Cải tiến những biện pháp mà hiệu trưởng đã thực hiện để quản lý hoạt động của các tổ chuyên môn.

Một phần của tài liệu Thực trạng quản lý hoạt động tổ chuyên môn của hiệu trưởng các trường THCS huyện Vĩnh Hưng tỉnh Long An (Trang 88 - 93)

- Nguyên nhân:

2. Cải tiến những biện pháp mà hiệu trưởng đã thực hiện để quản lý hoạt động của các tổ chuyên môn.

động của các tổ chuyên môn.

2.1. Nhng bin pháp cn được ci tiến (04 bin pháp).

a/. Biện pháp tổ chức rút kinh nghiệm đánh giá việc thực hiện chương trình dạy.

b/. Chỉđạo giáo viên thực hiện đổi mới cách kiểm tra, đánh giá học sinh; hướng dẫn học sinh phương pháp tự học.

c/. Tổ chức cho tổ trưởng chuyên môn và giáo viên nghiên cứu quán triệt yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học và đẩy mạnh thực hiện đổi mới phương pháp dạy học trong các tổ chuyên môn, giáo viên.

d/. Kiểm tra và đánh giá rút kinh nghiệm việc thực hiện công tác tự bồi dưỡng, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên tại cơ sở.

2.2. Cách thc hin để ci tiến các bin pháp qun lý.

2.2.1. Ci tiến bin pháp t chc rút kinh nghim đánh giá vic thc hin chương trình dy. hin chương trình dy.

+ Mỗi học kỳ hiệu trưởng tổ chức cho giáo viên, tổ chuyên môn thảo luận rút kinh nghiệm đánh giá việc thực hiện chương trình dạy.( một năm 2 lần)

+ Bàn bạc góp ý, nêu ra những thắc mắc cần giải đáp về việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, sách giáo khoa mới.

+ Nêu và giải quyết những vấn đề phát sinh trong thực tiễn giảng dạy như điều chỉnh chương trình nội dung sao cho phù hợp (tiết-chương).

+ Góp ý những điểm chưa kịp thời đổi mới, chưa hợp lý về nội dung chương trình sách giáo khoa.

Chương trình dạy học quy định nội dung, phương pháp, hình thức dạy học các môn, thời gian dạy học từng môn thể hiện qua số tiết giảng, ôn tập, kiểm tra, thực hành… để thực hiện mục tiêu cấp học. Do đó cần thực hiện đúng và đủ chương trình.

* Nắm vững chương trình phải là :

- Nắm vững nguyên tắc cấu tạo chương trình.

- Nội dung và phạm vi kiến thức của từng môn, của từng chương.

- Phương pháp dạy học đặc trưng của bộ môn và hình thức dạy học của bộ

môn.

- Kế hoạch dạy học của từng môn, lớp.

* Biện pháp: để nắm vững chương trình cần phải:

-Đầu năm phải theo dõi những thay đổi (nếu có) về nội dung, phương pháp giảng dạy bộ môn: những sửa đổi trong chương trình và sách giáo khoa hướng dẫn của Bộ GD-ĐT.

-Tổ chức cho giáo viên thảo luận những vấn đề nẩy sinh trong thực tiễn giảng dạy năm học trước và những vấn đề mới của chương trình dạy học để thực hiện thống nhất trong tổ chuyên môn.

-Yêu cầu giáo viên lập kế hoạch dạy học các môn học, kế hoạch này được trao

đổi thống nhất trong tổ chuyên môn.

-Tôn trọng thời gian thực hiện chương trình dạy học.

-Theo dõi việc kiểm tra thực hiện chương trình. Phân tích tình hình thực hiện chương trình trong mỗi giai đoạn.

-Sử dụng phiếu báo giảng, sổ ghi đầu bài, lịch kiểm tra, sổ dự giờ … để nắm tình hình thực hiện chương trình, chỉ đạo điều chỉnh nếu có sự so le, thiếu giờ, thiếu bài.

+Hàng tháng, hết học kỳ và cuối năm học:

-Kiểm điểm đánh giá tình hình thực hiện chương trình dạy học từng bộ môn, từng khối lớp, từng cấp học.

-Nhận xét, phát hiện những vấn đề cần uốn nắn.

2.2.2. Ci tiến bin pháp ch đạo giáo viên thc hin đổi mi cách kim tra, đánh giá hc sinh; hướng dn hc sinh phương pháp t hc. kim tra, đánh giá hc sinh; hướng dn hc sinh phương pháp t hc.

Hiệu trưởng quản lý đổi mới phương pháp dạy học phải song hành với việc chỉ đạo giáo viên hướng dẫn học sinh phương pháp tự học; đổi mới cách kiểm tra đánh giá học sinh. Vì vậy, hiệu trưởng cần phải:

- Triển khai đầy đủ đến giáo viên các quy định về hướng dẫn kiểm tra đánh giá học sinh THCS cho giáo viên thông hiểu và thực hiện nghiêm túc.

- Chỉ đạo giáo viên thực hiện đổi mới cách kiểm tra bằng tự luận, trắc nghiệm khách quan, kiểm tra qua làm thí nghiệm thực hành, học tập nhóm và phát biểu của học sinh về vấn đề giáo viên cần kiểm tra.

- Hiệu trưởng yêu cầu giáo viên hướng dẫn học sinh phương pháp tự học ở lớp,

ở nhà; đổi mới cách học tập tránh lối học vẹt, học tủ. Chủ động phát biểu ý kiến trong học tập, tăng cường thực hành tránh lối học suông.

- Kiểm tra việc soạn đề kiểm tra, đề thi học kỳ của giáo viên, kiểm tra các bài làm kiểm tra 1 tiết , bài thi học kỳ của học sinh để rút kinh nghiệm với giáo viên về

cách đánh giá cho điểm, qua đó kiểm tra cách học tập của học sinh để có những biện pháp chấn chỉnh kịp thời.

2.2.3. Ci tiến bin pháp t chc cho t trưởng chuyên môn và giáo viên nghiên cu quán trit yêu cu đổi mi phương pháp dy hc và đẩy mnh viên nghiên cu quán trit yêu cu đổi mi phương pháp dy hc và đẩy mnh thc hin đổi mi phương pháp dy hc trong các t chuyên môn, giáo viên.

Về quan điểm nói chung, hiệu trưởng phải đẩy mạnh công tác quản lý, đi sâu quản lý hoạt động của tổ chuyên môn, tiếp tục thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy. Đổi mới phương pháp giảng dạy-học tập trong các trường có ý nghĩa đảm bảo và quyết định chất lượng giáo dục. Vì vậy hiệu trưởng cần phải:

- Tổ chức cho tổ trưởng chuyên môn và giáo viên nghiên cứu quán triệt yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học và đẩy mạnh thực hiện đổi mới phương pháp dạy học trong các tổ chuyên môn, giáo viên.

-Hiệu trưởng tăng cường dự giờđể nắm tình hình giảng dạy của giáo viên. -Xây dựng nề nếp chuyên môn: soạn bài, chấm bài, chữa bài, lên lớp, học trên lớp, học ở nhà và sinh hoạt chuyên môn.

- Kiểm tra giáo viên thực hiện các yêu cầu về soạn bài và chuẩn bị giờ lên lớp. - Khi soạn bài yêu cầu giáo viên cần quan tâm giải quyết các vấn đề như: nội dung, kiến thức cơ bản, vấn đề trọng tâm của bài. Phương pháp giảng dạy có phù hợp với nội dung, đặc trưng phương pháp bộ môn thể hiện ở những việc gì giáo viên làm, học sinh làm . Phương pháp, nội dung, hình thức lên lớp có sát với đối tượng học sinh, sự chuẩn bị các thiết bị dạy học của giáo viên.

- Quản lý việc soạn bài, chuẩn bị thiết bị dạy học, hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn cần phải:

+ Hướng dẫn giáo viên lập kế hoạch soạn bài: căn cứ vào bảng phân phối chương trình, bài soạn cũ, yêu cầu mới.

+ Thống nhất (tương đối) về nội dung, hình thức để thể hiện các loại bài mang tính chất chỉ dẫn chứ không phải là khuôn mẫu.

+ Hướng dẫn sử dụng sách giáo khoa, sách hướng dẫn giảng dạy trong soạn bài.

+ Có lịch soạn bài cố định trong lúc sinh hoạt tổ: buổi sinh hoạt này cần có nội dung sau:

- Tình hình thực hiện chương trình, tình hình học tập của học sinh. - Kiểm điểm sự thực hiện nề nếp.

- Thống nhất nội dung, phương pháp dạy học các bài tuần sau, lịch giảng dạy cá nhân, đăng ký tiết dạy cho tổ dự.

- Kiểm tra và chấm bài, quan tâm giúp đỡ các đối tượng học sinh.

- Hiệu trưởng quản lý và tổ chức cho tổ chuyên môn thao giảng một số bài trong sách giáo khoa mới để rút kinh nghiệm giảng dạy và cải tiến đổi mới phương pháp giảng dạy, những biện pháp khắc phục thiếu sót, hạn chế nhằm đảm bảo dạy tốt chương trình sách giáo khoa mới.

2.2.4. Ci tiến bin pháp kim tra và đánh giá rút kinh nghim vic thc hin công tác t bi dưỡng, bi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghip thc hin công tác t bi dưỡng, bi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghip v cho giáo viên ti cơ s.

Qua trao đổi cùng lãnh đạo Phòng Giáo dục huyện Vĩnh Hưng và các hiệu trưởng đương chức của các trường THCS, đa số các ý kiến đều cho rằng việc bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ thường xuyên theo kế hoạch cho giáo viên để giáo viên các trường đáp ứng yêu cầu công tác giảng dạy-giáo dục trong giai đoạn mới là một đòi hỏi có tính cấp thiết. Vì vậy hiệu trưởng các trường cần phải:

- Tổ chức khảo sát, đánh giá lại thực trạng trình độ chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên để lập kế hoạch bồi dưỡng cho giáo viên hàng năm. Kiểm tra đôn đốc, động viên giáo viên phấn đấu thực hiện tốt công tác tự bồi dưỡng và bồi dưỡng thường xuyên và đánh giá rút kinh nghiệm việc thực hiện công tác tự bồi dưỡng, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên theo từng học kỳ, năm học.

- Tạo điều kiện cho giáo viên tham gia vào các hoạt động của tổ chuyên môn để

học hỏi trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau.

-Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên trong tổ, hàng năm tập trung giải quyết ít nhất một nội dung chuyên môn có tác dụng nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy-học.

- Hiệu trưởng tạo điều kiện cho giáo viên trong tổ chuyên môn hổ trợ giúp đở

các giáo viên đăng ký giáo viên giỏi, tổ trưởng chuyên môn giỏi viết sáng kiến kinh nghiệm, làm đồ dùng dạy học.

- Hiệu trưởng kiểm tra, dự giờ các tiết dạy của giáo viên đăng ký giáo viên giỏi

để đóng góp rút kinh nghiệm. Phổ biến học tập các sáng kiến kinh nghiệm hay để áp dụng có hiệu quả trong giảng dạy.

- Phòng Giáo dục tổ chức hội thi giáo viên giỏi, tổ trưởng chuyên môn giỏi hàng năm để chọn lựa tuyên dương những cá nhân giáo viên điển hình xuất sắc.

- Tổ chức chuyên đề thực hành thí nghiệm, tham quan thực tế, thao giảng đúc rút kinh nghiệm, sáng kiến để bồi dưỡng đội ngũ giáo viên về chuyên môn nghiệp vụ, về

tư tưởng.

Một phần của tài liệu Thực trạng quản lý hoạt động tổ chuyên môn của hiệu trưởng các trường THCS huyện Vĩnh Hưng tỉnh Long An (Trang 88 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)