. Những kết quả của dự án có mang lại lợi ích cho người hưởng lợi, có giải quyết được các vấn đề kinh tế xã hội như đặt ra ban đầu hay
4. THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN ODA TẠI BỘ NNO&PTNT 2.1.Hiệu quả sử dụng vốn ODA tại Bộ NNo&PTNT
3.2.1.4. Cải tiến cơ chế và thủ tục giải ngân các dự án
- Để đẩy nhanh tiến độ giải ngân các dự án cần xem xét phân cấp và xác định rõ trách nhiệm của từng cấp, từng khâu trong quá trình thực hiện một chu trình dự án. Hầu hết các dự án vốn vay lớn có tốc độ giải ngân chậm là các dự án ODA xây dựng cơ bản nên quá trình thực hiện dự án phải qua ít nhất là 4 khâu: Lập và thẩm định dự án; đền bù tái định cư; khảo sát, thiết kế để lập Thiết kế kỹ thuật tổng dự toán; đấu thầu, thực hiện thi công; nghiệm thu thanh quyết toán. Các dự án đầu tư xây dựng cơ bản đều vướng mắc ở cả 4 khâu trong quá trình trên. Để tháo gỡ những vướng mắc này đề nghị Bộ NNo&PTNT cần có qui chế phân giao nhiệm vụ rõ ràng cho các Cục, Vụ liên quan tham gia thẩm định dự án.
- Cùng với cơ chế phân cấp theo Nghị định 131 của Chính phủ, Bộ NNo&PTNT cần phân cấp việc thẩm định và phê duyệt Thiết kế kỹ thuật tổng dự toán các dự án thành phần thuộc nhóm B,C cho Chủ đầu tư, ban quản lý dự án. Thực hiện đấu thầu rộng rãi tư vấn khảo sát và thiết kế, đồng thời áp dụng biện pháp thưởng phạt nghiệm minh đối với các tư vấn.
- Có cơ chế xử lý đền bù thích hợp và gắn trách nhiệm thật sự của địa phương bằng cách: trước khi Bộ phê duyệt dự án, địa phương phải có cam kết bố trí vốn đối ứng để đền bù ở địa phương.
- Cải tiến cơ chế thủ tục giải ngân các dự án: thực hiện phi tập trung hoá, giao bớt các khối lượng công việc kế toán, giải ngân, rút vốn cho bộ phận kế toán tại các tỉnh. Tránh tình trạng “Tập trung hoá“ tại Ban quản lý dự án Trung ương (hiện nay toàn bộ việc thanh toán vốn nước ngoài được tập trung tại BQL dự án Trung ương) gây châm chễ trong giải ngân và rút vốn dự án.