. Những kết quả của dự án có mang lại lợi ích cho người hưởng lợi, có giải quyết được các vấn đề kinh tế xã hội như đặt ra ban đầu hay
2. QUY TRÌNH QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VỐN ODA TẠI BỘ NNO&PTNT 1 Phân công trách nhiệm, thể chế đối với quản lý ODA tại Bộ NNo &
2.2.1. Phân công trách nhiệm, thể chế đối với quản lý ODA tại Bộ NNo &
PTNT
Hiện tại, việc quản lý các chương trình,dự án ODA thuộc Bộ NNo&PTNT đang dựa trên một số văn bản chủ yếu sau:
- Nghị định của Chính phủ số 86/2002/NĐ - CP ngày 05/11/2002 phân công rõ chức năng, nhiệm vụ của từng Vụ, Cục trong Bộ NNo&PTNT về thực thi và quản lý ODA;
- Quyết định của Bộ trưởng Bộ NNo&PTNT số 45/2004/QĐ - BNN ngày 30/09/2004 - Ban hành quy chế quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ của nước ngoài trong ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn;
- Quyết định của Bộ trưởng về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các Ban quản lý dự án trung ương (CPO) - Thuỷ lợi, Nông nghiệp và Lâm nghiệp trong việc thực hiện các dự án ODA (Quyết định số 100/QĐ-BNN, số 101/QĐ-BNN, số 144/QĐ- BNN và số 37/QĐ-BNN) và;
- Hệ thống các Nghị định, Thông tư, hướng dẫn của Chính phủ về Đầu tư xây dựng cơ bản; Hệ thống các Nghị định của Chính phủ, Thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính về quản lý tài chính, rút vốn, giải ngân nguồn vốn ODA.
Quyết định 45/2004/QĐ-BNN đã phân công cụ thể nhiệm vụ giữa các cơ quan trong Bộ đối với quá trình quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA, cụ thể như sau:
+ Bộ NNo&PTNT: là ”Chủ quản đầu tư ” hay còn gọi là cơ quan chủ quản chương trình, dự án đối với chương trình, dự án do các đơn vị trực thuộc cơ quan Bộ hoặc các đơn vị thuộc Bộ trực tiếp triển khai thực hiện.
+ Vụ Hợp tác quốc tế: là cơ quan đầu mối giúp Bộ trưởng vận động, thu hút nguồn hỗ trợ nước ngoài đối với các chương trình, dự án cần ưu tiên. Phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ, đề xuất thành lập Ban chuẩn bị dự án, Ban Điều hành dự án, Ban Quản lý dự án, Giám đốc dự án, trình Bộ trưởng quyết định. Phối hợp với các Vụ, Cục trong bộ, các Ban quản lý dự án, các cơ quan liên quan ở các Bộ ngành khác và các địa phương tham gia dự án để chỉ đạo, theo dõi, giám sát việc triển khai thực hiện dự án. Vụ Hợp tác quốc tế có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình xác định danh mục, thứ tự ưu tiên các dự án vận động ODA từ các nhà tài trợ.
+ Vụ Kế hoạch: Là cơ quan chủ trì xác định chiến lược, qui hoạch, kế hoạch về các lĩnh vực danh mục dự án cần ưu tiên vận động nguồn hỗ trợ của nước ngoài. Thẩm định sự phù hợp các mục tiêu nội dung của dự án với chiến lược và kế hoạch phát triển ngành. Chịu trách nhiệm bố trí đủ vốn đối ứng và kế hoạch vốn nước ngoài cho các dự án vận hành đúng tiến độ.
+ Vụ Tài chính: Là cơ quan chịu trách nhiệm quản lý về mặt tài chính kế toán các dự án ODA thuộc Bộ. Có trách nhiệm hướng dẫn các chủ dự án xây dựng qui chế quản lý tài chính định mức chi tiêu, xây dựng các qui chế giải ngân, rút vốn, báo cáo, thanh quyết toán. Chịu trách nhiệm kiểm tra định kỳ và thanh quyết toán hàng năm, kết thúc dự án.
+ Cục Quản lý Xây dựng Công trình: Là cơ quan thực hiện nhiệm vụ quyền hạn về dự án quản lý đầu tư xây dựng công trình các dự án ODA thuộc Bộ quản lý. Phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công, dự toán hạng mục công trình phù hợp với thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán đã được phê duyệt.
+ Một số Vụ khác như: Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ Khoa học và Công nghệ, Vụ Pháp chế, Thanh tra Bộ với vai trò và chức năng của mình tham gia tổ chức thực hiện và thanh kiểm tra việc sử dụng các dự án ODA.
+ Ban chỉ đạo dự án: Căn cứ vào Hiệp định và yêu cầu, nội dung, qui mô của từng dự án, Bộ trưởng quyết định thành lập Ban Chỉ đạo dự án do một Thứ trưởng hoặc Thủ trưởng đơn vị làm Trưởng ban. Thành viên Ban Chỉ đạo dự án là đại diện của các Bộ, Ngành, địa phương và các lãnh đạo đơn vị có liên quan đến dự án, có thể có sự tham gia của các nhà tài trợ.
Ban Chỉ đạo dự án có nhiệm vụ: Chỉ đạo, đề ra phương hướng về cơ chế chính sách, kế hoạch phối hợp hoạt động thực hiện chương trình, dự án; Phê duyệt ngân sách, định kỳ, cả năm cho dự án; Quyết định những biện pháp cơ bản bảo đảm thực hiện dự án, kiểm tra, giám sát, sơ kết và tổng kết dự án; Xem xét điều chỉnh dự án khi cần thiết.
+ Các Ban Quản lý dự án thuộc Bộ: Hiện nay Bộ NNo&PTNT có 3 ban đó là Ban quản lý các dự án Nông nghiệp (CPO Nông nghiệp); Ban quản lý dự án Trung ương Thuỷ lợi (CPO Thuỷ lợi) và Ban quản lý các dự án Lâm nghiệp (CPO Lâm nghiệp).
Các ban này là đầu mối chịu trách nhiệm quản lý hầu hết các dự án vốn vay lớn của Bộ. Trong các Ban này có nhiều dự án, mỗi dự án lại thành lập ra 01 Ban quản lý dự án trung ương (CPMU).
Mỗi CPMU chịu trách nhiệm quản lý 01 dự án cụ thể có thời hạn, có chức năng nhiệm vụ riêng. Mô hình các CPMU không thống nhất do yêu cầu khác nhau về sơ đồ tổ chức và cơ chế thực hiện. CPMU không phải là chủ đầu tư mà chỉ được giao thực hiện một số nhiệm vụ của Chủ đầu tư.
Hiện tại, CPO Nông nghiệp đang chịu trách nhiệm quản lý 8 dự án với số vốn khoảng 500 triệu USD tương đương 7,900 tỷ đồng; CPO Thuỷ lợi hiện đang quản lý 8 dự án với tổng số tiền 722 triệu USD tương đương 11,400 tỷ đồng; CPO Lâm nghiệp hiện đang quản lý 6 dự án với tổng vốn 278 triệu USD tương đương 4,392 tỷ đồng (Nguồn: Từ Bộ NNo&PTNT).
2.2.2. Phương thức thực hiện các chương trình ODA tại Bộ NNo&PTNT
- Giai đoạn hình thành ưu tiên: Thông qua văn phòng Chương trình hỗ trợ quốc tế (ISG), các đối tác (Lâm nghiệp, Giảm nhẹ thiên tai, Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn...);
- Giai đoạn xây dựng dự án: Các tỉnh, các Cục - Vụ - Viện;
- Giai đoạn thực thi dự án: chủ yếu giao cho các tỉnh (phi tập trung), các CPO (Thuỷ lợi, Nông nghiệp, Lâm nghiệp) điều phối thực hiện các dự án vốn vay và một số dự án Viện trợ không hoàn lại. Các Viện, trường thực hiện các dự án hỗ trợ kỹ thuật có liên quan;
- Vụ Hợp tác Quốc tế là cơ quan điều phối toàn bộ các hoạt động trên.