Khái quát về huyện Vĩnh Hưng tỉnh Long An.

Một phần của tài liệu Thực trạng quản lý hoạt động tổ chuyên môn của hiệu trưởng các trường THCS huyện Vĩnh Hưng tỉnh Long An (Trang 49 - 53)

1.1. Đặc đim v trí địa lý, dân cư.

Huyện Vĩnh Hưng nằm về phía Bắc tỉnh Long An, là huyện vùng sâu Đồng Tháp Mười, giáp biên giới Campuchia, diện tích tự nhiên 383 km2, dân số 45.409 người, tổng số hộ 10.344 hộ, mật độ dân số trung bình là 119 người/1km2.

Huyện Vĩnh Hưng có 09 xã và 01 Thị trấn (Thị trấn Vĩnh Hưng, xã Thái Bình Trung, Thái Trị, Hưng Điền A, Khánh Hưng, Tuyên Bình, Vĩnh Trị, Vĩnh Thuận, Vĩnh Bình, Tuyên Bình Tây). Trong đó có 05 xã giáp biên giới Campuchia (xã Thái Bình Trung, Thái Trị, Hưng Điền A, Khánh Hưng, Tuyên Bình) với chiều dài biên giới là 45 km, là huyện vùng sâu biên giới khó khăn của tỉnh Long An, có hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, giao thông đi lại khó khăn, dân cư sống phân tán theo các tuyến sông, kênh; nhân dân sống dựa vào kinh tế sản xuất nông nghiệp, chủ

yếu làm ruộng là chính. Mỗi năm có 03 tháng mùa nước nổi (do lũ thượng nguồn sông Mê-kông đổ ve vào tháng 8-9 hàng năm) và 06 tháng mùa khô. Hàng năm, huyện Vĩnh Hưng thường xuyên bị lũ lụt.

1.2. Tình hình phát trin kinh tế.

Cơ cấu kinh tế của huyện được xác lập là: nông- lâm- thuỷ sản- thương mại- dịch vụ- công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.

*Lĩnh vực nông lâm thuỷ sản: chủ yếu sản xuất nông nghiệp. Sản xuất nông nghiệp trong những năm qua đạt nhiều kết quả, giá trị sản xuất toàn ngành ước thực hiện là 523.326 triệu đồng/năm. Trong đó trồng trọt 426.981 triệu đồng, chăn nuôi 63.508 triệu đồng, lâm nghiệp 8545 triệu đồng, thuỷ sản 24.292 triệu đồng.

Giá trị sản xuất nông nghiệp bình quân hàng năm tăng 7,4%, sản lượng lương thực năm 2001 đạt 193.443 tấn đến năm 2005 đạt 240.000 tấn.

Cây rau màu phát triển mạnh, đến năm 2005 toàn huyện gieo trồng được 1.500 ha, sản lượng đạt 24.750 tấn, trong đó cây dưa hấu 1.200 ha; Chăn nuôi gia súc, gia cầm đến năm 2006 tổng đàn trâu bò 4.055 con, đàn heo 18.000 con, gia cầm 16.000 con.

Các mô hình nuôi cá trong ao, hồ, bè phát triển mạnh. Toàn huyện hiện nay có tổng diện tích nuôi cá trong ao, hồ là 166 ha.

Lâm nghiệp: diện tích rừng tràm hiện có 3.853 ha tăng 1026 ha so với năm 2002.

*Thương mại dịch vụ:

Hoạt động thương maị dịch vụ phát triển khá, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm 31,1%. Toàn huyện có 1.153 hộ đăng ký kinh doanh với tổng số doanh thu

đạt trên 200 tỷ đồng/năm. Chợ nông thôn từng bước được hình thành, riêng chợ Thị

Trấn Vĩnh Hưng trở thành trung tâm mua bán, trao đổi hàng hoá với các chợ nông thôn.

*Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp:

Giá trị sản xuất ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tăng bình quân hàng năm 9,4% chiếm 6,3% trong cơ cấu kinh tế. Hiện nay trên địa bàn huyện có 116 cơ

sở sản xuất hoạt động, giá trị sản xuất năm 2005 đạt 9,5 tỷ tăng 62,65% so với năm 2000.

1.3. Tình hình phát trin văn hóa-xã hi.

Đạt kết quả vững chắc ở các chỉ tiêu cơ bản tập trung chăm lo phát triển nhân tố con người, tạo môi trường xã hội tích cực để thúc đẩy công nghiệp hoá–hiện đại hoá. Sự nghiệp giáo dục của huyện đạt được nhiều thành tựu quan trọng; mạng lưới trường lớp các ngành học, bậc học được sắp xếp hợp lý hơn, cơ sở vật chất được quan tâm đầu tư xây dựng theo hướng trường đạt chuẩn quốc gia, phòng học kiên cố bảo

đảm đủ dạy và học 02 ca /ngày. Đội ngũ giáo viên từng bước được chuẩn hoá, đến nay có 99,2% giáo viên có trình độ đạt chuẩn theo quy định, đã khắc phục tình trạng thiếu giáo viên, chất lượng giáo dục ngày càng được nâng cao, kết quả đỗ tốt nghiệp, xét đỗ tốt nghiệp THCS bình quân hàng năm đạt khá (THCS: 98%, THPT: 80%) trở

lên.

-Số học sinh thi đỗ vào các trường đại học, cao đẳng ngày càng tăng, số học sinh huy động ở các cấp học đạt chỉ tiêu kế hoạch hàng năm. Học sinh bỏ học giữa chừng giảm , hiện nay tỷ lệ học sinh bỏ học toàn ngành là 2,5 %.

-Tỷ lệ Đảng viên là giáo viên trong ngành chiếm tỷ lệ 14,11%. Công tác xã hội hoá giáo dục có chuyển biến, công tác phổ cập giáo dục tiểu học xoá mù chữ hoàn thành năm 1997. Huyện đang xây dựng và triển khai thực hiện đề án phổ cập THCS, phấn đấu đến cuối năm 2007 toàn huyện hoàn thành phổ cập giáo dục THCS.

Những yếu tố đó đã góp phần nâng cao mặt bằng dân trí, tạo cơ sở vững chắc cho mục tiêu đào tạo nhân lực cho địa phương trong thời kỳ phát triển mới. Ý thức xã hội về vai trò của sự nghiệp giáo dục và đào tạo được nâng cao trong nhân dân, làm cơ sở cho việc thực hiện phối kết hợp ba môi trường giáo dục và xã hội hoá giáo dục. Công tác chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân được tiến hành toàn diện trên các mặt điều trị, dự phòng và giáo dục sức khoẻ, kết hợp tốt việc giáo dục, chăm sóc rèn luyện thể chất trong trường học. Hiện có 100% trạm y tế ở các xã đều có bác sĩ. Hàng năm huyện đều đạt chỉ tiêu về các chương trình y tế quốc gia, tiêm chủng mở

rộng.

Công tác dân số kế hoạch hoá gia đình và chất lượng công tác bảo vệ chăm sóc trẻ em đạt kết quả cao.

Đời sống đại bộ phận nhân dân ngày càng được cải thiện. Đến nay, trên địa bàn huyện không còn hộ đói, tỷ lệ hộ nghèo giảm đáng kể qua từng năm với việc thực hiện chương trình “ Xóa đói , giảm nghèo” hết sức thiết thực.

Công tác chính sách xã hội được chăm lo chu đáo, các cấp, các ngành, đoàn thể

và tổ chức dành sự ưu tiên đối với các đối tượng chính sách. Thực hiện tốt chính sách “Đền ơn đáp nghĩa”. Đến nay huyện Vĩnh Hưng xây dựng được 138 căn nhà tình nghĩa, 93 căn nhà tình thương cho các gia đình có công và gia đình nghèo.

Thực hiện chương trình giải quyết việc làm xóa đói giảm nghèo đều gắn vào kế (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

hoạch phát triển kinh tế-xã hội của huyện giai đoạn 2005-2010.

Trong 5 năm qua đã giải ngân cho 45 dự án với số tiền là 5.375 triệu, giải quyết việc làm cho 1.334 lao động. Nhờ vậy đời sống nhân dân được nâng lên, góp phần giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo còn 2,65%.

Các hoạt động văn hoá thể dục thể thao có nhiều chuyển biến tích cực làm cho

Tóm lại, với sự nổ lực phấn đấu và quyết tâm cao trong chỉ đạo điều hành của

Đảng bộ, Ủy ban nhân dân huyện Vĩnh Hưng. Tình hình kinh tế-xã hội huyện đã đạt

được những thành tựu quan trọng, tăng trưởng kinh tế đạt khá, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, thương mại dịch vụ phát triển, xây dựng kết cấu hạ tầng được quan tâm mở rộng, văn hoá -xã hội phát triển theo chiều hướng tích cực. Huyện Vĩnh Hưng sẽ phát triển mạnh mẽ khi biết khơi dậy và sử dụng hợp lý các nguồn lực của mình.

1.4. Tình hình giáo dc ca huyn Vĩnh Hưng nói chung.

Huyện Vĩnh Hưng được thành lập vào tháng 03 năm 1979 trên cơ sở tách ra từ

huyện Mộc Hóa của tỉnh Long An để thực hiện chủ trương tiến quân và di dân ở các nơi đến khai phá vùng Đồng Tháp Mười. Sau 27 năm thành lập và phát triển, sự

nghiệp giáo dục của huyện có nhiều chuyển biến tích cực; hệ thống trường lớp được mở rộng tới các xã vùng sâu biên giới, đáp ứng nhu cầu học tập của con em nhân dân trong huyện. Có nhiều nhân tố mới xuất hiện làm nền tảng cho giáo dục vùng sâu, biên giới huyện Vĩnh Hưng phát triển.

Tuy vậy, huyện Vĩnh Hưng có điểm xuất phát kinh tế thấp chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp là chính, cơ sở vật chất kỹ thuật còn nhiều yếu kém, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn, trình độ dân trí thấp. Hàng năm bị lũ lụt kéo dài trên 03 tháng ảnh hưởng đến việc đi lại, học tập của học sinh, việc sinh hoạt giảng dạy của giáo viên, việc xây dựng hệ thống trường lớp cho con em nhân dân học tập gặp nhiều khó khăn.

Cùng với sự thay đổi cơ cấu kinh tế, sự phát triển kinh tế- xã hội của huyện, ngành Giáo dục huyện Vĩnh Hưng có những bước đột phá, phát triển toàn diện trên tất cả các mặt quy mô, chất lượng và hiệu quả.

Từ năm học 2002-2003 đến năm học 2005-2006. Ngành giáo dục huyện Vĩnh Hưng đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ từng năm học. Toàn ngành đã dấy lên phong trào thi đua sôi nổi đều khắp, phát huy nội lực của từng nhà trường, tập hợp được sức mạnh của tập thể, đảm bảo dân chủ trong trường học từng bước xây dựng xã hội hoá giáo dục. Do đó, các chỉ tiêu đều triển khai thực hiện đạt kết quả tốt so với kế hoạch

sinh không ngừng được nâng lên, chất lượng đội ngũ của giáo viên được bảo đảm về

năng lực và phẩm chất.

Toàn ngành đã quán triệt nghiêm túc thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách của nhà nước, các chủ trương lớn của ngành giáo dục, sự nghiệp giáo dục được phát triển theo hướng vững chắc. Mạng lưới trường lớp được huy hoạch phù hợp với

điều kiện phát triển kinh tế-xã hội của địa phương, chất lượng giáo dục chuyển biến

đáng kể phục vụ cho mục tiêu phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi tiến tới hoàn thành phổ cập giáo dục THCS vào cuối năm 2007.

Mặc dù gặp không ít khó khăn nhưng toàn ngành vẫn triển khai và thực hiện có hiệu quả chương trình đổi mới giáo dục phổ thông và chương trình sách giáo khoa mới. Chú trọng đầu tư xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia. Tiếp tục củng cố và nâng cao hiệu quả công tác quản lý, xây dựng đội ngũ. Quá trình thực hiện chủ trương xã hội hoá giáo dục có hiệu quả giúp ngành thực hiện thắng lợi nhiệm vụ trong từng năm học.

Bên cạnh một số thành công trên, ngành giáo dục huyện Vĩnh Hưng còn một số

tồn tại cần khắc phục đó là:

Tỷ lệ huy động hàng năm trẻ vào nhà trẻ, mẫu giáo chưa cao. Tỷ lệ học sinh lưu ban bình quân hàng năm 1,2% đến 1,5 %, tỷ lệ học sinh bậc THCS bỏ học hàng năm trong toàn huyện còn cao, chiếm tỉ lệ 2,5%.

Tuy đội ngũ giáo viên đã được chuẩn hoá, nhưng một bộ phận giáo viên có chuyên môn nghiệp vụ còn hạn chế. Chất lượng giáo dục toàn diện được chú trọng, tình trạng học sinh bỏ học trong hè, trong năm có giảm nhưng vẫn còn cao. Phổ cập giáo dục THCS ngoài nhà trường đạt hiệu quả thấp, xã hội hoá giáo dục chuyển biến chưa đều.

Công tác quản lý từ phòng giáo dục đến trường được tăng cường nhưng năng lực quản lý của cán bộ, hiệu trưởng các trường còn bất cập chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển sự nghiệp giáo dục địa phương, hiệu quả đào tạo và chất lượng giáo dục ở các trường chưa đồng đều.

Một phần của tài liệu Thực trạng quản lý hoạt động tổ chuyên môn của hiệu trưởng các trường THCS huyện Vĩnh Hưng tỉnh Long An (Trang 49 - 53)