Quy hoạch và phân bổ nguồn vốn ODA tại Bộ NNo&PTNT

Một phần của tài liệu Tài chính, lưu thông tiền tệ và tín dụng (Trang 96 - 98)

. Những kết quả của dự án có mang lại lợi ích cho người hưởng lợi, có giải quyết được các vấn đề kinh tế xã hội như đặt ra ban đầu hay

4. THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN ODA TẠI BỘ NNO&PTNT 2.1.Hiệu quả sử dụng vốn ODA tại Bộ NNo&PTNT

2.4.2.3. Quy hoạch và phân bổ nguồn vốn ODA tại Bộ NNo&PTNT

Trong quá trình vận động thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA cần thiết phải có một định hướng tổng thể về thu hút và sử dụng ODA để làm căn cứ cụ thể hoá các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, của Bộ NNo&PTNT trong việc huy động nguồn lực này hỗ trợ thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội, xoá đói, giảm nghèo.

Trên thực tế, kể từ khi có Nghị định 17/2001/NĐ– CP, Bộ NNo&PTNT chưa ban hành một văn bản chính thức nào về qui hoạch và sử dụng nguồn vốn ODA. Vì vậy các chương trình, dự án ODA tại Bộ NNo&PTNT có xu hướng dàn trải, còn coi

trọng mặt số lượng, thực hiện trên địa bàn rộng nên chưa phù hợp với năng lực quản lý, điển hình là các dự án, chương trình sử dụng vốn vay của WB và ADB như Dự án đa dạng hoá nông nghiệp.

Bên cạnh đó, quá trình phân bổ nguồn vốn ODA tại Bộ cũng chưa tập chung theo vùng lãnh thổ, chưa có sự quy hoạch rõ ràng về tỷ lệ đầu tư theo khu vực. Đặc biệt khu vực miền Trung, Tây nguyên và khu vực miền núi phía Bắc tập trung đông đồng bào dân tộc thiểu số, tỷ lệ nghèo đói cao nhưng các dự án ODA lại không có hoặc được đầu tư ít (Xem Mục 2.1.3.2 – ODA phân bổ theo khu vực địa lý).

Trên cơ sở những bất cập trong quá trình quy hoạch và phân bổ nguồn vốn ODA, ngày 09/11/2006 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 131/2006/NĐ- CP thay thế cho Nghị định 17/2001/NĐ – CP. Và theo đó, ngày 29/12/2006, Thủ tướng chính phủ đã ký Quyết định số 290/2006/QĐ- TTg về việc phê duyệt Đề án “Định hướng thu hút và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức thời kỳ 2006 – 2010”. Đề án đã đặt ra các định hướng cụ thể cho việc thu hút và sử dụng vốn ODA ngành, lĩnh vực và các vùng, lãnh thổ; đảm bảo có sự cân đối và phù hợp về nguồn vốn phát triển, thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng, lãnh thổ. Tập trung và ưu tiên vốn ODA cho lĩnh vực phát triển nông nghiệp, nông thôn tại các vùng Trung du miền núi Bắc Bộ, vùng Bắc Trung Bộ, vùng Tây Nguyên... những khu vực trong giai đoạn trước chưa được ưu tiên sử dụng nguồn vốn hỗ trợ này.

Trên cơ sở của Quyết định số 290/2006/QĐ- TTg, Bộ NNo&PTNT cũng đã xây dựng kế hoạch 5 năm (2006 – 2010) cho ngành nông nghiệp, nông thôn và lấy ý kiến của các nhà tài trợ về kế hoạch này. Nhìn chung, kế hoạch này đã bám sát định hướng thu hút và sử dụng vốn ODA trong thời gian tới của Chính phủ. Tuy nhiên, vẫn còn có một số vấn đề sau đây:

- Quá trình vận động thu hút chưa tập trung theo vùng lãnh thổ, chưa có sự quy hoạch rõ ràng về tỷ lệ đầu tư theo khu vực. Đặc biệt khu vực miền Trung, Tây nguyên và khu vực miền núi phía Bắc tập trung đông đồng bào dân tộc thiểu số, tỷ lệ nghèo đói cao nhưng các dự án ODA lại đầu tư vào khu vực này ít;

- Chưa thấy được mục tiêu dài hạn mà kế hoạch thu hút và sử dụng vốn ODA 5 năm này có thể hướng tới và đạt được; chưa hướng đến mục tiêu cụ thể cho các chương trình ưu tiên cho người dân và các khu vực vực nghèo;

- Chưa xây dựng được khung logic trong đó xác định mối liên hệ giữa một bên là các mục tiêu/mục đích với một bên là các chương trình ưu tiên phân bổ nguồn vốn, xác định các cơ chế thực hiện và các chỉ số đánh giá kết quả;

- Kế hoạch cũng đã đề xuất các chương trình/dự án ưu tiên cần thực hiện trong thời gian tới. Tuy nhiên, với việc sử dụng nguồn vốn ODA hướng tới mục tiêu xóa đói, giảm nghèo thì chưa đưa ra được các bước/hướng cần thực hiện để đạt được mục tiêu đó;

- Kế hoạch cũng chưa cho thấy có sự phối hợp giữa các ban ngành trong quá trình thực hiện để đạt được mục tiêu đề ra; các thông tin thực tế cần thiết để làm nền tảng xây dựng kế hoạch cũng chưa được nhắc đến;

- Kế hoạch được xây dựng chưa dựa vào thực tế yêu cầu của cộng đồng/địa phương và sự minh bạch hóa thông tin, trao đổi 2 chiều giữa địa phương và Bộ cũng chưa được thực hiện; tiến trình cải cách và nâng cao năng lực thực hiện, quản lý dự án ở tất cả các cấp cũng không được đề cập đến trong kế hoạch. Đây là các yếu tố quan trọng quyết định sự thành công, hiệu quả của kế hoạch nói chung và các chương trình, dự án nói riêng.

Một phần của tài liệu Tài chính, lưu thông tiền tệ và tín dụng (Trang 96 - 98)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(172 trang)
w