Không ngừng nâng cao năng lực quản lý cho đội ngũ cán bộ quản lý các trường tiểu học

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý của hiệu trưởng nhằm nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ giáo viên trường tiểu học huyện Bình Xuyên tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 102 - 105)

- Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng:

3.2.10.Không ngừng nâng cao năng lực quản lý cho đội ngũ cán bộ quản lý các trường tiểu học

quản lý các trường tiểu học

3.2.10.1. Mục đích, ý nghĩa

Sinh thời, chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy:“Cán bộ là caí gốc của công việc, công việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém.”

- Giáo dục tiểu học trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước hiện nay đặt ra rất nhiều trọng trách đòi hỏi người cán bộ quản lý nói chung và hiệu trưởng trường tiểu học huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng phải không ngừng nâng cao năng lực quản lý thì mới đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp đổi mới. Để nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường tiểu học thì việc nâng cao năng lực quản lý cho đội ngũ cán bộ quản lý trường tiểu học là một tất yếu khách quan.

3.2.10.2. Nội dung tổ chức, chỉ đạo thực hiện biện pháp

Để nâng cao năng lực quản lý cho đội ngũ cán bộ quản lý trường tiểu học, hiệu trưởng phải làm những việc sau:

- Mọi hoạt động của nhà trường phải được thực hiện theo đúng chu trình quản lý.

- Xây dựng được bảng tiêu chuẩn đánh giá xếp loại cán bộ quản lý của trường.

- Lập kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ CBQL từ tổ phó, tổ trưởng chuyên môn đến phó hiệu trưởng, hiệu trưởng trong năm học trên cơ sở nắm bắt trình độ nghiệp vụ quản lý hiện có và nhu cầu bồi dưỡng của từng CBQL.

- Tạo điều kiện tốt nhất để cho CBQL được học tập bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn cũng như nghiệp vụ quản lý.

Nội dung bồi dưỡng CBQL tập chung theo hướng chuẩn hoá theo tiêu chuẩn xây dựng trường tiểu học chuẩn quốc gia giai đoạn 2000-2005 do Bộ GD & ĐT quy định và theo Điều lệ trường tiểu học 2002, cụ thể là:

+ Bồi dưỡng phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống.

+ Bồi dưỡng về lý luận quản lý, quản lý giáo dục, nghiệp vụ quản lý giáo dục.

+ Bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ dạy học.

* Các hình thức bồi dưỡng CBQL:

- Cử cán bộ đi đào tạo, bồi dưỡng lấy bằng đại học, cao học quản lý giáo dục theo các hình thức đào tạo tập chung dài hạn tại các trường đại học sư phạm hoặc đào tạo tại chức tại các trường đại học hoặc tại các cơ sở giáo dục do sở giáo dục Vĩnh Phúc, phòng giáo dục Vĩnh Phúc tổ chức.

- Cử cán bộ quản lý đi học lớp quản lý tập chung ngắn hạn (3 tháng) lấy chứng chỉ quản lý trường tiểu học do Sở giáo dục Vĩnh Phúc tổ chức.

- Hiệu trưởng tự tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý cho CBQL của trường mình (Với những hiệu trưởng đã có trình độ đại học, cao học quản lý giáo dục).Đặc biệt quan tâm đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBQL kế cận.

- Tham mưu với Phòng giáo dục Bình Xuyên, Sở GD & ĐT Vĩnh Phúc:

+ Cung cấp tài liệu về quản lý giáo dục, tạp chí Khoa học giáo dục để CBQL các trường có điều kiện tự học, tự bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý.

+ Thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn về công tác quản lý để đội ngũ CBQL các trường được bồi dưỡng thường xuyên, đặc biệt là bồi dưỡng về sử dụng những thành tựu tiên tiến của khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin vào trong công tác quản lý chuyên môn, quản lý nhà trường…

+ Tổ chức các cuộc hội thảo, báo cáo điển hình về công tác quản lý giáo dục, tham quan học hỏi các trường lá cờ đầu về quản lý trong và ngoài tỉnh để đội ngũ CBQL của các trường trong huyện Bình Xuyên được tham dự, học hỏi.

+ Hằng năm tổ chức cuộc thi “Cán bộ quản lý giỏi”cấp huyên, cấp tỉnh để đội ngũ CBQL các trường có điều kiện giao lưu, học hỏi lẫn nhau nhằm nâng cao năng lực quản lý.

+ Tăng cường kiểm tra công tác quản lý của các trường để thấy được những thành tích đã đạt được cần phát huy và kịp thời phát hiện, những sai sót, yếu kém, lệch lạc để giúp đội ngũ CBQL các trường khắc phục, sửa chữa, làm cho năng lực quản lý của họ ngày được nâng cao.

+ Cần có chế độ khen thưởng, công nhận các danh hiệu thi đua cho đội ngũ cán bộ quản lý giỏi như đối với giáo viên giỏi nhằm động viên khuyến khích họ tích cực phấn đấu vươn lên trong công tác.

- Sử dụng đội ngũ cán bộ giúp việc cũng như phân công công tác cho giáo viên một cách có khoa học hiệu quả, đảm bảo đúng người, đúng việc.

- Phong cách người quản lý cần mềm dẻo linh hoạt nhưng dứt khoát, dân chủ gắn liền với kỷ cương nề nếp trong quản lý.

- Trong quản lý cần linh hoạt vận dụng kết hợp đồng bộ các phương pháp quản lý như phương pháp thuyết phục, phương pháp kinh tế, phương pháp hành chính tổ chức, phương pháp tâm lý giáo dục trong đó phương pháp kinh tế vẫn phải được coi trọng.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý của hiệu trưởng nhằm nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ giáo viên trường tiểu học huyện Bình Xuyên tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 102 - 105)