Thực trạng quản lý cơ sở vật chất.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý của hiệu trưởng nhằm nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ giáo viên trường tiểu học huyện Bình Xuyên tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 59 - 61)

- Hiệu trưởng phải đặc biệt coi trọng công tác bồi dưỡng thường xuyên, coi đó là yếu tố sống còn của giáo dục Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của ngườ

2.2.8.Thực trạng quản lý cơ sở vật chất.

6 2 32 Kiểm tra các loại hồ sơ sổ sách của giáoviên 3 51 13 770300Đánh giá giáo viên thông qua các

2.2.8.Thực trạng quản lý cơ sở vật chất.

Cơ cở vật chất, trang thiết bị dạy học là điều kiện cần có để hoạt động dạy học được diễn ra, nó có vai trò vô cùng quan trọng đối với nhà trường nói chung và trường tiểu học nói riêng. Việc quản lý và sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học sẽ góp phần không nhỏ vào việc nâng cao chất lượng dạy và học.

Qua điều tra tại 10 trường trong huyện, tôi nhận thấy:

* Về diện tích đất của các trường tiểu học mà tôi tiến hành điều tra: - Trường tiểu học Trung Mỹ: Trung bình 10,4 m2/hs

- Trường tiểu học Bá Hiến A: Trung bình 17m2/hs. - Trường tiểu học Bá Hiến B : Trung bình 16,3 m2/hs - Trường tiểu học Hương Canh A: Trung bình 15,3 m2/hs - Trường tiểu học Hương Canh B Trung bìmh 19,63 m2/hs - Trường tiểu học Gia Khánh Trung bình 15 m2/hs

- Trường tiểu học Thiện Kế A Trung bình 35 m2/hs - Trường tiểu học Thiện Kế B Trung bình 29 m2/hs

- Trường tiểu học Thanh Lãng A Trung bình 11,7 m2/hs - Trường tiểu học Thanh Lãng B Trung bình 14 m2/hs

Tất cả các trường đều có khuôn viên, sân chơi, bãi tập thể dục thể thao đảm bảo không dưới 10m2/1 học sinh.

Các trường đều có đủ phòng học cho học sinh học 2 ca/ngày và một số lớp học 2 buổi/ngày. Mỗi lớp tiểu học không có quá 30 học sinh. Diện tích phòng học đảm bảo từ 1,5 đến 2 m2/1 học sinh.

Có thể nói về diện tích khuôn viên, sân chơi, bãi tập và phòng học của các trường đều đủ tiêu chuẩn của một trường chuẩn quốc gia. ( theo điều 7 Chương 2 Quy chế công nhân trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia- Ban hành kèm theo quyết định số32/2005/QĐ- BGDDT ngày 24/10/2005 của Bộ trưởng Bộ GDDT.), tuy nhiên khuôn viên nhiều trường còn chưa xanh- sạch- đẹp.

Mỗi trường đều có phòng thư viện, phòng thiết bị dạy học và một số phòng chức năng như phòng hiệu trưởng, phòng phó hiệu trưởng, phòng Hoạt động đoàn đội, phòng Bảo vệ. Tuy nhiên nhiều trường vẫn chưa có đủ phòng chức năng như Phòng y tế, Phòng giáo dục nghệ thuật, phòng thường trực, phòng học ngoại ngữ, phòng học vi tính. Hầu hết các phòng chức năng đều thiếu thốn trang thiết bị nên hoạt động không đạt hiệu quả cao.

Các phương tiện, thiết bị phục vụ dạy học ở các trường hầu hết được trang bị ở mức tối thiểu cho dạy học như: Có đủ bàn ghế cho giáo viên và học sinh, có đủ bục giảng, bảng đen, phòng học được trang trí theo cùng một mẫu…Nói chung trang thiết bị dạy học ở các trường hiện nay còn nghèo nàn, lạc hậu, thiếu thốn rất nhiều. Việc sử dụng bộ đồ dùng dạy học ở các trường chưa đạt hiệu quả cao. Hầu hết các trường chỉ quan tâm nhiều tới việc sử dụng bộ đồ dùng, thiết bị dạy học ở khối lớp 1, còn với các khối lớp khác thì việc sử dụng đồ đùng dạy học rất ít và kém hiệu quả. Trong năm học, các trường hầu hết chỉ quản lý chặt chẽ việc sử dụng đồ dùng dạy học vào các dịp thanh tra, kiểm tra chuyên môn, dự giờ thăm lớp, hội giảng chứ chưa có biện pháp quản lý chặt chẽ một cách thường xuyên. Có trường có những bộ đồ dùng trong một năm học không được giáo viên sử dụng. Do thiếu đồ dùng, thiết bị dạy học nên nhiều giờ giáo viên chỉ dạy chay. Hơn nữa, do không được tập huấn phương pháp sử dụng đồ dùng dạy học, không thường xuyên sử dụng đồ dùng dạy học nên các thao tác sử dụng đồ dùng của giáo viên còn lúng túng từ

đó dẫn tới họ ngại sử dụng đồ dùng dạy học khi lên lớp, không có thói quen sử dụng đồ dùng dạy học, làm cho hiệu quả giờ dạy không cao.

Qua điều tra công tác quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học ở các trường tiểu học huyện Bình Xuyên tôi nhận thấy hầu hết ý kiến của cán bộ quản lý và giáo viên đều cho rằng: Việc quản lý phòng làm việc, phòng học, các phòng chức năng, sân chơi bãi tập là việc được ưu tiên hàng đầu. ( 71% ý kiến khẳng

định ). Tiếp theo mới là quản lý đồ dùng và các trang thiết bị dạy học (Có 63% ý kiến khẳng định). Việc quản lý thư viện và làm công tác xã hội hoá giáo dục vận động các lực lượng xã hội tham gia đóng góp xây dựng trường cũng được các trường quan tâm xong cũng chỉ được ưu tiên ở mức độ thấp hơn. Điều này cho thấy các trường mới chỉ trú trọng tới quản lý những cái mình hiện có mà chưa tích cực khai thác các nguồn lực để bổ xung thêm cơ sở vật chất cho trường cũng như chưa sử dụng thư viện một cách có hiệu quả.

Hiện nay công tác quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học ở các trường tiểu học trong huyện Bình Xuyên được Cán bộ quản lý và giáo viên các trường tự đánh giá là ở mức độ Khá. (có 75% ý kiến khẳng định vấn đề này).

2.2.9. Thực trạng việc chăm lo tới đời sống vật chất và tinh thần cho độingũ giáo viên

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý của hiệu trưởng nhằm nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ giáo viên trường tiểu học huyện Bình Xuyên tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 59 - 61)