. Những kết quả của dự án có mang lại lợi ích cho người hưởng lợi, có giải quyết được các vấn đề kinh tế xã hội như đặt ra ban đầu hay
4. THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN ODA TẠI BỘ NNO&PTNT 2.1.Hiệu quả sử dụng vốn ODA tại Bộ NNo&PTNT
2.4.2.4. Hệ thống các văn bản pháp quy liên quan tới quản lý và sử dụng ODA tại Bộ chưa hoàn chỉnh, thiếu đồng bộ, chưa rõ ràng
tại Bộ chưa hoàn chỉnh, thiếu đồng bộ, chưa rõ ràng
Trong thời kỳ 2001-2005, Chính phủ đã ban hành Nghị định mới, Nghị định 17/2001/NĐ-CP về quản lý và sử dụng ODA. Tuy Nghị định này có nhiều điểm tiến bộ hơn các nghị định cùng loại đã được ban hành trước đó, song ODA lại chịu sự chi phối của nhiều văn bản pháp quy khác (Quản lý đầu tư xây dựng công trình; đấu thầu; đền bù, di dân, giải phóng mặt bằng…) có những nội dung không nhất quán với Nghị định về quản lý và sử dụng ODA.
Trên cơ sở Nghị định số 17/2001/NĐ-CP, ngày 30/09/2004, Bộ NNo&PTNT đã ban hành Quyết định số 45/2004/QĐ-BNN về Quy chế quản lý và sử dụng nguồn
hỗ trợ của nước ngoài trong ngành NNo&PTNT. Quy chế đã nêu rõ nguyên tắc/quy trình thu hút, quản lý và sử dụng vốn ODA. Quy chế cũng phân công rõ trách nhiệm của từng Vụ/Cục thuộc Bộ trong quá trình thu hút và sử dụng vốn ODA (cụ thể đã nói ở đầu chương). Tuy nhiên, quy chế lại không phân công/chỉ rõ Vụ/Cục nào trong Bộ hay cơ quan quản lý Nhà nước nào sẽ là đầu mối, chịu trách nhiệm kiểm tra tình hình quản lý, thực hiện cũng như chủ trì việc đánh giá hiệu quả của các chương trình, dự án ODA khi dự án kết thúc.
Bên cạnh đó, quy chế này cũng chưa phân công cơ quan quản lý nhà nước nào sẽ chịu trách nhiệm làm đầu mối đứng ra xử lý các vấn đề phát sinh từ các chương trình, dự án ODA trong quá trình thực hiện có liên quan đến nhiều Vụ/Cục khác nhau trong Bộ, để kiến nghị Bộ trưởng xem xét, quyết định biện pháp xử lý thuộc thẩm quyền qui định. Hạn chế này dẫn đến công tác theo dõi, đánh giá, kiểm tra tình hình quản lý thực hiện các dự án, chương trình ODA chưa được thực hiện một cách đồng bộ và chuẩn mực.
Cũng theo Quyết định 45/2004/QĐ-BNN, để phù hợp với quy mô của Bộ và góp phần tinh giản quy trình/thủ tục và giảm tải công bớt trách nhiệm xem xét ra quyết định của Bộ trưởng, Bộ NNo&PTNT đã thành lập ra 03 Ban quản lý trung ương (CPO) cho 03 lĩnh vực là Thuỷ lợi, Nông nghiệp và Lâm nghiệp để thực hiện các dự án ODA. Tuy nhiên, thực tế thực hiện các dự án do các Ban này quản lý lại không như vậy, trình tự không những không được rút ngắn mà có nhiều trường hợp còn rất mất nhiều thời gian hơn. Vì theo quy định hiện nay, những vấn đề nào của dự án mà trưởng ban CPO không đủ thẩm quyền giải quyết thì sẽ được trình lên Bộ trưởng, nhưng người trình lại là chính là Trưởng ban CPO. Điều này làm cho các BQL dự án mất rất nhiều thời gian trong việc giải trình (cả với trưởng ban CPO và Bộ trưởng), đồng thời tạo điều kiện và kẻ hở để tình trạng tham nhũng, nhũng nhiễu xảy ra. Thực tế, có rất nhiều dự án trong lĩnh vực nông nghiệp và thủy lợi đã bị chậm tiến độ do quy trình bất hợp lý này.
Ngoài ra, sau khi Nghị định số 131/2006/NĐ- CP ra đời, đến nay Bộ NNo&PTNT vẫn chưa ban hành quyết định mới về quy chế quản lý và sử dụng
nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức thay thế cho Quyết định số 45/2004/QĐ-BNN để phù hợp với các quy định mới trong Nghị định 131/2006/NĐ- CP. Vì vậy, một mặt những hạn chế trong Quyết định số 45 chưa được khắc phục, mặt khác lại không đồng bộ với các quy định mới trong Nghị định 131/2006/NĐ- CP, từ đó dẫn đến hiệu quả sử dụng vốn của các chương trình, dự án ODA bị ảnh hưởng.