Hạn chế trong quá trình tổ chức công tác đấu thầu

Một phần của tài liệu Tài chính, lưu thông tiền tệ và tín dụng (Trang 106 - 107)

. Những kết quả của dự án có mang lại lợi ích cho người hưởng lợi, có giải quyết được các vấn đề kinh tế xã hội như đặt ra ban đầu hay

4. THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN ODA TẠI BỘ NNO&PTNT 2.1.Hiệu quả sử dụng vốn ODA tại Bộ NNo&PTNT

2.4.2.6. Hạn chế trong quá trình tổ chức công tác đấu thầu

Việc tổ chức đấu thầu tuyển chọn chuyên gia tư vấn, xây lắp và mua sắm thiết bị tại các dự án ODA thuộc bộ NNo&PTNT thủ tục quá phức tạp, kéo dài và chất lượng chưa cao. Đặc biệt các gói thầu về tuyển chọn tư vấn thường kéo dài 1-2 năm (trên 30% các dự án nông nghiệp có thời gian đấu thầu chậm hơn so với qui định trong thiết kế dự án), điều này có thể thấy qua dự án “Phát triển chè và cây ăn quả” trong việc tuyển chọn chuyên gia tư vấn, lựa chọn nhà cung cấp thiết bị cho các trung tâm nghiên cứu chè và cây ăn quả, các gói thầu này mất đến 3 năm để hoàn thành (từ khi xây dựng đến khi thực hiện xong).

Nguyên nhân của sự chậm trễ này là do chưa có sự hài hoà, thống nhất và phù hợp giữa các thủ tục mua sắm của nhà tài trợ với qui chế đấu thầu của Việt Nam hiện nay. Từ đó dẫn đến các thủ tục chồng chéo, trùng lắp qua nhiều khâu, nhiều công đoạn phê duyệt gây nên chậm trễ. Ngoài ra phải kể đến một nguyên nhân chủ quan là: Các cán bộ thực hiện công tác đấu thầu, thẩm định và phê duyệt kết quả đấu thầu thuộc Bộ Nông nghiệp chưa có đủ năng lực và kinh nghiệm, đôi khi còn thiếu công minh trong quá trình đấu thầu dẫn tới triển khai kế hoạch chậm trễ, hoặc chọn nhà thầu không đủ năng lực thực hiện gói thầu dẫn đến công trình xây lắp kém chất lượng, thiết bị mua sắm không tốt gây thất thoát, giảm hiệu quả sử dụng vốn.

Sai phạm này có thể thấy tại dự án “Ngành cơ sở hạ tầng nông thôn” do ADB tài trợ. Khi nghi ngờ chất lượng thực hiện một số công trình nước dân sinh tại Hà Giang và Cao Bằng, ADB đã không dựa vào kết quả kiểm toán của công ty kiểm toán trong nước mà đã mời kiểm toán độc lập của ADB sang và kiểm tra. Kết quả kiểm tra

cho thấy, chủ đầu tư đã tránh đấu thầu bằng cách chia nhỏ gói thầu, làm sai lệch kết quả đấu thầu thông qua “quân xanh”, “quân đỏ”, làm hồ sơ thầu giống hệt nhau nhưng bỏ giá thầu khác nhau, dẫn đến kết quả thực hiện là các nhà thầu khác nhau nhưng thực chất vẫn là một nhà thầu lớn với các công ty con của mình.

Tại một số dự án khác, thực tế kiểm toán cũng chỉ ra rằng có một số công trình do dự án thực hiện, mặc dù trên giấy tờ đã nghiệm thu nhưng khi đi kiểm tra thực tế thì chủ đầu tư thậm chí không biết công trình đó nằm ở đâu. Ngoài ra, tại một số công trình giá thành thi công quá cao hoặc không đảm bảo chất lượng, chất lượng công trình chưa hết bảo hành nhưng đã hỏng. Do đó, khi yêu cầu nhà thầu bảo hành công trình theo cam kết, đã xảy ra tình trạng một số nhà thầu bỏ không bảo hành vì chi phí bảo hành khi đó còn lớn hơn 10% bảo hành mà chủ đầu tư giữ lại của nhà thầu. Lý do xảy ra các sai phạm trên là để đảm bảo trúng thầu, các công ty tham gia thầu đã bỏ thầu với giá thấp và khi thực hiện để có lãi, nhà thầu đã phải giảm chất lượng công trình, hoặc đưa vào sử dụng những vật liệu không đúng phẩm cách như trong hồ sơ thầu. Thực tế này xảy ra cho thấy sự yếu kém ngay từ khi lựa chọn nhà thầu ở khâu chấm thầu và trong quá trình xây dựng, công tác giám sát chưa được thực hiện đầy đủ, nghiêm túc.

Một phần của tài liệu Tài chính, lưu thông tiền tệ và tín dụng (Trang 106 - 107)