Theo nhà tài trợ

Một phần của tài liệu Tài chính, lưu thông tiền tệ và tín dụng (Trang 82 - 87)

. Những kết quả của dự án có mang lại lợi ích cho người hưởng lợi, có giải quyết được các vấn đề kinh tế xã hội như đặt ra ban đầu hay

3. TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VỐN ODA TẠI BỘ NNo&PTNT TỪ NĂM 1993 ĐẾN NAY

2.3.2.2. Theo nhà tài trợ

Tình hình giải ngân nguồn ODA theo nguồn tài trợ tại Bộ NNo&PTNT thời kỳ 1993-2006 trình bày bảng 2.12.

Bảng 2.12:Tình hình giải ngân vốn ODA theo nhà tài trợ

ĐVT: Triệu USD

Hạng mục ADB WB Nhà tài trợ khác Tổng cộng

Giá trị Hiệp định 858 643 1 326 2 827

Kết quả giải ngân 558 437 909 1 904

Tỷ lệ giải ngân/vốn đã ký tại

Hiệp định 65% 68% 69% 67%

Nguồn: Cơ sở dữ liệu ODA từ năm 1993 – 2006, ISG - Bộ NNo&PTNT

Tình hình giải ngân không đồng đều giữa các nhà tài trợ và tuỳ thuộc vào loại hình các dự án là đặc điểm nổi bật nhất của việc sử dụng vốn ODA nói chung, lĩnh vực nông nghiệp nói riêng trong thời gian qua. Cụ thể:

Tính đến hết năm 2001, tỷ lệ giải ngân vốn viện trợ không hoàn lại (chủ yếu thuộc các nhà tài trợ khác) đạt 72% so với giá trị Hiệp định đã ký, trong đó phần vốn được phản ánh qua ngân sách rất chỉ đạt 45% chủ yếu là một số dự án tài trợ cho đầu tư xây dựng cơ bản, hỗ trợ trang thiết bị; phần còn lại (55%) là chi phí ngoài nước không qua ngân sách như chi phí chuyên gia, đào tạo ở nước ngoài.

Tỷ lệ vốn vay ưu đãi (vay ADB, WB) giải ngân luỹ kế so với giá trị các Hiệp định vay đã ký đạt 65% và 68% nói chung là thấp, kết quả thực hiện hàng năm của hầu hết các dự án đều không đạt kế hoạch giải ngân như đã cam kết. Đến nay, đã có 3 dự án cơ bản hoàn thành kết thúc giải ngân là: dự án “Phục hồi nông nghiệp” vay WB 96 triệu USD đã tổng quyết toán năm 1999; dự án “Khôi phục thủy lợi và chống lũ” vay ADB 76,6 triệu USD và dự án “Thuỷ lợi khu vực đồng bằng sông Hồng” cũng từ nguồn vốn vay ADB 60 triệu USD đều đã hoàn thành, kết thúc việc giải ngân năm 2001.

Phần vốn vay đã giải ngân chủ yếu được cấp phát cho các dự án đầu tư XDCB như: dự án “Phục hồi các công trình thuỷ lợi” vay WB với số vốn 90 triệu USD; dự án “Ngành cơ sở hạ tầng nông thôn” vay ADB với số vốn 120 triệu USD (ngoài 30 triệu USD vốn đối ứng của Chính Phủ); dự án “Cải tạo rừng ngập mặn” vay WB với số vốn 32 triệu USD; dự án “Phát triển thủy lợi đồng bằng sông Cửu Long” vay của WB 101,8 triệu USD; dự án “Thủy lợi lưu vực sông Hồng giai đoạn 2” vay vốn ADB 100 triệu USD…

Phần còn lại sử dụng để cho vay lại thông qua Ngân hàng NNo&PTNT Việt Nam như: dự án “Phục hồi nông nghiệp” có 40/68 triệu USD cho vay lại, dự án “Đa dạng hoá nông nghiệp” có 52/84 triệu USD và dự án “Phát triển Chè và Cây ăn quả” có 35/57,6 triệu USD.

Các dự án trợ giúp kỹ thuật thường giải ngân đạt và vượt kế hoạch đề ra như các dự án hỗ trợ kỹ thuật do Australia, Đan Mạnh, Na Uy, Thuỵ Điển tài trợ.

Đánh giá chung về tình hình giải ngân vốn ODA tại Bộ NNo&PTNT theo từng lĩnh vực và nhà tài trợ như sau:

Đối với lĩnh vực “Nông nghiệp và phát triển nông thôn” và chương trình xoá đói giảm nghèo từ năm 1993- 2006, các dự án ODA đã ký kết và đang thực hiện là 134 dự án với số vốn ước tính 1 037 triệu USD, chiếm 36,7% tổng số vốn ODA trong lĩnh vực Nông nghiệp. Có thể nói, nguồn vốn ODA trong các năm qua có vai trò hết sức quan trọng trong phát triển ngành nông nghiệp, đặc biệt về phương diện chuyển giao công nghệ, quản lý ngành. Một số nhà tài trợ chính cho lĩnh vực nông nghiệp như sau:

- WB đã và đang thực hiện một số dự án lớn như: Dự án “Đa dạng hóa nông nghiệp” 86,88 triệu USD, Dự án “Giảm nghèo các tỉnh miền núi phía Bắc” 135 triệu USD; dự án “Quản lý rủi ro thiên tai - giai đoạn I” 106 triệu USD; dự án “Nâng cấp đê biển Bắc Trung Bộ” 100 triệu USD mới ký năm 2006…;

- ADB đã và đang thực hiện các dự án lớn như: Dự án “Phát triển chè và cây ăn quả” 57,6 triệu USD, dự án “Giảm nghèo miền trung” 76 triệu USD, dự án “Ngành cơ sở hạ tầng nông thôn” 150 triệu USD, đã kết thúc tháng 10/2006; dự án “Phát triển lâm nghiệp để cải thiện đời sống vùng Tây Nguyên (ADB2)” 45 triệu USD, dự án “Thủy lợi miền Trung” 74,3 triệu USD mới ký năm 2006…;

- Các tổ chức đa phương khác hay tổ chức phi chính phủ như EU, IFAD, WFP, WWF, FAO, UNDP… đang tài trợ cho chương trình phát triển nông thôn tổng hợp ở những vùng khó khăn, các dự án/chương trình cho cộng đồng người dân nông thôn, vùng sâu, vùng xa… để nâng cao chất lượng cuộc sống, điều kiện vệ sinh tại các vùng nông thôn/miền núi. Các nhà tài trợ này thường tài trợ không hoàn lại nên số vốn viện trợ không lớn và thời gian thực hiện ngắn như “Dự án nghiên cứu bền vững canh tác nông nghiệp” do EC tài trợ với số vốn 181 nghìn USD; hay chương trình “Tăng cường quản lý khẩn cấp sức khỏe cộng đồng tại Việt Nam” do UNDP tài trợ với số vốn 16 triệu USD, thực hiện trong vòng 4 năm; dự án “Phòng chống cúm gia cầm” do FAO tài trợ với số vốn 2 triệu USD thực hiện trong vòng 2 năm…;

- Các nhà tài trợ song phương: Nhật Bản đang viện trợ cho chương trình phát triển điện, nước, đường nông thôn, cầu nông thôn như “Dự án Phan Rí –Phan Thiết” với số vốn vay 56 triệu USD thông qua Ngân hàng phát triển Nhật Bản (JBIC); dự án

“Nâng cao năng lực của các hợ tác xã nông nghiệp Việt Nam” tài trợ không hoàn lại của JICA 3,2 triệu USD. Đan Mạnh tài trợ cho các dự án hỗ trợ chương trình ngành nông nghiệp 62,2 triệu USD, hỗ trợ chương trình ngành nước 110 triệu USD...

Các dự án trong lĩnh vực nông nghiệp thường có tiến độ triển khai chậm hơn so với cam kết và Hiệp định đã ký ban đầu; thời gian thực hiện dài thường từ 4 năm trở lên; nguồn vồn có xu hướng dàn trải, triển khai trên địa bàn rộng, vùng sâu, vùng xa nên việc quản lý gặp nhiều khó khăn...

b. Lĩnh vực thuỷ lợi:

Từ năm 1993 đến nay, ngành thuỷ lợi đã ký kết được 50 dự án ODA với tổng mức vốn 1 287 triệu USD, chiếm 45,5% tổng nguồn vốn ODA trong nông nghiệp. Trong điều kiện khó khăn về vốn, các dự án ODA đã bổ sung nguồn vốn rất quan trọng, hàng năm vốn ODA cho lĩnh vực thủy lợi chiếm khoảng 40 -50% vốn ngân sách đầu tư toàn ngành. Mặc dù số lượng dự án ODA trong lĩnh vực thủy lợi thấp nhưng số vốn viện trợ lớn do đặc trưng của lĩnh vực này là chủ yếu vào đầu tư xây dựng cơ bản, với hệ thống các công trình thủy lợi, cung cấp nước tưới, nước sinh họat… phục vụ canh tác và sinh họat của người dân như dự án “Thủy lợi lưu vực sông Hồng giai đoạn 2” vay vốn của ADB 100 triệu USD; dự án “Hỗ trợ thủy lợi Việt Nam” 160 triệu USD; dự án “Giảm nhẹ thiên tai” 190 triệu USD đều vay vốn của WB…. Có thể nói, các dự án sử dụng vốn ODA thời gian qua đã duy trì và nâng cao đáng kể năng lực các công trình thuỷ lợi, góp phần quan trọng vào tăng trưởng chung của ngành nông, lâm, ngư nghiệp và xoá đói giảm nghèo, cụ thể:

- Đã khôi phục và nâng cấp 764 km đê biển, 300 km bè, 83 cống dưới đê, trồng 487 ha cây chắn sóng các tỉnh đồng bằng sông Hồng và miền Trung, nâng cấp kiên cố hoá 61 km đê sông Hồng thuộc Hà Nội và phụ cận;

- Cải tạo và nâng cấp các hệ thống thuỷ lợi tại 40 tỉnh, thành phố; phát triển thêm 11.400 ha đất nông nghiệp; tăng trên 4.000 ha đất nuôi trồng thuỷ sản; tạo điều kiện tăng năng suất trên 8.000 ha muối; tăng gần 20.000 ha diện tích đất canh tác được tưới, diện tích tiêu nước tăng 94.500 ha, cải thiện chất lượng tưới tiêu cho diện tích 543.000 ha;

- Bên cạnh các dự án vốn vay trong đầu tư vào XDCB trong lĩnh vực thủy lợi, các dự án ODA hỗ trợ kỹ thuật đã góp phần quan trọng giúp tăng cường năng lực quản lý và chuyên môn của ngành, nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ quản lý, hiểu biết kỹ thuật quản lý hệ thống thuỷ nông, đê điều và tiếp thu công nghệ mới.

Nhìn chung các dự án trong lĩnh vực thủy lợi, tiến độ triển khai chậm hơn so với cam kết và Hiệp định đã ký ban đầu. Sự chậm trễ này thường là do khâu giải phóng mặt bằng, quy trình đền bù, đấu thầu chọn nhà thầu, bố trí vốn đối ứng… chậm.

c. Lĩnh vực lâm nghiệp:

Tính đến nay đã có 98 dự án đã và đang thực thi với số vốn 503 triệu USD, chiếm 17,8% tổng vốn ODA của ngành. Các nước viện trợ nhiều nhất cho Lâm nghiệp vẫn là các nước thuộc Liên minh Châu Âu, ADB, Nhật Bản và Đức như dự án “Phát triển lâm nghiệp ở Sơn La, Hòa Bình” do KFW (Đức) tài trợ với số vốn 12 triệu USD; dự án “Phát triển lâm nghiệp để cải thiện đời sống vùng Tây Nguyên” do ADB tài trợ 45 triệu USD…

Thông qua các dự án ODA trong ngành lâm nghiệp, nhiều mô hình quản lý rừng bền vững đã được xây dựng. Nó vừa là tiền đề, vừa là những gợi ý tốt cho nhà quản lý xây dựng các chính sách hợp lý đóng góp cho ngành.

Đối với họat động bảo vệ và phát triển rừng tự nhiên: nhiều mô hình đã được nhà tài trợ giúp đỡ nghiên cứu; một số mô hình quản lý rừng tự nhiên đã tỏ ra phù hợp với đặc điểm kinh tế, xã hội tập quán của nước ta đó là mô hình quản lý rừng cộng đồng, mô hình này thực sự có hiệu quả kinh tế khi trình độ dân trí của đồng bào còn thấp, tính cộng đồng và bản sắc dân tộc còn lớn. Mô hình này đã đảm bảo được việc phân phối lợi ích từ rừng mang lại cho cộng đồng.

Ngoài ra, việc sử dụng nguồn vốn ODA đã mang lại nhiều kết quả đáng khích lệ, như diện tích rừng được trồng mới tăng thêm trên 200.000 ha, nhiều công trình phục vụ nông thôn, xóa đói, giảm nghèo được thực hiện như các hoạt động khuyến nông, khuyến lâm, các mô hình trình diễn đã được triển khai.

Nhìn chung, các dự án lâm nghiệp triển khai chậm so với kế hoạch đề ra do mỗi dự án gồm hàng nghìn công trình nhỏ, trong khi đó sự phối kết hợp giữa Ban quản lý trung ương và các BQL dự án tỉnh/thành phố và chính quyền địa phương còn hạn chế.

Một phần của tài liệu Tài chính, lưu thông tiền tệ và tín dụng (Trang 82 - 87)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(172 trang)
w