Phương pháp tâm lý-xã hội:

Một phần của tài liệu Thực trạng quản lý hoạt động tổ chuyên môn của hiệu trưởng các trường THCS huyện Vĩnh Hưng tỉnh Long An (Trang 46 - 49)

4. Lý luận về sự quản lý của hiệu trưởng đối với hoạt động của các tổ chuyên môn trong một trường THCS.

4.4.2. Phương pháp tâm lý-xã hội:

Trong trường THCS có nhiều tổ chuyên môn, mỗi tổ chuyên môn là một nhóm nhỏ có tình cảm riêng của mỗi nhóm, có những mối quan hệ bạn bè, huyết thống, thầy trò…. Vì vậy, hiệu trưởng cần phải hiểu rõ tâm tư tình cảm, nhu cầu của mỗi giáo viên để tác động bằng các biện pháp logic và tâm lý đến các thành viên trong các tổ chuyên môn nhằm động viên, khuyến khích giáo viên luôn toàn tâm, toàn ý cho công tác giảng dạy-giáo dục, động viên tinh thần chủ động, tích cực, tự giác của tất cả

giáo viên, đồng thời tạo ra bầu không khí cởi mở, tin cậy lẫn nhau, giúp đở nhau hoàn thành nhiệm vụ.

Tùy theo điều kiện thực tế của từng trường, những yêu cầu về nội dung quản lý hoạt động tổ chuyên môn và năng lực quản lý của hiệu trưởng mà hiệu trưởng có thể

lựa chọn và kết hợp nhiều phương pháp quản lý đan xen phù hợp có hiệu quả, nhằm

đem lại hiệu quả quản lý cao, duy trì sự ổn định và nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chuyên môn trong nhà trường đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng giảng dạy- giáo dục trong các trường THCS hiện nay.

Trên cơ sở vận dụng những phương pháp quản lý các hoạt động của các tổ

chuyên môn phù hợp mà hiệu trưởng có những cách thức tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến tổ trưởng chuyên môn và giáo viên.

Sau đây là một số cách thức làm việc của hiệu trưởng với tổ trưởng chuyên môn và giáo viên trong hoạt động quản lý của mình khi cần thiết:

* Làm việc với toàn thể giáo viên, hội đồng sư phạm của trường.

Khi cần triển khai thực hiện và phổ biến các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của cấp trên. Phổ biến học tập những kinh nghiệm của các đơn vị điển hình tiên tiến, tổ

chức các hoạt động chung của toàn trường... ( Ví dụ: học tập và triển khai nội dung tinh thần đổi mới nội dung chương trình giáo dục phổ thông; những điểm mới của nội

dung chương trình sách giáo khoa mới; tổ chức các hoạt động thi giáo viên giỏi cấp trường; triển khai kế hoạch thanh tra toàn diện giáo viên; hội nghị sơ kết rút kinh nghiệm việc thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy, đổi mới các hình thức tổ chức dạy học; những điểm phù hợp và chưa phù hợp của nội dung sách giáo khoa mới trong thực tiễn giảng dạy....).

* Làm việc với các tổ trưởng tổ chuyên môn.

Khi cần nắm tình hình hoạt động chung của các tổ chuyên môn, tình hình các giáo viên trong tổ chuyên môn, nghe báo cáo kết quả hoạt động của các tổ trưởng chuyên môn; giải quyết những khó khăn, đề xuất kiến nghị của các tổ chuyên môn; triển khai các quy chế, quy định về thực hiện nội dung chương trình, thời khóa biểu,

đánh giá xếp loại học sinh cuối năm; triển khai kế hoạch hoạt động chuyên môn của toàn trường; nhận xét đánh giá phân loại giáo viên và đề xuất khen thưởng, kỷ luật, nâng lương cho giáo viên hàng năm...

* Làm việc riêng với từng cá nhân tổ trưởng chuyên môn.

Có những vấn đề hiệu trưởng chỉ cần làm việc riêng với một tổ trưởng tổ

chuyên môn.

Khi cần tư vấn, hổ trợ giải quyết những khó khăn kịp thời khi tổ trưởng chuyên môn gặp khó khăn trong điều hành hoạt động của tổ chuyên môn; khi kiểm tra của hiệu trưởng phát hiện ở tổ chuyên môn có những vấn đề cần chấn chỉnh để tổ chuyên môn thực hiện tốt kế hoạch của tổ; giải quyết những vấn đề thắc mắc của giáo viên trong tổ trong quá trình giảng dạy và các đề xuất kiến nghị của tổ chuyên môn....

* Làm việc với giáo viên thông qua tổ trưởng chuyên môn

Khi kiểm tra, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của giáo viên; kiểm tra hồ sơ sổ

sách, soạn giảng, nề nếp lên lớp, phong cách giảng dạy; qua nắm thông tin của học sinh, cha mẹ học sinh phản ảnh về giáo viên. Hiệu trưởng làm việc với tổ trưởng chuyên môn có giáo viên bị phản ảnh về những vấn đề cần đóng góp cho giáo viên sửa chửa khắc phục để tổ trưởng chuyên môn trực tiếp phản ảnh và đề nghị giáo viên rút kinh nghiệm, thực hiện tốt vai trò trách nhiệm của người giáo viên trong thời gian tới....

Trong quản lý hoạt động của các tổ chuyên môn, hiệu trưởng cần tăng cường công tác kiểm tra thường xuyên đối với giáo viên bộ môn, dự giờ thăm lớp để nắm rõ tình hình chất lượng giảng dạy các bộ môn của nhà trường, việc thực hiện quy chế

chuyên môn của giáo viên. Từ đó, qua các đợt kiểm tra thường xuyên và đột xuất, phát hiện những sai sót yếu kém của giáo viên mà hiệu trưởng trực tiếp làm việc với giáo viên, yêu cầu giáo viên khắc phục sửa chữa những yếu kém, trao đổi, góp ý kiến với giáo viên; tư vấn và giúp đở, động viên giáo viên trong thực hiện nhiệm vụ

chuyên môn; là cơ sở để hiệu trưởng đánh giá phân loại giáo viên về chuyên môn nghiệp vụ để bố trí giảng dạy, phân công công tác phù hợp.

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỔ CHUYÊN MÔN CỦA HIỆU TRƯỞNG CÁC TRƯỜNG THCS HUYỆN VĨNH HƯNG-TỈNH

Một phần của tài liệu Thực trạng quản lý hoạt động tổ chuyên môn của hiệu trưởng các trường THCS huyện Vĩnh Hưng tỉnh Long An (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)