TÌNH HÌNH THU HÚT VÀ SỬ DỤNG NGUỒN VỐN ODA TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1993-

Một phần của tài liệu Tài chính, lưu thông tiền tệ và tín dụng (Trang 62 - 67)

. Những kết quả của dự án có mang lại lợi ích cho người hưởng lợi, có giải quyết được các vấn đề kinh tế xã hội như đặt ra ban đầu hay

1. TÌNH HÌNH THU HÚT VÀ SỬ DỤNG NGUỒN VỐN ODA TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1993-

NAM GIAI ĐOẠN 1993-2006

Cộng đồng tài trợ quốc tế chính thức tái thiết lập quan hệ viện trợ với Việt Nam từ năm 1993 với mốc đánh dấu là Hội nghị Nhóm tư vấn các nhà tài trợ dành cho Việt Nam (CG) họp tại Pa-ri tháng 11/1993. Kể từ đó đến nay đã có 14 Hội nghị CG được tổ chức. Đến nay đã có 28 nhà tài trợ song phương, 23 nhà tài trợ đa phương và 350 tổ chức chính phủ với khoảng 1 500 chương trình, dự án dành cho Việt Nam. Đứng đầu trong các nhà tài trợ trên là Nhật Bản, Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Phát triển Châu Á, chiếm 70-80% tổng nguồn vốn ODA hàng năm mà các nhà tài trợ dành cho Việt Nam.

2.1.1. Tình hình cam kết và ký kết các khoản vay ODA

Tình hình cam kết và ký kết ODA thời kỳ 1993-2006 được trình bày ở bảng 2.1.

Bảng 2.1: Tình hình cam kết và ký kết ODA thời kỳ 1993 – 2006

ĐVT: Triệu USD Năm Tổng số cam kết Ký kết Tỷ trọng 1993 1 810 413 23% 1994 1 940 1 729 89% 1995 2 260 1 629 72% 1996 2 430 1 815 75% 1997 2 400 2 417 101% 1998 2 700 1 629 60% 1999 2 910 1 668 79% 2000 2 400 1 750 57% 2001 2 356 2 430 122% 2002 2 461 1 826 74% 2003 2 839 1 761 62% 2004 3 441 2 563 74% 2005 3 500 2 500 71% 2006 3 700 2 297 62% Tổng 37 147 26 436 71%

Nguồn: Cơ sở dữ liệu ODA từ năm 1993 – 2006, DAD, Bộ KH &ĐT

Việt Nam đã tranh thủ được sự hỗ trợ to lớn và quý báu của các nhà tài trợ. Trong thời kỳ 1993-2006, thông qua 14 Hội nghị nhóm tư vấn các nhà tài trợ dành cho Việt Nam, cộng đồng tài trợ quốc tế đã cam kết cung cấp nguồn ODA cho Việt Nam tổng trị giá lên tới khoảng 37,1 tỷ USD (bao gồm cả các khoản viện trợ không hoàn lại và vay ưu đãi), các cam kết này đã được thực hiện thông qua các Hiệp định ODA được ký kết với tổng số vốn đạt mức 26,4 tỷ USD.

2.1.2. Tình hình giải ngân

Tình hình cam kết, ký kết và giải ngân ODA của Việt Nam thời kỳ 2001-2006 được trình bày ở hình 2.2.

Hình 2.2: Tình hình cam kết, ký kết và giải ngân ODA thời kỳ 2001-2006

Nguồn: Cơ sở dữ liệu ODA từ năm 1993 – 2006, DAD, Bộ KH&ĐT

Kể từ năm 1993 - 2006, tổng giá trị giải ngân ODA đạt 17 318 triệu USD, đạt 46,62% so với giá trị ODA mà Chính phủ Việt Nam đã cam kết với các Nhà tài trợ, đạt 65,51% tổng ODA đã được ký kết và chỉ đạt 70 - 80% kế hoạch giải ngân đề ra hàng năm.

Từ bảng 2.2 cho thấy tình hình giải ngân ODA đã tăng nhanh từ 2001 đến 2005. Vốn giải ngân tăng từ 1,5 tỷ USD lên 1,72 tỷ USD năm 2005 và giảm xuống còn 1,46 tỷ năm 2006 (nguyên nhân chủ yếu là do xảy ra vụ việc tại Ban quản lý các

dự án giao thông 18 – PMU18). Vốn ODA cam kết cũng tăng từ 2,36 tỷ USD lên 3,7 tỷ USD. Chính vì vậy tỷ trọng giải ngân so với cam kết giảm đi từ 64% xuống còn 40%.

Tình hình giải ngân của Việt Nam là thấp hơn so với các nước khác trong khu vực và trên thế giới. Nguyên nhân chính là do thủ tục nhận viện trợ của Việt Nam quá phức tạp, khả năng điều hành, quản lý và thực hiện các chương trình, dự án của các địa phương và những người tham gia dự án còn nhiều hạn chế.

2.1.3. Tình hình phân bổ, sử dụng nguồn vốn ODA

2.1.3.1. Nguồn vốn ODA phân bổ theo ngành

Trong thời kỳ 2001-2006, nguồn vốn ODA đã được sử dụng tập trung cao cho phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế và xã hội. Tình hình ký kết, giải ngân vốn ODA theo ngành thời kỳ 2001-2006 được trình bày trong bảng 2.3

Bảng 2.3: ODA ký kết, giải ngân theo ngành thời kỳ 2001 – 2006

ĐVT: triệu USD STT Ngành Tổng ký kết Tỷ trọng ngành/tổng (%) Giá trị giải ngân Tỷ trọng giải ngân so với ký kết (%) 1 Nông nghiệp và PTNT 1 940,50 14.5 1 304,55 67% 2 Công nghiệp & năng lượng 1 910,96 14.3 1 229,54 64% 3 Giao thông vận tải và Bưu

chính viễn thông 3 066,77 22.9 2 254,79 74% 4 Khoa học công nghệ - Môi

trường 1 214,33 9.1 861,03 71% 5 Y tế - Giáo dục - Xã hội 1 283,18 9.6 811,11 63% 6 Ngành khác 3 961,26 29.6 2 839,98 72%

Tổng 13 377 100 9 301 70%

Nguồn: Cơ sở dữ liệu ODA từ năm 2001 – 2006, DAD, Bộ KH&ĐT

Từ bảng 2.3 cho thấy tỷ trọng ODA phân bổ cho các lĩnh vực không đồng đều, ngành giao thông vận tải và bưu chính viễn thông chiếm tỷ trọng cao nhất (22,9%); tiếp đến là Nông nghiệp và phát triển nông thôn (14.5%); công nghiệp, năng lượng (14.3%); Khoa học công nghệ, môi trường (9.1%); Y tế, giáo dục, xã hội (9.6%). Tỷ lệ giải ngân so với ký kết giao động từ 63 -74%.

Trong thời kỳ 2001-2006 nguồn vốn ODA được phân bổ chủ yếu cho phát triển giao thông vận tải và bưu chính viễn thông. Nguồn vốn giành cho nông nghiệp và phát triển nông thôn khoảng 14,5% là chưa nhiều, chưa đáp ứng được so với nhu cầu phát triển cần thiết của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn.

2.1.3.2. ODA phân bổ theo khu vực địa lý

Cho tới nay nhiều chương trình, dự án thuộc nguồn vốn ODA đã được trải đều trên phạm vi cả nước như: Chương trình y tế quốc gia, đường giao thông nông thôn, cung cấp nước sạch, trồng rừng, giáo dục ...

Nguồn vốn ODA phân bổ theo khu vực địa lý 5 vùng trên được trình bày ở bảng 2.4

Bảng 2.4: ODA phân bổ theo khu vực địa lý thời kỳ 2001-2006

ĐVT: Triệu USD ST T Khu vực ODA Ký kết Tỷlệ (%)

1 Trung du, miền núi phía Bắc 1 038 8% 2 Đồng bằng sông Hồng và vùng kinh tế trọng điểm Bắc

Bộ 3 343 25%

3 Vùng duyên hải Bắc Trung Bộ và Nam Trung Bộ 1 427 11% 4 Vùng Tây nguyên 496 4% 5 Đồng bằng sông Cửu Long đông Nam bộ và vùng kinh tế

trọng điểm phía Nam 2 315 17%

6 Các vùng khác 4 758 36%

Tổng cộng 13 377 100%

a. Vùng trung du miền núi phía Bắc

Đây được đánh giá là một trong những vùng nghèo nhất nước ta, với trên 40% hộ dân được coi là nghèo đói. Trong những năm qua nguồn vốn ODA đầu tư vào vùng này đã tăng lên nhưng vẫn còn thấp so với các vùng khác. Tổng nguồn vốn ODA từ năm 1993 đến nay đầu tư vào khu vực này đạt 1 038 triệu USD chiếm 8% so với tổng số ODA đã ký kết trong cả nước.

b. Vùng Tây Nguyên

So với năm 1993, Tây Nguyên đã giảm tỷ lệ nghèo đói từ 70% xuống còn 48% vào năm 2004, nhưng vẫn là một trong 3 vùng nghèo nhất của cả nước. Trong thời kỳ 1993-2006, Tây Nguyên được tiếp nhận nguồn vốn ODA ít nhất so với cả nước đạt khoảng 496 triệu USD chiếm 4% trong tổng số vốn ODA đã ký kết trong cả nước.

c. Vùng duyên hải Bắc và Nam Trung Bộ

Đây là vùng nằm trong khu vực thường xuyên bị thiên tai bão lụt, ảnh hưởng nặng nề. Trong thời kỳ 1993-2006 vùng này thu hút khoảng 1 427 triệu USD, chiếm 11% trong tổng số vốn ODA đã ký kết trong cả nước.

d. Vùng Đồng bằng sông Hồng và Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ

Trong thời kỳ 1993-2006 đây là địa bàn thu hút vốn đầu tư ODA lớn nhất trong cả nước đạt 3 343 triệu USD đạt 25% trong tổng số nguồn ODA ký kết trong cả nước. Nguồn vốn ODA được phân bổ không đồng đều giữa các tỉnh trong vùng. Chủ yếu tập trung vào vùng tam giác kinh tế là Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh.

e. Vùng đồng bằng sông Cửu Long và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam

Đồng bằng sông Cửu Long là vùng lúa lớn nhất chiếm 47% sản lượng lúa trong cả nước và chiếm 80% sản lượng lúa xuất khẩu, đây là vùng kinh tế có vai trò quan trọng trong chiến lược an toàn lương thực quốc gia. Trong vùng có Thành phố Hồ Chí Minh, khu công nghiệp Biên Hoà, Bà Rịa Vũng Tàu. Giai đoạn 1993-2006 vùng đã thu hút được 2 315 triệu USD, chiếm 17% trong tổng nguồn vốn ODA đã ký kết trong cả nước.

Hiện nay ở Việt Nam có khoảng 51 nhà tài trợ song phương và đa phương trong đó 28 nhà tài trợ song phương và 23 nhà tài trợ đa phương có các chương trình ODA thường xuyên. Trong thời kỳ 2001-2006 nguồn vốn ODA đã bổ xung khoảng 11% cho tổng vốn đầu tư toàn xã hội và nguồn vốn ODA cấp phát qua ngân sách nhà nước chiếm trung bình khoảng 17% tổng đầu tư từ ngân sách. ODA đã thực sự trở thành nguồn vốn bổ sung quan trọng cho sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Mặc dù, phải huy động nguồn vốn ODA khá lớn, tính đến ngày 31/12/2004 nợ ODA của Việt Nam khoảng 9 tỷ USD trong đó khoảng 80% là vốn vay ưu đãi. Tuy nhiên, theo chiến lược vay trả nợ nước ngoài đã được Chính phủ phê duyệt, thì hiện nay nợ của Việt Nam vẫn nằm trong ranh giới an toàn.

Một phần của tài liệu Tài chính, lưu thông tiền tệ và tín dụng (Trang 62 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(172 trang)
w