Các hình thức đánh giá hiệu quả sử dụng vốn ODA

Một phần của tài liệu Tài chính, lưu thông tiền tệ và tín dụng (Trang 36 - 41)

a. Theo phạm vi đánh giá

Căn cứ vào phạm vi có thể phân loại đánh giá hiệu quả sử dụng vốn ODA ở tầm “vĩ mô” và “vi mô”.

+ Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn ODA tầm vĩ mô: Đánh giá hiệu quả nguồn vốn ODA dựa trên sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế, với sự thay đổi của các chỉ tiêu xã hội tổng thể. Các chỉ tiêu chính dùng để đánh giá là:

- Tăng trưởng GDP;

- Tăng mức GDP trên đầu người;

- Các chỉ số về xã hội: Tỷ lệ giảm nghèo, tỷ lệ biết đọc, biết viết, tỷ lệ tăng dân số, tuổi bình quân...;

- Khả năng hấp thụ và hiệu quả sử dụng vốn ODA theo ngành; - Chuyển đổi cơ cấu kinh tế..

Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn ODA theo ngành, chúng ta cũng dựa trên sự phát triển của toàn ngành, các chỉ tiêu chính phản ánh sự tăng trưởng của ngành trong kỳ đánh giá. Ví dụ, ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn, khi đánh giá hiệu quả đầu tư và sử dụng vốn ODA chúng ta thường phân tích các chỉ tiêu cụ thể như:

- Tốc độ tăng trưởng toàn nghành (giá trị sản xuất) (%); - Tăng trưởng GDP nông nghiệp (%);

- Tổng giá trị sản phẩm nông nghiệp/tổng sản phẩm quốcdân (%); - Số hộ nghèo tại nông thôn/tổng số hộ nghèo của nền kinh tế (%);

- Giá trị xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp/tổng giá trị xuất khẩu của cả nước (%);

- Sản lượng lương thực có hạt (triệu tấn);

- Giá trị sản xuất (GTSX) nông nghiệp (triệu đồng /ha); - Tỷ lệ hộ nghèo (%);

- Tỷ lệ lao động nông nghiệp /cả nước (%);

+ Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn ODA tầm vi mô: Đánh giá vi mô là đánh giá khách quan một chương trình/dự án đang thực hiện hoặc đã hoàn thành từ khâu thiết kế (xây dựng dự án), tổ chức thực hiện (công tác lập kế hoạch, thực hiện đấu thầu...) và những thành quả của dự án (kết quả giải ngân, tính bền vững của dự án, số đối tượng hưởng lợi của dự án...).

Mục đích của việc đánh giá hiệu quả là nhằm xác định tính phù hợp, việc hoàn thành các mục tiêu, hiệu quả phát triển, tác động và tính bền vững của dự án. Việc đánh giá dự án nhằm cung cấp những thông tin hữu ích và đáng tin cậy, giúp cho Chính phủ nước tiếp nhận tài trợ và nhà tài trợ nắm được các thông tin quan trọng đầy đủ để có những quyết sách kịp thời và đưa ra những quyết định chính xác đối với các dự án đang thực hiện và rút ra những bài học bổ ích đối với các dự án sẽ thực hiện trong tương lai.

Việc đánh giá hiệu quả sử dụng vốn ODA ở tầm vi mô tức là việc đánh giá các kết quả thực hiện của dự án có đạt được theo các mục tiêu ban đầu đã đề ra/ký kết trong Hiệp định giữa Chính phủ và nhà tài trợ hay không. Các tiêu chí để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn ODA đối với một chương trình/dự án như được định nghĩa trong "Các nguyên tắc trong đánh giá nguồn hỗ trợ phát triển của Ủy ban hỗ trợ phát triển OECD”, bao gồm các tiêu chí:

- Tính phù hợp: Là mức độ phù hợp của việc đầu tư bằng nguồn vốn ODA đối với những ưu tiên và chính sách của nhóm mục tiêu, bên tiếp nhận tài trợ và nhà tài trợ.

Việc đánh giá tính phù hợp sẽ cho thấy chương trình/dự án có phù hợp khi được triển khai tại khu vực/vùng đó hay không, có đáp ứng được nhu cầu của các cơ quan thụ hưởng hay không, có đúng mục tiêu đặt ra hay không, từ đó có những điều chỉnh cần thiết để đảm bảo dự án được thực hiện theo đúng mục tiêu ban đầu và đáp ứng được nhu cầu đề ra.

Việc đánh giá tính phù hợp của dự án được thực hiện sau khi dự án được triển khai, và công tác này thường được thực hiện vào giai đoạn đầu và giữa kỳ của chương trình/dự án.

- Tính hiệu quả: Là thước đo mức độ đạt được các mục tiêu đề ra của một chương trình/dự án.

Đánh giá tính hiệu quả của dự án nhằm xem xét việc dự án có đạt được mục tiêu như trong thiết kế/văn kiện ban đầu của dự án không? Việc đánh giá này được thực hiện trên

cơ sở so sánh kết quả theo thiết kế/văn kiện với kết quả đạt được trên thực tế. Từ đó đưa ra những bài học kinh nghiệm và những đề xuất tiếp theo (nếu có).

Việc đánh giá này được được thực hiện thông qua công tác đánh giá giữa kỳ và cuối kỳ của dự án, trong đó việc đánh giá cuối kỳ sẽ là cơ sở để đánh giá hiệu quả toàn diện của dự án.

- Tính hiệu suất: Đo lường sản phẩm đầu ra – định lượng và định tính – liên quan đến các yếu tố đầu vào, điều này có nghĩa là chương trình/dự án sử dụng ít nguồn lực nhất có thể được để đạt được kết quả mong đợi. Hay nói cách khác là thông qua việc so sánh việc lựa chọn các yếu tố đầu vào nhưng vẫn đạt được kết quả đầu ra như mong đợi, đề thấy được quy trình thực hiện chương trình/dự án đã là hợp lý nhất chưa.

Đánh giá tính hiệu suất sẽ cho thấy dự án thực hiện đạt được kết quả như mục tiêu đề ra trên cơ sở tiết kiệm được nguồn lực đầu vào như thế nào? Từ đó rút ra được những bài học kinh nghiệm và những sự lựa chọn thay thế cần thiết khi thực hiện những dự án tiếp theo trên cơ sở sử dụng và kết hợp các yếu tố đầu vào hợp lý nhất.

Hiệu suất của dự án thường được thực hiện thông qua công tác đánh giá giữa kỳ và cuối kỳ của dự án và cùng với việc đánh giá tính hiệu quả của dự án.

- Tính tác động: Là những chuyển biến tích cực và tiêu cực do sự can thiệp trực tiếp hoặc gián tiếp, có chủ ý hoặc không chủ ý, của việc thực hiện chương trình/dự án tạo ra. Nó cho thấy những tác động và ảnh hưởng đối với kinh tế, xã hội, môi trường và các chỉ số về phát triển khác do việc thực hiện dự án/chương trình tạo ra.

Tính tác động của dự án không thể đo lường ngay khi dự án kết thúc, do đó người ta thường đánh giá nó sau khi dự án đã kết thúc từ 3 – 5 năm, khi đó mới có thể thấy được dự án có những tác động gì đến tình hình kinh tế, xã hội và môi trường tại khu vực thực hiện dự án và xung quanh.

- Tính bền vững: Xem xét những lợi ích của việc thực hiện chương trình/dự án sẽ được duy trì sau khi kết thúc nguồn tài trợ như thế nào cả về mặt tài chính và môi trường.

Xem xét tính bền vững của dự án chính là xem xét những hoạt động/hiệu quả/tác động của dự án có tiếp tục được duy trì khi dự án không còn tồn tại hay không? Các bên tham gia dự án, chính phủ hay các tổ chức khác có tiếp tục duy trì các hoạt động của dự án một cách độc lập hay không?

Hoạt động này được thực hiện khi dự án kết thúc và xem xét cùng với công tác đánh giá tác động của dự án.

Khi đánh giá hiệu quả của một chương trình/dự án xét theo 05 tiêu chí này thì cần phải trả lời những câu hỏi sau:

Bảng 1.1: Các tiêu chí đánh giá hiệu quả sử dụng vốn ODA

Tiêu chí Các câu hỏi chính

Phù hợp .Chương trình/dự án có nhất quán với các mục tiêu chiến lược của quốc gia?

.Có thể thay đổi họat động của chương trình/dự án đó để làm nó phù hợp hơn với các mục tiêu chiến lược quốc gia?

.Chương trình/dự án đó có còn đáp ứng được nhu cầu của các cơ quan thụ hưởng?

.Phạm vi và cách thức tiếp cận của dự án có phù hợp hay không?

.Sự thay đổi của dự án sau khi triển khai có phù hợp với phạm vị ban đầu của dự án hay không?

.Những thay đổi trong thời gian tới như môi trường kinh tế, chính sách ... có ảnh hưởng đến tính phù họp của dự án hay không?

Hiệu quả .Có đạt được mục tiêu dự kiến không? Những nhân tố ảnh hưởng đến việc đạt được các mục tiêu của dự án?

.Có đạt được mục tiêu khi chương trình/dự án kết thúc không?

.Có kết quả đầu ra nào cần được củng cố để đạt được mục tiêu của dự án không?

.Liệu có thể giảm sản phẩm đầu ra mà không làm ảnh hưởng đến việc đạt kết quả của dự án không?

Hiệu suất .Có thể giảm số lượng yếu tố đầu vào đến mức nào nhưng vẫn đảm bảo đạt được mục tiêu đề ra?

.Các yếu tố đầu vào có được sử dụng một cách phù hợp/đúng đắn để đạt được các mục tiêu đề ra hay không?

.Các mục tiêu của dự án có đạt được một cách đầy đủ hay không? Những nhân tố thúc đẩy và cản trở việc đạt được mục tiêu của dự án?

Tác động .Có tác động tiêu cực nào không – nếu có, liệu có thể làm giảm thiểu những tác động này?

.Có tác động tích cực nào không – nếu có, liệu có thể tối đa hóa những tác động này?

.Dự án đã có những đóng góp gì đến việc đạt được mục tiêu dài hạn của quốc gia?

.Chương trình/dự án có tác động thế nào đến việc phát triển chính sách trong lĩnh vực dự án thực hiện? Những tác động này có tích cực hay không?

.Dự án có tác động gì đến kinh tế/xã hội như: tạo công an, việc làm, giảm nghèo, nâng cao vị thế người phụ nữ, tăng cường sự tham gia của người dân, nâng cao năng lực đối tác... Những tác động này có tích cực không?

.Những tác động của dự án đối với môi trường tự nhiên nơi dự án thực hiện? Nếu là những tác động tiêu cực thì có được lường trước ngay trong giai đoạn đầu thực hiện dự án hay không?

.Những tác động của dự án đối với việc nâng cao và cải tiến công nghệ trong khu vực dự án triển khai?

Bền vững .Liệu các tổ chức của Việt Nam tham gia vào các chương trình/dự án ODA này có tiếp tục các họat động một cách độc lập sau khi dự án kết thúc hay không?

.Liệu những cộng đồng tham gia vào dự án có tiếp tục các họat động một cách độc lập khi dự án kết thúc hay không?

.Có thể thay đổi những họat động nào để tăng cường tính bền vững của dự án?

.Kết quả thực hiện dự án có được hoạt động và duy trì một cách thích hợp khi dự án kết thúc không?

.Các điều kiện để duy trì hoạt động của dự án có phù hợp không như cơ cấu tổ chức, nhân lực, kỹ năng, trang thiết bị....?

.Nguồn lực tài chính trong tương lai để duy trì các hoạt động của dự án có đầy đủ không? Bên cạnh các nguồn lực tài chính của các tổ chức, có sự hỗ trợ từ phía Chính phủ hay không?

Để đo lường các chỉ tiêu này, người ta sử dụng một số chỉ tiêu định lượng cụ thể sau1:

- Một số chỉ tiêu đo lường hiệu quả sử dụng vốn ODA trong lĩnh vực nông nghiệp:

Một phần của tài liệu Tài chính, lưu thông tiền tệ và tín dụng (Trang 36 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(172 trang)
w