Tình hình phân bổ vốn ODA tại Bộ NNo&PTNT

Một phần của tài liệu Tài chính, lưu thông tiền tệ và tín dụng (Trang 74 - 80)

. Những kết quả của dự án có mang lại lợi ích cho người hưởng lợi, có giải quyết được các vấn đề kinh tế xã hội như đặt ra ban đầu hay

3. TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VỐN ODA TẠI BỘ NNo&PTNT TỪ NĂM 1993 ĐẾN NAY

2.3.1.2. Tình hình phân bổ vốn ODA tại Bộ NNo&PTNT

Vậy với nguồn vốn đã ký kết hàng năm lớn như vậy, chúng ta hãy xem chúng đã được sử dụng như thế nào?

a. Theo lĩnh vực sử dụng

Nguồn ODA trong lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn được huy động và phân bổ sử dụng theo ba lĩnh vực, đó là: NNo&PTNT, Thuỷ lợi và Lâm nghiệp được trình bày trong bảng 2.7 và hình 2.2 dưới đây:

Bảng 2.7: Vốn ODA phân bổ theo lĩnh vực thời kỳ 1993-2006

ĐVT: Triệu USD Lĩnh vực Số dự án Vốn vay Viện trợ không hoàn lại Tổng cộng Tỷ lệ % 1. Nông nghiệp và PTNT 134 638 399,3 1 037 36.7% 2. Thuỷ lợi 50 891,5 395,7 1 287 45.5% 3. Lâm nghiệp 98 196,5 306 503 17.8% Tổng cộng 282 1 726 1 101 2 827 100%

Nguồn: Cơ sở dữ liệu ODA từ năm 1993 -2006, ISG - Bộ NNo&PTNT

Hình 2.2: Vốn ODA phân bổ theo lĩnh vực thời kỳ 1993 – 2006

Bảng 2.7 và hình 2.2 chỉ ra cho ta thấy, trong thời kỳ 1993-2006, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ký kết được 282 dự án, với tổng vốn 2 827 triệu USD. Trong đó vốn vay là 1 726 triệu USD, chiếm 61% trên tổng số vốn huy động; vốn viện trợ không hoàn lại đạt 1 101 triệu USD, chiếm 39%. Nguồn ODA trong nông nghiệp và nông thôn được phân bổ cân đối giữa các lĩnh vực. Cụ thể:

- Nông nghiệp có 134 dự án được ký kết, với tổng vốn viện trợ là 1 037 triệu USD, chiếm 36,7% so với tổng vốn ODA huy động tai Bộ, trong đó 399,3 triệu USD là vốn không hoàn lại;

- Lâm nghiệp có 98 dự án, với tổng vốn viện trợ đã ký là 503 triệu USD, chiếm 17,8% so với tổng số vốn ODA huy động tại Bộ, trong đó 306 triệu USD là vốn không hoàn lại và;

- Thuỷ lợi có 50 dự án, với tổng vốn viện trợ là 1 287 triệu USD,chiếm tỷ trọng cao nhất đạt 45,5% so với tổng vốn ODA huy động tại Bộ, trong đó có 395,7 triệu USD là vốn không hoàn lại. Mặc dù số lượng dự án được ký kết trong lĩnh vực thủy lợi là ít nhất nhưng lại có số vốn lớn nhất. Điều này là do Thủy lợi là lĩnh vực đòi hỏi vốn đầu tư lớn, chủ yếu tập trung vào xây dựng cơ sở hạ tầng thủy lợi.

b. Theo hình thức viện trợ

Nguồn ODA trong nông nghiệp và nông thôn có tỉ trọng vốn không hoàn lại tương đối cao trong tổng nguồn vốn ODA huy động. Có 1,101 tỷ USD vốn không hoàn lại trong tổng số 2,827 tỷ USD vốn ODA huy động trong vòng 14 năm, chiếm tỉ lệ 39%. Đây là một tỉ lệ cao so với mức độ huy động vốn viện trợ không hoàn lại của toàn bộ nền kinh tế trong cùng giai đoạn.

Bảng 2.8: ODA phân theo vốn vay và viện trợ không hoàn lại

ĐVT: Triệu USD

Nội dung Số dự án Tỷ lệ % Số vốn Tỷ lệ %

Vốn vay 49 17,4% 1 726 61% Viện trợ không hoàn lại 233 82,6% 1 101 39%

Tổng cộng 282 100% 2 827 100%

Bảng trên cho ta thấy:

- Số lượng dự án viện trợ không hoàn lại rất lớn với 233 dự án, chiếm đến 82,6% trên tổng số dự án ODA tại Bộ Nông nghiệp, nhưng số tiền trên mỗi dự án lại nhỏ, do đó tổng số tiền viện trợ không hoàn lại chỉ có 1 101 triệu USD, chiếm 39% trên tổng vốn. Viện trợ không hoàn lại ở quy mô khá lớn từ vài chục đến vài trăm triệu USD của một số nhà tài trợ song phương lớn như Nhật Bản (JICA), Đan Mạch (DANIDA), Hà Lan,Thuỵ Điển (SIDA), Úc (AusAID) và ở quy mô nhỏ hơm từ các tổ chức phi chính phủ như Hiệp hội Hợp tác xã và phát triển Thụy Sỹ (HELVETAS), Quĩ môi trường toàn cầu (GEF), Hợp tác quốc tế và phát triển đoàn kết (CIDSE)… Viện trợ không hoàn lại thường được tập trung đầu tư cho tăng cường năng lực về nghiên cứu khoa học, thể chế, chính sách như: các dự án hỗ trợ kỹ thuật phân tích chính sách ngành nông nghiệp, hỗ trợ kỹ thuật xây dựng tổng quan ngành nông nghiệp, hỗ trợ chuẩn bị dự án vốn vay, hỗ trợ thực hiện dự án…

Trong năm 2006, Bộ có 02 chương trình/dự án viện trợ không hoàn lại với số vốn lớn là “Chương trình phối hợp hành động quốc gia phòng chống dịch cúm gia cầm và cúm ở người”, 61 triệu USD và “Dự án hỗ trợ chương trình ngành về cấp nước và vệ sinh Việt Nam”, 125 triệu USD. Hai dự án/chương trình này nằm trong mục tiêu chung của Chính phủ Việt Nam và quốc tế trong việc đẩy mạnh phòng chống cúm gia cầm, đặc biệt trong năm 2006, khi nạn dịch này bùng phát trở lại tại Việt Nam và một số nước Châu Á; và việc nâng cao chất lượng vệ sinh tại các vùng nông thôn Việt Nam.

Các dự án viện trợ không hoàn lại thường có nội dung tư vấn quốc tế chiếm tỷ trọng lớn, có dự án nội dung này chiếm tới 60 % trên tổng vốn. Do các dự án viện trợ không hoàn lại có số tiền trên mỗi dự án nhỏ, thiết kế đơn giản ít nội dung và cơ chế giải ngân đơn giản nên kết quả giải ngân các dự án này thường đạt tiến độ đề ra.

- Số lượng dự án vốn vay nhỏ, chỉ có 49 dự án chiếm 17,4% trên tổng số dự án đã ký trong thời gian qua, nhưng số vốn vay lại rất lớn, 1 726 triệu USD, chiếm 61% tổng số vốn ODA đã huy động. ODA vay chủ yếu được huy động từ các nhà tài

trợ đa phương như WB, ADB, một phần từ nhà tài trợ song phương như Ngân hàng hợp tác quốc tế Nhật Bản (JBIC), Ngân hàng tái thiết Đức (KFW).

Các dự án vốn vay thường tập trung nâng cấp cơ sở hạ tầng nông thôn vùng sâu vùng xa, nâng cấp và xây dựng hệ thống thuỷ lợi, tập trung vào phát triển khoa học công nghệ, nâng cấp các viện nghiên cứu tạo đà cho nông nghiệp phát triển.

c. Theo loại hình tài trợ

Ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn nông thôn có số lượng nhà tài trợ đông và phong phú về loại hình.

Bảng 2.9: Vốn ODA phân theo nhà tài trợ thời kỳ 1993-2006

ĐVT: triệu USD

Nhà tài trợ nhà tài trợSố lượng Số lượng dự án Số tiền tài trợ

Tỷ lệ % trên tổng số

Tài trợ đa phương 24 84 1 752 62%

Tài trợ song phương 45 167 1 016 36%

Tài trợ phi chính phủ 23 31 59 2%

Tổng cộng 92 282 2 827 100%

Nguồn: Cơ sở dữ liệu ODA từ năm 1993 – 2006, ISG - Bộ NNo&PTNT

Hình 2.3: Vốn ODA phân theo nhà tài trợ thời kỳ 1993 - 2006

-

Số lượng nhà tài trợ đông: Trong giai đoạn 14 năm 1993 – 2006, Bộ NNo&PTNT đã vận động đàm phán và ký kết với 92 nhà tài trợ. Trong đó, 45 nhà tài trợ song phương có 167 dự án với tổng số vốn viện trợ đạt 1 016 triệu USD (chủ yếu là vốn không hoàn lại); 24 nhà tài trợ đa phương với 84 dự án, và tổng số vốn ký kết đạt 1 752 triệu USD (chủ yếu là vốn vay); 23 nhà tài trợ là tổ chức phi chính phủ với 31 dự án, có tổng số vốn viện trợ đạt 59 triệu USD (chủ yếu là viện trợ không hoàn lại quy mô nhỏ).

- Phong phú về loại hình:Những năm đầu của thập kỷ 90 họat động tài trợ chủ yếu là từ các tổ chức của Liên Hợp Quốc như: Chương trình phát triển của Liên Hợp quốc (UNDP), FAO, Quỹ nhi đồng liên hợp quốc (UNICEF). Sau đó các tổ chức tài chính quốc tế lớn như Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) và một số nhà tài trợ song phương lớn bắt đầu nhập cuộc. Mười nhà tài trợ lớn nhất 14 năm qua trong ngành NNo&PTNT có thể kể đến: WB, ADB, các tổ Tổ chức Liên hợp Quốc (FAO, UNDP, UNICEF, PAM, IFAD), Nhật, Đan Mạch, Pháp, Đức, EC, Hà Lan, Thuỵ Điển.

Trong 10 nhà tài trợ lớn nhất ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn có hai nhà tài trợ đạt giá trị viện trợ lớn nhất và có ảnh hưởng rất nhiều đến việc phát triển nông nghiệp và nông thôn Việt Nam là WB và ADB. Chính vì vậy, tình hình cam kết viện trợ và giải ngân vốn ODA của hai nhà tài trợ này có ảnh hưởng lớn đến toàn bộ tình hình cam kết viện trợ cho nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam thời gian qua. Sơ lược về tình hình tài trợ của 02 nhà tài trợ này trong thời gian qua như sau:

+ Ngân hàng Thế giới (WB): Tính đến năm 2006, Bộ NNo&PTNT đã ký kết với WB 23 dự án với số tiền trên 642 triệu USD, chủ yếu là vốn vay ưu đãi chiếm 26% so với tổng số vốn WB tài trợ cho tất cả các ngành kinh tế của Việt Nam trong thời kỳ 1993-2006. Cơ cấu phân bổ vốn tài trợ của WB cho các lĩnh vực được thể hiện ở hình 2.4 dưới đây:

Nguồn: Cơ sở dữ liệu ODA từ năm 1993 – 2006, DAD, Bộ KH&ĐT

+ Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB): ADB là Ngân hàng phát triển khu vực, nối lại quan hệ tín dụng với Việt Nam vào năm 1993. ADB là một trong những nhà tài trợ đa phương đặc biệt quan tâm đến đầu tư phát triển nông nghiệp Việt Nam. Trong giai đoạn 1993 - 2006 ADB đã giành 31% trong tổng số vốn tài trợ cho Việt Nam để đầu tư cho phát triển nông nghiệp. Giai đoạn này ADB đã ký kết với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 24 dự án, với tổng số vốn là 859,2 triệu USD.

Cơ cấu phân bổ vốn tài trợ của ADB cho các ngành kinh tế của Việt Nam thời kỳ 1993 - 2006 được trình bày trong hình 2.5 dưới đây

Hình 2.5: Cơ cấu vốn ODA của ADB cho các ngành ở Việt Nam

Nguồn: Cơ sở dữ liệu ODA từ năm 1993 – 2006, DAD, Bộ KH&ĐT

+ Hình thức ODA và cơ cấu dự án càng ngày càng đa dạng và phong phú. Những năm đầu của thập kỷ 90, các dự án chủ yếu thuộc loại trợ giúp kỹ thuật, chuyển giao công nghệ với viện trợ không hoàn lại. Kể từ 1993, khi các tổ chức tài

chính quốc tế lớn bắt đầu nối lại viện trợ cho Việt Nam, và nhất là sau khi chính sách cấm vận của Mỹ đối với Việt Nam bị bãi bỏ (1995), ngoài những dự án viện trợ không hoàn lại nhằm trợ giúp kỹ thuật, ngành NNo&PTNT đã kịp thời chuẩn bị và ký kết được những dự án lớn vay vốn WB, ADB, AFD và Nhật Bản (qua JBIC). Các dự án “Phục hồi nông nghiệp” (với số vốn vay 96 triệu USD) và dự án “Phục hồi thuỷ lợi” (với số vốn 90 triệu USD), là 2 trong số vài dự án của Việt Nam được ký sớm nhất với WB và ADB sau khi Việt Nam nối lại quan hệ bình thường với 2 tổ chức tài chính quốc tế này. Sau năm 1995, nhiều dự án viện trợ không hoàn lại và vay ưu đãi với quy mô lớn từ các nhà tài trợ song phương, đa phương đã được ký kết và đi vào thực hiện.

+ Ngành NNo&PTNT cùng các nhà tài trợ đã áp dụng một số cách tiếp cận mới phục vụ cho mục tiêu phát triển. Cách tiếp cận theo chương trình và mục tiêu quốc gia của Việt Nam được các nhà tài trợ hoan nghênh. Đồng thời, trong quá trình thực hiện viện trợ cho ngành, một số nhà tài trợ đã giới thiệu và áp dụng một số cách tiếp cận mới như cách tiếp cận theo ngành hay hình thức hợp tác qua các đối tác phục vụ phát triển.

DANIDA với khoản viện trợ cho ngành nông nghiệp và ngành nước (đang thực hiện); WB với khoản viện trợ cho giảm nhẹ thiên tai (đang thực hiện); ADB với khoản viện trợ cho ngành nông nghiệp, v.v… là những ví dụ về cách tiếp cận theo ngành. Chương trình hỗ trợ ngành lâm nghiệp (FSSP), Đối tác giảm nhẹ thiên tai (NDMP), Nhóm hỗ trợ quốc tế (ISG) là một số ví dụ điển hình cho cách hợp tác thông qua các đối tác phát triển.

Một phần của tài liệu Tài chính, lưu thông tiền tệ và tín dụng (Trang 74 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(172 trang)
w