưởng yêu cầu giáo viên thực hiện đầy đủ, đúng tiến độ, không được cắt xén chương trình, phải coi sách giáo khoa là pháp lệnh trong việc thực hiện mục tiêu, nguyên lý giáo dục, cụ thể hoá nội dung chương trình của bậc học tiểu học. Nếu giáo viên không thực hiện đúng quy chế chuyên môn tức là vi phạm quy chế chuyên môn thì sẽ phải chịu những hình thức kỷ luật nặng của nhà trường.

Để chỉ đạo tốt việc thực hiện chương trình giảng dạy của giáo viên, hiệu trưởng cần quản lý chặt chẽ hoạt động của các tổ chuyên môn như sinh hoạt tổ, sinh hoạt chuyên đề, dự giờ thăm lớp, đánh giá rút kinh nghiệm giờ dạy, kiểm tra giáo án, lịch báo giảng của tổ trưởng đối với các tổ viên.

3.2.2.3. Yêu cầu cần đạt

Có được thời khoá biểu cho các khối lớp, cho từng lớp một cách khoa học, cụ thể, chi tiết.

Có Lịch báo giảng cho từng khối lớp, từng lớp thật chi tiết. Mỗi giáo viên chủ nhiệm lớp cũng như giáo viên bộ môn có Kế hoạch giảng dạy từng tháng, từng tuần, từng ngày cụ thể.

Tất cả giáo viên nắm vững và thực hiện tốt quy chế chuyên môn, không vi phạm quy chế chuyên môn.

Ban giám hiệu nhà trường quản lý tốt việc thực hiện chương trình giảng dạy của giáo viên.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý của hiệu trưởng nhằm nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ giáo viên trường tiểu học huyện Bình Xuyên tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 75 - 77)