- Tích cực xây dựng bầu không khí tâm lý tập thể
1.1. Trong nhà trường, tổ chuyên môn là tổ chức cơ sở của bộ máy chính quyền nhà trường nhằm quản lý giáo viên một cách toàn diện về tư tưở ng, chuyên
môn nghiệp vụ, kế hoạch giảng dạy và giáo dục, về kết quả đào tạo biểu hiện ở số
lượng và chất lượng học sinh trong phạm vi tổ chuyên môn phụ trách. Tổ chuyên môn là nơi triển khai toàn bộ các hoạt động giáo dục chung của nhà trường đến học sinh các lớp, tổ chức thực hiện toàn bộ chương trình học theo nội dung, phương pháp
đã được hướng dẫn theo biên chế năm học đã quy định.
Tổ chuyên môn là tập thể sư phạm gần nhất của người giáo viên, có tác dụng giúp đở nhau bồi dưỡng, nâng cao tay nghề, phát huy những sáng kiến kinh nghiệm trong chuyên môn, đánh giá phân loại giáo viên về chuyên môn nghiệp vụ sư phạm là cơ sởđề nghị khen thưởng, kỷ luật và nâng bậc lương hàng năm đối với giáo viên.
Tổ chuyên môn là một bộ phận trong cơ cấu bộ máy nhà trường. Vì vậy, hoạt
động của tổ chuyên môn không thể tách rời các hoạt động chung của nhà trường. Người hiệu trưởng quản lý điều hành các hoạt động của tổ chuyên môn phải động viên được mọi thành viên trong hội đồng sư phạm đóng góp xây dựng vào công việc chung, tạo điều kiện cho tổ trưởng chuyên môn và các giáo viên làm việc cá nhân với tinh thần trách nhiệm cao để nâng cao chất lượng giảng dạy giáo dục, nâng cao chất lượng giờ lên lớp. Bởi vì: chất lượng đào tạo học sinh về các mặt giáo dục toàn diện về cơ bản tùy thuộc ở chất lượng giờ lên lớp hàng ngày một cách có hệ thống theo
đúng nội dung và phương pháp giảng dạy mới. Vì vậy, người hiệu trưởng quản lý các mặt hoạt động của tổ chuyên môn là một tất yếu khách quan để đảm bảo nâng cao chất lượng giảng dạy, giáo dục trong nhà trường hiện nay. Do đó hiệu trưởng cần phải quản lý tốt các hoạt động của tổ chuyên môn và hiệu trưởng phải thường xuyên củng cố hoạt động của các tổ chuyên môn là điều kiện cần để nâng cao chất lượng giảng dạy học tập trong nhà trường. Hiệu trưởng không thể khoán trắng việc quản lý chất lượng dạy- học cho phó hiệu trưởng chuyên môn hoặc tổ trưởng chuyên môn mà phải thực hiện quản lý cùng nhau, đan xen nhau thì mới đạt hiệu quả quản lý cao.
Chất lượng hoạt động của các tổ chuyên môn có ảnh hưỡng rất lớn đến chất lượng dạy và học của nhà trường. Hoạt động của các tổ chuyên môn có mạnh thì nhà trường mới mạnh, ngược lại các tổ chuyên môn hoạt động không có nề nếp, không có nội dung hoạt động thiết thực, kém hiệu quả thì hoạt động chuyên môn của nhà trường và chất lượng giảng dạy giáo dục trong nhà trường cũng sẽ không đạt được theo mục tiêu.
Hiệu trưởng quản lý các hoạt động và nề nếp sinh hoạt của các tổ chuyên môn trong nhà trường là một yêu cầu tất yếu cần thiết nhằm thực hiện chủ trương lớn của
Đảng và nhà nước, ngành giáo dục để nâng cao chất lượng giảng dạy, học tập, nâng cao hiệu quả đào tạo trong các nhà trường, góp phần làm cho sự nghiệp giáo dục phát triển, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội của đất nước trong thời kỳ công nghiệp hóa-hiện đại hóa.
1.2. Qua khảo sát, đánh giá thực trạng giáo dục huyện Vĩnh Hưng, tỉnh Long An và công tác quản lý hoạt động tổ chuyên môn của hiệu trưởng các trường