Năng lực và trình độ chuyên môn của các cán bộ

Một phần của tài liệu Tài chính, lưu thông tiền tệ và tín dụng (Trang 107 - 109)

. Những kết quả của dự án có mang lại lợi ích cho người hưởng lợi, có giải quyết được các vấn đề kinh tế xã hội như đặt ra ban đầu hay

4. THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN ODA TẠI BỘ NNO&PTNT 2.1.Hiệu quả sử dụng vốn ODA tại Bộ NNo&PTNT

2.4.2.7. Năng lực và trình độ chuyên môn của các cán bộ

Nhân lực là vấn đề quan trọng quyết định đến sự thành bại của dự án. Tuy nhiên, một trong những điểm yếu và làm giảm hiệu quả thực hiện đối với các dự án tại Bộ NNo&PTNT là đội ngũ cán bộ quản lý, hạn chế cả về năng lực quản lý và năng lực chuyên môn. Những hạn chế cụ thể là:

- Hạn chế về năng lực chuyên môn - kỹ thuật của cơ quan quản lý: thể hiện rõ nhất trong khâu thẩm định dự án. Việc thẩm định dự án đầu tư, đặc biệt là về các khía cạnh kỹ thuật và tài chính của dự án vẫn còn một số bất cập cần được giải quyết trong thời gian tới. Việc thẩm định sự lựa chọn các giải pháp kỹ thuật của dự án đầu tư chủ yếu vẫn dựa trên giải trình của dự án (thẩm định tại bàn giấy) mà chưa có được những nghiên cứu sâu để phản bác hay ủng hộ các giải pháp dự án đề xuất (ví dụ thẩm định của các cơ quan tổng hợp đối với một dự án xây dựng một nhà máy

nước có nhiều giải pháp thay thế với những phương án về chi phí khác nhau cho đến nay vẫn rất bị động và chủ yếu dựa vào giải trình của dự án). Một số dự án qua cả hai bước tiền thẩm định đến thẩm định vẫn phải xin thay đổi thiết kế trong quá trình thực hiện do nguyên nhân chủ quan.

Thiếu kiến thức chuyên môn cũng là nguyên nhân của thái độ bị động trong quyết định đầu tư, dẫn đến đầu tư trùng lắp hoặc không nhất quán, thiếu đồng bộ, đầu tư đi trước quy hoạch đi sau. Ví dụ, trường hợp đầu tư cho thuỷ lợi. Theo thư của một chuyên gia thuỷ lợi về trường hợp đầu tư cho hệ thống thuỷ lợi ở Tây Ninh, vốn đầu tư của Nhà nước đã bị lãng phí nghiêm trọng do không có một quy hoạch tổng thể nhất quán về hệ thống thuỷ lợi của tỉnh, do đó diện tích thiết kế, vốn đầu tư lớn và tiếp tục tăng qua các năm nhưng diện tích thực hiện tưới tiêu và số thuỷ lợi phí thu được rất nhỏ, hiệu quả thực về sử dụng hệ thống chỉ đạt bình quân 12% diện tích xây dựng. Thư này cũng kiến nghị xem xét năng lực điều hành, tổ chức quản lý đối với các công trình thuỷ lợi của tỉnh Tây Ninh.

- Hạn chế về năng lực của các cơ quan thực hiện dự án: Nhìn chung các Ban quản lý dự án còn hạn chế về năng lực, trình độ, ngoại ngữ cũng như kinh nghiệm quản lý, khả năng phân tích, đàm phán hợp đồng cho nên quá trình xét thầu, đàm phán ký kết các hợp đồng mua sắm, xây lắp kéo dài.

Theo các quy định hiện hành về phân cấp quản lý dự án ODA, các BQLDA chịu trách nhiệm chính trong việc quản lý nguồn vốn phân bổ cho dự án, lựa chọn nhà thầu, thực hiện mua sắm, nghiệm thu khối lượng công việc hoàn thành và quyết định thanh toán cho nhà thầu. Vì vậy trình độ chuyên môn - kỹ thuật của cán bộ các Ban quản lý dự án đóng vai trò rất quan trọng trong việc sử dụng hiệu quả nguồn vốn ODA. Hiểu biết tốt về kỹ thuật, công nghệ của cán bộ dự án sẽ giúp phía Việt Nam tiết kiệm đáng kể chi phí mua sắm, và một điều quan trọng hơn đó là đảm bảo mua sắm đúng các máy móc, thiết bị và dịch vụ phù hợp với mục tiêu đầu ra của dự án. Tuy nhiên, hiện nay phần lớn các BQLDA chưa có thái độ chủ động trong mua sắm do thiếu những hiểu biết này. Thiếu kiến thức về chuyên môn, kỹ thuật cũng gây ra tình trạng dự án có quan điểm rất thụ động khi nghiệm thu các công việc do nhà thầu

thực hiện, và không tránh khỏi trường hợp nghiệm thu các khối lượng thực hiện chưa đạt tiêu chuẩn (đặc biệt là nghiệm thu các công việc nghiên cứu của chuyên gia tư vấn), nghiệm thu vượt quá khối lượng cần thiết của hợp đồng v.v...

Một nguyên nhân nữa làm cho trình độ của nhân viên dự án yếu kém là những hạn chế về chế độ đãi ngộ cho nhân viên làm việc tại các dự án thuộc Bộ NNo&PTNT. Các nhân viên này hầu hết đều hưởng mức lương theo thang bảng lương của ngân sách Nhà nước, trong khi công việc lại yêu cầu cao, đòi hỏi người có trình độ và kinh nghiệm.

Một yếu tố khó khăn khác và trực tiếp hưởng đến tiến độ thực hiện dự án là hầu hết các cán bộ tuyển dụng đều rời các dự án trước khi kết thúc. Trong khi họ lại là những người theo dự án từ đầu, nắm bắt tốt các quy trình/thủ tục của dự án. Do đó, các BQL dự án phải tuyển chọn lại người mất nhiều thời gian, và người mới khi vào làm cũng mất nhiều thời gian để làm quen với công việc, làm giảm tiến độ thực hiện dự án.

Một phần của tài liệu Tài chính, lưu thông tiền tệ và tín dụng (Trang 107 - 109)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(172 trang)
w