Đối với Bộ Kế hoạch Đầu tư

Một phần của tài liệu Tài chính, lưu thông tiền tệ và tín dụng (Trang 138 - 142)

. Những kết quả của dự án có mang lại lợi ích cho người hưởng lợi, có giải quyết được các vấn đề kinh tế xã hội như đặt ra ban đầu hay

4. THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN ODA TẠI BỘ NNO&PTNT 2.1.Hiệu quả sử dụng vốn ODA tại Bộ NNo&PTNT

3.3.3. Đối với Bộ Kế hoạch Đầu tư

- Tiếp tục tiến trình hài hoà thủ tục với nhà tài trợ: Cùng với Bộ ngoại giao, Bộ Tài chính làm cầu nối giữa Chính phủ và nhà tài trợ thông qua việc tiếp tục tổ chức các cuộc hội nghị/hội thảo các nhà tư vấn giữa kỳ, tạo điều kiện cho các nhà tài trợ nêu lên ý kiến, khó khăn/thắc mắc trong quá trình thực hiện dự án cũng như biết được các chương trình ưu tiên của Chính phủ, trên cơ sở đó lấy ý kiến, phối hợp/chia sẻ thông tin với các nhà tài trợ; khuyến khích các nhà tài trợ phối hợp với nhau một cách hệ thống hơn trong khâu chuẩn bị dự án để tránh trùng lắp.

- Tiếp tục hỗ trợ Chính phủ trong việc xây dựng Định hướng thu hút và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức theo thời kỳ 5 năm, 10 năm trên cơ sở cụ thể và chi tiết lĩnh vực ưu tiên sử dụng vốn, tỷ lệ đầu tư theo khu vực..., nhằm giúp cho

các Nhà tài trợ có được cái nhìn tổng thể về kế hoạch thu hút và sử dụng vốn ODA của Việt Nam, từ đó có những hỗ trợ phù hợp và kịp thời.

- Để những thay đổi tích cực của Nghị định 131/2006/NĐ- CP sớm được hướng dẫn, Bộ Kế hoạch và đầu tư cần nhanh chóng lấy ý kiến của các Bộ ban ngành, phối kết hợp với Bộ Tài chính ban hành Thông tư hướng dẫn Quy chế quản lý và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức theo Nghị định số 131/2006/NĐ- CP. Ngoài ra, Bộ Kế hoạch - Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ xây dựng ... cùng nhau ngồi lại thống nhất để cho ra một văn bản hướng dẫn chung cho Nghị định 131, thay vì mỗi Bộ lại ban hành một hướng dẫn riêng, chồng chéo và trùng lắp nhau như trước kia.

- Cần nâng cao hơn nữa vai trò thẩm định của Bộ Kế hoạch và đầu tư đối với các dự án trên cơ sở xây dựng quy chế thẩm định rõ ràng, khoa học và công khai thông qua chế độ thông tin 02 chiều để cho các Chủ đầu tư biết và thực hiện.

- Làm việc và thống nhất với Bộ Tài chính ban hành hướng dẫn đối với công tác lập kế hoạch và định mức chi tiêu đối với dự án hỗn hợp, vừa có tính chất hành chính sự nghiệp, vừa có tính chất xây dựng cơ bản. Tránh tình trạng, một dự án nhưng lại sử dụng hai chế độ tài chính, định mức, hai chế độ kế toán như hiện nay, gây khó khăn cho việc thực hiện cũng như quyết toán dự án.

KẾT LUẬN

Nguồn vốn ODA trong thời gian qua đã đóng một vai trò quan trọng trong quá trình kinh tế - xã hội của Việt Nam nói chung và sự nghiệp phát triển nông nghiệp, nông thôn nói riêng. Để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ODA, cần thiết phải có các nghiên cứu, đánh giá định kỳ, toàn diện và các nghiên cứu chuyên sâu theo từng lĩnh vực, từ đó đưa ra những kiến nghị, đề xuất điều chỉnh các chính sách liên quan cho phù hợp với tình hình thực tế. Thực tế cho thấy, các Nhà tài trợ thường xuyên có các nghiên cứu, đánh giá tổng thể cũng như riêng biệt đối với từng dự án cụ thể sử dụng vốn ODA tại các nước tiếp nhận vốn. Tuy nhiên, các đánh giá này chủ yếu trên giác độ và yêu cầu của bản thân các nhà tài trợ. Để có cái nhìn đầy đủ và toàn diện việc sử dụng vốn ODA, Chính phủ nước tiếp nhận cần thiết có các đánh giá độc lập của riêng mình trên cơ sở tham khảo các ý kiến của nhà tài trợ, chuyên gia để từ đó có thể đưa ra những chính sách thích hợp.

Đề tài “Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) tại Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam“ mong muốn đưa ra tiếng nói tương đối khách quan về hiệu quả sử dụng vốn ODA tại Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong thời gian qua và kiến nghị một số giải pháp về chính sách trong thời gian tới. Qua việc phân tích và đánh giá thực chứng, kết hợp với phương pháp so sánh và lý giải bằng các lý luận và quan điểm kinh tế. Đề tài đã hoàn thành những nhiệm vụ sau:

1. Trình bày tóm tắt những lý thuyết chung về ODA: Khái niệm, hình thức, đặc điểm; các tiêu chí đánh giá hiệu quả sử dụng vốn ODA, các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng nguồn vốn này; vai trò của nguồn vốn ODA đối với phát triển nông nghiệp và nông thôn Việt Nam; và một số kinh nghiệm quốc tế trong việc quản lý và sử dụng vốn ODA trong phát triển nông nghiệp, nông thôn.

2. Phân tích thực trạng tình hình thu hút và sử dụng vốn ODA tại Việt Nam nói chung và tại Bộ NNo&PTNT nói riêng trong thời gian qua. Qua đó, đánh giá được vai trò to lớn của nguồn vốn ODA đối với những thành tựu mà ngành NNo&PTNT

nói chung và Bộ NNo&PTNT nói riêng đã đạt được trong thời gian qua như xây dựng, nâng cấp, sửa chữa các công trình thuỷ lợi, giao thông nông thôn, nước sạch nông thôn, xoá đói giảm nghèo, tăng cường hệ thống khoa học nông nghiệp, hoàn thiện thể chế, phát huy nội lực trong nước và tăng vị thế của ngành nông nghiệp trên trường quốc tế.

Bên cạnh những thành tựu đạt được, đề tài cũng đã chỉ ra được những tồn tại mà Bộ NNo&PTNT đang gặp phải trong quá trình sử dụng vốn ODA như: việc quy hoạch và phân bổ vốn ODA còn bất hợp lý, chưa có hệ thống văn bản pháp quy đồng bộ; công tác tổ chức, quản lý và điều hành dự án còn nhiều bất cập; năng lực và trình độ chuyên môn của các cán bộ còn nhiều hạn chế....

3. Trên cơ sở mục tiêu phát triển nông nghiệp, nông thôn và định hướng sử dụng vốn ODA tại Bộ NNo&PTNT trong thời gian tới, đề tài đã đưa ra các giải pháp từ phía Bộ NNo&PTNT và các Ban quản lý dự án trực thuộc Bộ nhằm giải quyết những tồn tại và nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng vốn ODA tại Bộ NNo&PTNT trong thời gian tới. Qua đó, đưa ra các kiến nghị đối với Chính phủ, Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch - đầu tư.

Tác giả tin tưởng rằng với sự nỗ lực khẩn trương, nghiêm túc rút kinh nghiệm và nhanh chóng khắc phục những tồn tại trong quy trình sử dụng vốn ODA của mình, trong thời gian tới, hiệu quả sử dụng vốn ODA tại Bộ NNo&PTNT sẽ được nâng lên rõ rệt, đóng góp quan trọng vào sự nghiệp phát triển nông nghiệp, nông thôn của đất nước.

Tuy nhiên, do tác giả chưa có kinh nghiệm thực tế nhiều, khả năng lý luận chưa thực sự sâu sắc, do vậy bài luận này cần được đóng góp ý kiến bởi những người quan tâm, có kinh nghiệm để nó được hoàn thiện hơn.

Cũng qua đây, tác giả muốn gửi lời cảm ơn của mình đến thầy giáo hướng dẫn, PGS. TS – Đào Văn Hùng, cũng các bác, các cô, các chú và các anh/chị đã và đang công tác tại Bộ NNo&PTNT đã giúp đỡ tác giả hoàn thành bài viết này./.

Một phần của tài liệu Tài chính, lưu thông tiền tệ và tín dụng (Trang 138 - 142)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(172 trang)
w