- Hiệu trưởng phải đặc biệt coi trọng công tác bồi dưỡng thường xuyên, coi đó là yếu tố sống còn của giáo dục Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của ngườ
9 Quan tâm đến đời sống vật chất,
3.2.5. Bồi dưỡng nâng cao kiến thức, trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên
bằng các hình thức bồi dưỡng như:
- Tổ chức chuyên đề Công tác chủ nhiệm lớp do những giáo viên giỏi, có nhiều kinh nghiệm chủ nhiệm lớp (Đây là những tổ trưởng chuyên môn, Ban giám hiệu) truyền đạt cho giáo viên. Chuyên đề này được tiến hành vào đầu năm học.
- Thảo luận, trao đổi, rút kinh nghiệm hàng tháng với những tình huống cụ thể mà giáo viên thường gặp trong công tác chủ nhiệm của mình. Việc này được tiến hành trong các cuộc họp chuyên môn hăng tháng, do tổ trưởng chỉ đạo.
- Hằng năm, hiệu trưởng tổ chức cuộc thi: “Giáo viên chủ nhiệm giỏi” trong toàn trường. Việc thi này được tiến hành từ các tổ chuyên môn. Nội dung thi gồm có thi lý thuyết và thi thực hành. Ban giám khảo là Ban giám hiệu, tổ trưởng chuyên môn. Sau mỗi cuộc thi có tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm, có khen chê kịp thời. Giáo viên đạt giải được xếp loại thi đua là giáo viên giỏi cấp trường.
Hiệu trưởng thường xuyên kiểm tra đánh giá công tác chủ nhiệm lớp thông qua nề nếp học tập, hoạt động hằng ngày, qua kiểm tra sổ chủ nhiệm, sổ liên lạc giữa gia đình và nhà trường, qua việc phản ánh của Tổng phụ trách Đội, qua so sánh kết quả các hoạt động đạt được với kế hoạch chủ nhiệm, qua báo cáo của các tổ chuyên môn, từ đó có những uốn nắn, điều chỉnh kịp thời.
3.2.5. Bồi dưỡng nâng cao kiến thức, trình độ chuyên môn nghiệp vụ chođội ngũ giáo viên đội ngũ giáo viên
3.2.5.1. Mục đích ý nghĩa
Củng cố và phát triển đội ngũ giáo viên để đội ngũ đạt chuẩn và trên chuẩn theo tiêu chuẩn của trường tiểu học chuẩn quốc gia giai đoạn sau năm 2000.
Không ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của giáo dục tiểu học trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước sự nghiệp hiện nay.
Làm cho đội ngũ giáo viên không ngừng trưởng thành về chuyên môn, nghiệp vụ, không tụt hậu trước sự phát triển của xã hội.
3.2.5.2. Nội dung chỉ đạo thực hiện biện pháp
Tổ chức quán triệt và triển khai thực hiện chỉ thị 40-CT/TƯ ngày 15/6/2004 của Ban bí thư TƯ Đảng và đề án của chính phủ về xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục: “Đảm bảo phối hợp cả 3 mặt: Đánh giá và sàng lọc, đào tạo và bồi dưỡng, sử dụng và đãi ngộ đội ngũ cán bộ, giáo viên.”
Hiệu trưởng phải là người đặc biệt coi trọng công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, coi bồi dưỡng thưỡng xuyên là yếu tố sống còn của chất lượng giáo dục. Đây là công việc phải được tiến hành thường xuyên, liên tục, không có kết thúc.
Ngay từ đầu năm học hiệu trưởng phải nắm chắc thực trạng trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và phân tích nhu cầu bồi dưỡng của giáo viên để lập kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên trong năm học cũng như trong hè sao cho phù hợp từng đối tượng giáo viên.
Việc bồi dưỡng giáo viên phải theo kế hoạch cụ thể.
Việc bồi dưỡng đội ngũ phải thu hút được tất cả cán bộ quản lý và giáo viên trong trường tham gia. Những vấn đề bồi dưỡng phải luôn cập nhật các thành tựu mới của khoa học giáo dục và kinh nghiệm tiên tiến.