Các loại hoạt động của các tổ chuyên môn.

Một phần của tài liệu Thực trạng quản lý hoạt động tổ chuyên môn của hiệu trưởng các trường THCS huyện Vĩnh Hưng tỉnh Long An (Trang 66 - 71)

3. Thực trạng về các tổ chuyên môn của các trường THCS huyện Vĩnh Hưng.

3.2. Các loại hoạt động của các tổ chuyên môn.

Qua khảo sát xem các kế hoạch của các tổ chuyên môn từ năm 2003 đến năm 2006 và qua thăm dò phỏng vấn hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn, giáo viên các trường THCS huyện Vĩnh Hưng về việc tổ chức các hoạt động chuyên môn trong nhà trường. Chúng tôi nhận thấy tổ chuyên môn ở các trường có 05 loại hoạt động chủ

yếu, cơ bản như sau:

- Thực hiện kế hoạch giảng dạy đồng bộ theo phân phối chương trình; các hoạt

động ngoại khóa nhằm giáo dục đạo đức cho học sinh.

- Tổ chức các hoạt động sư phạm: dự giờ, thăm lớp, thao giảng, hội giảng; thảo luận thống nhất mục đích yêu cầu từng tiết dạy, từng chương; đổi mới phương pháp giảng dạy; sử dụng đồ dùng dạy học, hướng dẫn học sinh thực hành làm thí nghiệm… - Tổ chức cho giáo viên học tập và thảo luận theo các chuyên đề: Những điểm mới , những điểm chưa hợp lý về nội dung sách giáo khoa mới; sử dụng và phát huy hết hiệu quả của việc sử dụng các trang thiết bị giảng dạy; đổi mới cách kiểm tra và

đánh giá học sinh; đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực học tập của học sinh.

- Bồi dưỡng giáo viên thông qua các hoạt động của tổ chuyên môn.

- Quản lý lao động các thành viên trong tổ, nhận xét đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ và kết quả giảng dạy của giáo viên.

* Nhận xét về chất lượng hoạt động của các tổ chuyên môn:

Qua tham khảo ý kiến của thanh tra phòng Giáo dục và các kết luận của thanh tra, qua các đợt thanh tra, kiểm tra chuyên đề hoạt động của các tổ chuyên môn từ

năm 2003 đến năm 2006, qua xem xét hồ sơ quản lý của hiệu trưởng, qua khảo sát kế

hoạch của các tổ chuyên môn, biên bản sinh hoạt tổ chuyên môn, kế hoạch năm học và báo cáo tổng kết của các trường THCS. Chúng tôi nhận thấy:

- Hoạt động của các tổ chuyên môn ở các trường được thanh tra, kiểm tra của Phòng giáo dục, hiệu trưởng các trường đánh giá ở mức độ trung bình.

- Tổ trưởng chuyên môn hàng tháng có lên kế hoạch hoạt động chung cho tổ, tổ

chức sinh hoạt chuyên đề, thao giảng, dự giờ, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch giảng dạy, soạn giảng của giáo viên và có chú trọng việc bồi dưỡng nâng cao tay nghề cho giáo viên qua dự giờ rút kinh nghiệm.

-Tổ chuyên môn hoạt động vào căn cứ vào kế hoạch hoạt động chuyên môn, kế

hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học của trường và các tiêu chí theo chỉ đạo của hiệu trưởng và gợi ý của ngành giáo dục.

+ Khó khăn:

- Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học của các trường THCS huyện Vĩnh Hưng còn nhiều thiếu thốn.

- Các trường còn thiếu đồ dùng dạy học, thư viện, thiết bị dạy học, các phòng thí nghiệm thực hành…

- Cơ cấu giáo viên bộ môn của các trường không đủ theo quy định nên hiệu trưởng các trường phần lớn thành lập tổ chuyên môn ghép. Giáo viên nhiều bộ môn khác nhau hoạt động, sinh hoạt chuyên môn chung 01 tổ chuyên môn. (Tổ tự nhiên; tổ xã hội; tổ văn-sử-địa; tổ hóa-sinh-thể dục…) nên giáo viên ít có điều kiện trao đổi học hỏi lẫn nhau.

- Trong tổ chức thực hiện các hoạt động, đa số giáo viên trẻ ít có kinh nghiệm trong việc nghiên cứu những điểm mới trong nội dung, chương trình sách giáo khoa mới, đổi mới phương pháp giảng dạy, sử dụng trang thiết bị dạy học còn lúng túng…. Vì vậy, các tổ chuyên môn thực hiện các kế hoạch của tổ và các kế hoạch của hiệu trưởng đã triển khai đạt chỉ tiêu còn hạn chế.

+ Nhn xét đánh giá chung:

*Ưu đim: Các tổ trưởng tổ chuyên môn có nhiều cố gắng trong việc điều hành hoạt động chung của tổ chuyên môn ở trạng thái ổn định, có kế hoạch triển khai nhiệm vụ chuyên môn đến các giáo viên; năng nổ nhiệt tình và có nhiều đóng góp cho giáo viên trên lĩnh vực chuyên môn để thực hiện tốt kế hoạch của nhà trường đề

ra.

*Hn chế:

Hoạt động của các tổ chuyên môn chưa đồng bộ về nội dung sinh hoạt chuyên môn, thời gian sinh hoạt chuyên môn, hình thức tổ chức các hoạt động chuyên môn chưa lôi cuốn tổ viên phát biểu thảo luận đóng góp ý kiến … Do đó các tổ chuyên môn thực hiện nhiệm vụ của nhà trường giao chỉ đạt thành tích ở một vài tổ. Vì thế, còn những tồn tại mà các tổ chuyên môn cần khắc phục đó là:

* Về phía giáo viên:

Một số giáo viên chưa nhận thức sâu sắc, chưa nắm bắt nội dung chương trình

đổi mới giáo dục phổ thông, sách giáo khoa mới, chưa kịp thời thay đổi nội dung phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực học tập của học sinh.

Trong hoạt động chuyên môn, các ý kiến của giáo viên chưa xoáy sâu vào bàn biện pháp thực hiện mà chỉ nêu những khó khăn riêng.

Số ít giáo viên còn tự ái, mặc cảm khi đồng nghiệp có ý kiến góp ý về tiết dạy của mình và chưa sắp xếp thời gian để dự thao giảng cùng đồng nghiệp cũng như

tham gia các hoạt động của tổ chuyên môn.

Giáo viên còn ngại đăng kí dự thi giáo viên giỏi các cấp, đăng kí đề tài viết sáng kiến kinh nghiệm…

Còn một số giáo viên vi phạm về quy chế chuyên môn bị xử lý kỉ luật.

*Về phía các tổ chuyên môn: các tổ chuyên môn họp định kỳ 2lần / tháng nhưng nội dung họp còn sơ sài, chưa đi sâu phân tích vào việc thực hiện chuyên môn, nhất là bàn về đổi mới phương pháp giảng dạy, thống nhất nội dung kế hoạch dạy học, sử dụng thiết bị dạy học, làm thí nghiệm thực hành ….

Mặc dù các tổ chuyên môn hoạt động đều, đúng qui định nhưng nội dung các hoạt động còn sơ sài thường chỉ triển khai lại các kế hoạch của nhà trường, qui định của Phòng Giáo dục, ít xoáy sâu vào nghiên cứu một bài dạy, một tiết dạy cụ thể

….Qua các hoạt động về chuyên môn, tổ chuyên môn chưa có kết luận hiệu quả về

một vấn đề chuyên môn nào để áp dụng cho cả tổ.

Việc kết hợp các bộ phận thư viện, thiết bịđể phục vụ cho việc dạy và học chưa tốt.

Kết quả thực hiện nhiệm vụ chuyên môn giữa các tổ chuyên môn chưa đồng

đều nhau.

Có tổ trưởng chuyên môn còn lúng túng trong quản lý điều hành hoạt động tổ

chuyên môn.

Qua hỏi ý kiến, điều tra phỏng vấn các tổ trưởng chuyên môn và giáo viên, chúng tôi nhận thấy:

Trong những năm học qua, tổ trưởng chuyên môn điều hành hoạt động tổ

chuyên môn đôi lúc có gặp khó khăn. Khó khăn mà tổ trưởng chuyên môn thường gặp là năng lực của các thành viên trong tổ (năng lực đóng góp ý kiến, bàn biện pháp thực hiện kế hoạch, năng lực về nghiệp vụ sư phạm…). Theo nhận định của các tổ

trưởng tổ chuyên môn của các trường là hoạt động tổ chuyên môn ở các trường chỉ đạt kết quả ở mức trung bình so với yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông và sách giáo khoa mới hiện nay.

Hiệu trưởng tham gia dự họp tổ chuyên môn không thường xuyên, về tinh thần làm việc của các thành viên trong tổ chuyên môn chưa thực hiện tốt sự phân công của tổ trưởng, còn lơ là họp chiếu lệ….

Đa số các tổ trưởng chuyên môn nhận thức và hiểu được các hoạt động cơ bản của tổ chuyên môn. Đó là: thực hiện kế hoạch giảng dạy, tổ chức các hoạt động sư

phạm: dự giờ, thăm lớp, thao giảng, hội giảng, thống nhất mục đích yêu cầu, phương pháp giảng dạy từng tiết, từng chương, sử dụng đồ dùng dạy học, thực hành thí nghiệm, quản lý lao động các thành viên trong tổ.

Theo các đồng chí tổ trưởng chuyên môn về mức độ đánh giá được coi là quan trọng nhất trong hoạt động của tổ chuyên môn cần phải giải quyết hiện nay là: đổi mới phương pháp giảng dạy, sử dụng trang thiết bị dạy học, dự giờ rút kinh nghiệm tiết dạy….

*Về phía giáo viên.

Các giáo viên đều cho là có gặp khó khăn trong hoạt động giảng dạy, khó khăn mà giáo viên thường gặp là: việc sử dụng đồ dùng dạy học, làm thí nghiệm thực hành…. Theo các giáo viên đánh giá hoạt động của tổ chuyên môn ở các trường hiện nay là đạt yêu cầu ở mức thấp. Giáo viên mong muốn hiệu trưởng phải thường xuyên tham gia họp tổ chuyên môn để giải quyết các vấn đề vướng mắc khó khăn và tư vấn cho họ. Về tinh thần làm việc của các thành viên trong tổ chưa cao (do sinh hoạt tổ

chuyên môn ghép, giáo viên nhiều bộ môn khác nhau sinh hoạt cùng một tổ chuyên môn nên ít có trao đổi đóng góp về chuyên môn cho nhau). Theo các giáo viên, mức

thao giảng, hội thảo chuyên đề rút kinh nghiệm trong thực hiện chuyên môn để giáo viên học tập, trao đổi và nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

Trên đây là những vấn đề mà Phòng Giáo dục, hiệu trưởng các trường THCS huyện Vĩnh Hưng phải quan tâm.

Một phần của tài liệu Thực trạng quản lý hoạt động tổ chuyên môn của hiệu trưởng các trường THCS huyện Vĩnh Hưng tỉnh Long An (Trang 66 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)