Qua điều tra ở 10 trường với 20 CBQL và 80 giáo viên, chúng tôi đã thu được kết quả như sau:
Bảng 7: Quản lý giờ dạy trên lớp
Stt
Mức độ cần thiết
Các biện pháp quản lý thực hiện giờ dạy trên lớp
của giáo viên.
Mức độ thực hiện Rất cần thiết (%) Cần thiết (%) Không cần thiết (%) T (%) K (%) TB (%) Y (%) 1 95 5 0 Thực hiện đúng quy chế chuyên môn, đúng phân phối
chương trình. 98 2 0 0
2 100 0 0
Truyền đạt đủ nội dung cơ bản, khoa học, vững chấc,
trọng tâm. 42 50 8 0
3 100 0 0
Tổ chức tốt hoạt động nhận thức của học sinh, lấy học
4 63 37 0
Phát huy tính tích cực, độc
lập, tự giác của học sinh. 24 48 24 4
5 65 35 0 Xử lý tốt các tình huống trên lớp. 43 25 28 2 6 45 55 0 Sử dụng hợp lý, có hiệu quả đồ dùng dạy học. 21 34 38 8 7 48 52 0
Phân phối thời gian trên lớp hợp lý, chú ý rèn kỹ năng cho
học sinh. 36 50 11 3
Quản lý việc thực hiện giờ dạy trên lớp đối với giáo viên là công việc rất quan trọng và cần thiết. Đây là việc làm trọng tâm trong quản lý chất lượng dạy và học của nhà trường. Chất lượng dạy và học được thể hiện chủ yếu qua giờ lên lớp của giáo viên. Một giờ dạy được coi là thành công khi giáo viên biết làm sao phát huy tối đa tiính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, học sinh nắm được bài và có kỹ năng thực hành với nội dung bài đó. Nâng cao chất lượng từ mỗi bài dạy trên lớp thì sẽ góp phần hạn chế rất nhiều việc dạy thêm, học thêm tràn lan, tiết kiệm được nhiều thời gian học sinh phải tự ôn lại bài đó ở nhà đồng thời sẽ gây hứng thú học tập cho học sinh.
Qua bảng 7 chúng ta thấy 100% ý kiến của cán bộ quản lý và giáo viên được hỏi đều cho rằng các biện pháp quản lý giờ dạy trên lớp của hiệu trưởng là cần thiết và rất cần thiết. Trong đó biện pháp 2 và 3 được100% ý kiến cho là rất cần thiết. Biện pháp 1 cũng được đánh giá rất cao với 95% ý kiến cho là rất cần thiết. Điêù đó chứng tỏ rằng để quản lý tốt việc thực hiện giờ dạy trên lớp thì việc quản lý giáo viên thực hiện đầy đủ, đúng nề nếp, quy chế chuyên môn, đúng phân phối chương trình; truyền đạt đủ nội dung cơ bản, vững chắc, khoa học, trọng tâm và tổ chức tốt hoạt động nhận thức của học sinh, lấy học sinh làm trung tâm là những biện pháp quản lý đặc biệt quan trọng và cần thiết. Các biện pháp còn lại được đánh giá là cần thiết và rất cần thiết, 2 mức độ này chiếm tỷ lệ ngang nhau.
Hầu hết các biện pháp quản lý việc thực hiện giờ dạy trên lớp được các trường thực hiện ở mức độ khá và tốt. Mức độ thực hiện yếu tập chung ở các biện pháp 3,4,5,6 và biện pháp 7, mức độ thực hiện yếu này chiếm tỷ
lệ nhỏ dưới 8%. Mức độ thực hiện Trung bình còn chiếm tỷ lệ khá cao ở các biện pháp 2,3,4,5,6 và biện pháp 7. Qua đây chúng ta thấy rằng việc thực hiện các biện pháp quản lý giờ dạy trên lớp của các trường tiểu học trong huyện Bình Xuyên tỉnh Vĩnh Phúc nhìn chung được đánh giá là Khá, xong cũng có một số biện pháp thực hiện còn đạt hiệu quả chưa được cao.