Mặt trái của vốn ODA

Một phần của tài liệu Tài chính, lưu thông tiền tệ và tín dụng (Trang 35 - 36)

+ Thứ nhất: Vốn ODA trong một số trường hợp đi liền với yếu tố chính trị, hơn là các yếu tố hiệu quả kinh tế.

+ Thứ hai: Vay vốn ODA làm tăng gánh nợ quốc gia. Vốn vay ODA dù vay

với thời gian dài 30-40 năm vẫn không phải là vốn cho không, đến một lúc nào đó nước tiếp nhận phải dùng tiền của mình để trả nợ. Hơn thế nữa rủi ro tỷ giá là một trong những nguy cơ đáng quan tâm nhất. Thực tế nhiều năm qua trên thế giới đã chỉ rõ: cái được coi là lợi ích của các khoản ODA cho vay với lãi suất thấp và thời hạn dài ngày hôm nay có thể không bù lại được cho những thiệt hại to lớn do sự thay đổi bất lợi về tỷ giá hối đoái trong tương lai. Vì vậy, nếu như nước tiếp nhận không có chính sách quản lý nợ thận trọng sẽ dẫn đến mất khả năng trả nợ. Bài học kinh nghiệm từ các nước Châu Phi cho thấy từ những năm 1960 các nước này chủ yếu là vay vốn ODA và đến cuối thập kỷ 80, đầu thập kỷ 90 các nước nghèo ở Châu Phi lâm vào khủng hoảng mất khả năng trả nợ.

+ Thứ ba: Các khoản vay ODA gắn với chính sách hỗ trợ cho các doanh

nghiệp của nước tài trợ nên thông thường có sự ràng buộc của Nhà tài trợ trong việc lựa chọn dự án, thuê tư vấn, chọn nhà thầu, nhà cung ứng hàng hoá thiết bị cho dự án. Do đó, giá cả trong các hợp đồng sử dụng vốn ODA thường cao hơn các hợp đồng cùng loại theo hình thức thương mại thông thường. Cá biệt có trường hợp mức chênh lệch giá nói trên đến 30%. Hơn nữa vốn ODA khi đã được chỉ định cho một số dự án nhất định thì việc thay đổi quy mô dự án hoặc điều chuyển vốn từ dự án này sang dự án khác là rất khó khăn hoặc không thể thực hiện được, đặt nước đi vay vào tình thế hoặc chấp nhận dự án hoặc không được vay.

+ Thứ tư: Thủ tục để sử dụng được vốn vay ODA thường là phức tạp và mất nhiều thời gian để dự án được chấp thuận. Vì vậy, các dự án chuẩn bị để sử dụng vốn ODA thường phải thay đổi Nghiên cứu khả thi do thời gian từ khi xây dựng Nghiên

cứu khả thi ban đầu đến khi được Nhà tài trợ thẩm định cách nhau khá xa. Ngoài ra, các chi phí khác như chi quản lý dự án, giải phóng mặt bằng của các dự án ODA cũng cao hơn các dự án cùng loại sử dụng vốn trong nước do Nhà tài trợ can thiệp trực tiếp vào các quy trình này.

Một phần của tài liệu Tài chính, lưu thông tiền tệ và tín dụng (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(172 trang)
w