Quản lý việc thực hiện chương trình giảngdạy

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý của hiệu trưởng nhằm nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ giáo viên trường tiểu học huyện Bình Xuyên tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 47 - 48)

Qua thực tế điều tra ở 10 trường với 100 cán bộ quản lý và giáo viên chúng tôi thu được kết quả như sau:

Bảng 6 : Thực hiện chương trình giảng dạy

Stt

Mức độ cần thiết

Các biện pháp quản lý thực hiện chương trình giảng dạy

Mức độ thực hiện Rất cần thiết (%) Cần thiết (%) Khôn g cần thiết (%) T (%) K %) TB %) Y (%) 1 35 65 0

Yêu cầu giáo viên tự tìm hiểu để

nắm vững chương trình toàn bậc học 21 38 41 0

2 100 0 0

Yêu cầu giáo viên nắm vững

chương trình khối mình dạy 82 18 0 0

3 45 55 0

Tổ chức cho GVhọc tập các văn bản mới về bổ xung, thay đổi

chương trình giảng dạy. 60 40 0 0

4 61 39 0

Kiểm tra, duyệt hồ sơ giảng dạy

của từng giáo viên. 46 46 8 0

5 38 62 0

Kiểm tra, duyệt hồ sơ sinh hoạt chuyên môn của từng

tổ khối. 41 50 9 0

+ Chương trình giảng dạy tiểu học được quy định hết sức chi tiết, chặt chẽ cụ thể từng học kỳ, từng tháng, từng tuần, từng tiết học đối với từng khối lớp trong Phân phối chương trình của Bộ giáo dục và đào tạo. Đây là văn bản pháp quy mà tất cả các trường tiểu học trong cả nước phải thực hiện đúng. Trong những năm qua cả nước thực hiện dạy song song 2 chương trình sách giáo khoa tiểu học đó là : Chương trình tiểu học cũ trước năm 2000 và chương trình tiểu học mới 2000. (Đến năm học 2006-2007 thì cả nước sẽ chỉ thực hiện chương trình tiểu học mới 2000. ) Do vậy việc cho giáo viên học tập, nắm vững, thực hiện đúng cả 2 chương trình giảng dạy là rất khó khăn. Chương trình sách giáo khoa cũ có rất nhiều bài, nhiều phần của 1 bài phải giảm tải. Chương trình sách giáo khoa mới đòi hỏi hằng năm giáo viên phải tập huấn trong hè mất nhiều thời gian mới nắm vững được. Để quản lý việc thực hiện chương trình giảng dạy, các hiệu trưởng đều có những biện pháp quản lý cụ thể và thực hiện có hiệu quả các biện pháp đó.

Kết quả bảng 6 cho thấy: Trong 5 biện pháp quản lý việc thực hiện chương trình giảng dạy trên tất cả 100 cán bộ quản lý và giáo viên được điều tra đều khẳng định mức độ cần thiết và rất cần thiết. Mức độ thực hiện các biện pháp này ở các trường được đánh giá là khá và tốt với tỷ lệ khá cao. Trong 5 biện pháp đó có biện pháp yêu cầu GV nắm vững chương trình khối mình dạy có 100% ý kiến đánh giá là rất cần thiết và có 82% ý kiến khẳng định trường mình thực hiện tốt biện pháp này. Bên cạnh đó biện pháp Kiểm tra, duyệt hồ sơ giảng dạy của giáo viên trước khi lên lớp cũng được 61% ý kiến cho là rất cần thiết. Các biện pháp khác như: Yêu cầu giáo viên tự tìm hiểu để nắm vững chương trình toàn bậc học tiểu học, Tổ chức cho giáo viên học tập văn bản mới về bổ xung, thay đổi chương trình và Kiểm tra hồ sơ sinh hoạt tổ chuyên môn được đa số ý kiến cho là cần thiết. Về mức độ thực hiện, không có biện pháp nào được nhận xét là thực hiện ở mức độ yếu. Riêng mức độ thực hiện biện pháp 1 còn có 41% ý kiến đánh giá là ở mức độ trung bình. Việc thực hiện các biện pháp còn lại chiếm tỷ lệ khá và tốt là 100%, trong đó mức độ khá đạt tỷ lệ cao hơn.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý của hiệu trưởng nhằm nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ giáo viên trường tiểu học huyện Bình Xuyên tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 47 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(122 trang)
w