Tổ chức tốt công tác thi đua khen thưởng

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý của hiệu trưởng nhằm nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ giáo viên trường tiểu học huyện Bình Xuyên tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 97 - 100)

- Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng:

3.2.8.Tổ chức tốt công tác thi đua khen thưởng

3.2.8.1. Mục đích, ý nghĩa

- Thi đua khen thưởng là động lực thúc đẩy việc nâng cao năng lực chuyên môn của giáo viên, qua đó nâng cao chất lượng dạy học.

- Thi đua khen thưởng làm cho đội ngũ giáo viên thấy rõ giá trị sức lao động, học tập, rèn luyện của mình được mọi người thừa nhận, tôn trọng và đánh giá đúng .

- Làm cho đội ngũ cán bộ giáo viên luôn phấn khởi, hăng hái thi đua, tự khẳng định mình nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

3.2.8.2. Nội dung chỉ đạo thực hiện biện pháp

- Ngay từ đầu năm học, hiệu trưởng phải lập kế hoạch về công tác thi đua của trường cho từng học kỳ, cho cả năm học.

- Tổ chức buổi lễ “Đăng ký thi đua” một cách trang trọng để cho các tổ khối chuyên môn, các đoàn thể đăng ký thi đua với nhà trường.

- Thành lập Ban thi đua khen thưởng của trường do hiệu trưởng làm trưởng ban, các phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn làm phó ban, các tổ khối trưởng, trưởng các đoàn thể và một số giáo viên giỏi làm thành viên.

- Với mỗi phong trào thi đua, hiệu trưởng cần tổ chức một buổi lễ Phát động thi đua trong toàn trường.

Phát động phong trào : “Thi đua dạy tốt, học tốt”tới toàn thể giáo viên và học sinh. Đây là phong trào thi đua lớn nhất, bao trùm các đợt thi đua khác của nhà trường, xuyên suốt cả năm học. Mỗi nhà trường cần có khẩu hiệu: “Thi đua dạy tốt, học tốt” được treo ở nơi trang trọng trong nhà trường để mọi người đều có thể nhìn thấy, đọc được, từ đó tạo được ấn tượng tốt về môi trường thi đua khi đến trường.

Tuỳ từng năm học mà hiệu trưởng tổ chức phát động các đợt thi đua cụ thể của trường sao cho các đợt thi đua đó gắn với các sự kiện sinh hoạt chính trị trọng đại của đất nước, của ngành giáo dục, của địa phương. Phong trào thi đua dạy tốt, học tốt hiện nay ở các trường tiểu học huyện Bình Xuyên được cụ thể hoá bằng các đợt thi đua liên tục trong năm học theo thứ tự thời gian như:

+ Thi đua dạy tốt học tốt lập thành tích chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20/11. (Phát động thi đua từ đầu năm học, kết thúc vào 20/11.)

+ Thi đua dạy tốt học tốt lập thành tích chào mừng ngày thành lập Đảng 3/2. (Phát động thi đua vào 20/11, kết thúc vào ngày 3/2.)

+ Thi đua dạy tốt, học tốt lập thành tích chào mừng ngày thành lập Đoàn 26/3. (Phát động thi đua vào ngày3/2, kết thúc vào ngày 26/3)

Thi đua dạy tốt, học tốt lập thành tích chào mừng ngày sinh nhật Bác 19/5. (Phát động thi đua vào ngày 26/3, kết thúc vào 19/5.)

Nhà trường kết hợp chặt chẽ với công đoàn, đoàn thanh niên, phụ nữ và các tổ khối tổ chức thực hiện các đợt thi đua này.

Trong các đợt thi đua trên, hiệu trưởng cần tổ chức các hình thức thi đua như:

+ Thi giáo viên dạy giỏi, giáo viên chủ nhiệm giỏi các cấp. + Thi làm đồ dùng dạy học.

+ Thi ứng xử các tình huống sư phạm…

+ Thi học sinh giỏi các cấp, thi Trạng nguyên nhỏ tuổi…

Trong mỗi cuộc thi, mỗi đợt thi đua nhà trường cần thường xuyên kiểm tra các hoạt động đó có đi đúng hướng nhằm nâng cao năng lực chuyên môn của giáo viên hay không? Nếu không đúng hướng thì phải uốn nắn kịp thời những sai sót.

Sau mỗi đợt thi đua, mỗi học kỳ, nhà trường đều tiến hành sơ kết nhằm đánh giá những thành tích đã đạt được để phát huy, những tồn tại, yếu kém cần khắc phục, sửa chữa. Kết quả đợt thi đua là kết quả được tổng hợp từ kết quả thi đua của các đoàn thể, các tổ chuyên môn sau khi được thống nhất đánh giá khách quan công bằng, dân chủ của Ban thi đua khen thưởng nhà trường.

Cuối năm học, nhà trường tiến hành tổng kết công tác thi đua khen thưởng cùng với tổng kết năm học. Kết quả thi đua của cả năm học là kết quả tổng hợp của kết quả thi đua học kỳ 1 và học kỳ 2.

Sau mỗi cuộc thi, mỗi đợt thi đua, nhà trường thông báo rộng rãi kết quả, khuyến khích, biểu dương khen thưởng kịp thời những tổ chức và cá nhân đạt thành tích cao, đồng thời động viên, nhắc nhở những tổ chức, cá nhân chưa hoàn thành nhiệm vụ. Hình thức biểu dương khen thưởng phải

được tiến hành long trọng, có ý nghĩa giáo dục to lớn, làm cho người được khen thưởng cảm thấy vinh dự, tự hào về những cống hiến của mình đã được nhà trường công nhận và được mọi người tôn trong, coi đó là tấm gương để họ học tập,phấn đấu vươn lên trong công tác chuyên môn.Phần thưởng thi đua là vật chất kèm theo những lời khen, những lời ghi nhận, động viên, khuyến khích về tinh thần xong phải đảm bảo tạo động lực, khích lệ được mọi người làm cho họ vui vẻ, phấn khởi, hăng hái thi đua dạy tốt học tốt.

3.2.9. Quan tâm chăm lo tới đời sống vật chất và tinh thần của đội ngũgiáo viên.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý của hiệu trưởng nhằm nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ giáo viên trường tiểu học huyện Bình Xuyên tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 97 - 100)