. Những kết quả của dự án có mang lại lợi ích cho người hưởng lợi, có giải quyết được các vấn đề kinh tế xã hội như đặt ra ban đầu hay
1.1.1.2. Các nhân tố chủ quan
a. Tình hình kinh tế, chính trị ở quốc gia tiếp nhận viện trợ
Thông thường các nhà tài trợ thường cấp vốn cho các nước có mối quan hệ chính trị tốt và sử dụng vốn ODA có hiệu quả. Vì vậy, các nhân tố kinh tế, chính trị của nước nhận tài trợ có ảnh hưởng lớn đến tình hình thu hút và sử dụng vốn ODA.
Trong môi trường này, các yếu tố như tăng trưởng kinh tế, tổng thu nhập quốc dân, lạm phát, thất nghiệp, cơ chế quản lý kinh tế, sự ổn định chính trị… sẽ có những tác động trực tiếp đến quá trình thu hút và sử dụng vốn ODA. Ví dụ, ở các quốc gia có cơ chế quản lý kinh tế tốt, 1% GDP viện trợ dẫn đến mức tăng trưởng bền vững tương đương với 0,5 % GDP. Vì vậy, ổn định về mặt chính trị, tăng trưởng về kinh tế là một trong những yếu tố đặc biệt quan trọng để vận động và thu hút ODA cho đất nước.
b. Xây dựng dự án
Việc xây dựng dự án ban đầu đóng vai trò rất quan trọng. Các chương trình/dự án được xây dựng phải nằm trong khuôn khổ, mục tiêu chung của Chính phủ, xuất phát từ nhu cầu thực tế của các vấn đề kinh tế - xã hội. Dự án được xây dựng bám sát với tình hình thực tế sẽ là nhân tố quan trọng dẫn đến sự thành công khi thực hiện sau này.
Đây là nhân tố quan trọng nhất tác động trực tiếp tới hiệu quả sử dụng vốn ODA. Ở những quốc gia có qui trình và thủ tục thông thoáng, thuận lợi cho công tác thực hiện các chương trình, dự án ODA thì ở nơi đó các chương trình, dự án ODA sẽ triển khai thuận lợi, đúng tiến độ và phát huy hiệu quả tốt qua đó sẽ làm tăng khả năng thu hút thêm nguồn vốn này.
Trong thời gian qua, Việt Nam đã làm rất tốt vấn đề này. Chính phủ đã có những động thái đáng ghi nhận như việc sửa đổi một số quy trình, thủ tục, quy định để đảm bảo thủ tục trong nước hài hòa với các quy định của nhà tài trợ thông qua hội thảo về hài hòa thủ tục diễn ra tại Hà Nội qua các năm.
d. Năng lực tài chính của các nước tiếp nhận viện trợ ODA
Đối với các chương trình/dự án ODA để tiếp nhận 1 USD vốn ODA thì các quốc gia tiếp nhận phải có ít nhất 15% vốn đảm bảo trong nước (khoảng 0.15 USD) làm vốn đối ứng. Ngoài ra, cần một lượng vốn đầu tư từ ngân sách cho công tác chuẩn bị các chương trình/dự án cũng không nhỏ. Bên cạnh đó, khi ký kết các hiệp định vay vốn từ nhà tài trợ, các nước tiếp nhận viện trợ cũng cần tính đến khả năng trả nợ trong tương lai vì nguồn vốn ODA không phải là của ”trời cho”, hiện tại chưa phải trả nợ, nhưng trong tương lai (30 – 40 năm tới), các nước này phải thanh toán các khoản nợ đến hạn của mình, trong đó có cả lãi vay. Những ví dụ thực tiễn về việc mất khả năng trả nợ của các nước Châu Phi đã chỉ rõ về sự cần thiết các nước nhận viện trợ phải có một tiềm lực tài chính nhất định.
e. Năng lực và đạo đức cán bộ quản lý và sử dụng vốn ODA
Năng lực và đạo đức của các cán bộ thực hiện chương trình, dự án ODA cũng là một nhân tố ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả sử dụng vốn ODA. Các cán bộ này cần phải có năng lực về đàm phán, ký kết dự án, triển khai thực hiện quản lý vốn, có kiến thức chuyên môn sâu về pháp luật, kinh tế, kỹ thuật, ngoại ngữ.... Bởi vì trên thực tế, các hoạt động thực hiện dự án vừa phải tuân thủ các qui định, luật pháp của Chính phủ Việt Nam vừa phải tuân thủ các qui định, hướng dẫn của nhà tài trợ.
Ngoài những năng lực về chuyên môn kể trên, các cán bộ quản lý dự án nhất thiết phải có những phẩm chất đạo đức tốt. Thật vậy, hiện nay chịu ảnh hưởng của cơ chế quản lý cũ, nhiều người còn có tâm lý bao cấp, coi ODA là thứ cho không, Chính phủ vay, Chính phủ trả nợ. Do vậy, thiếu trách nhiệm trong việc quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn vốn này. Thực chất ODA không phải là nguồn vốn dễ kiếm và không phải là cho không. Cả ODA không hoàn lại và ODA vốn vay đều đòi hỏi trách nhiệm rất cao của Chính phủ nước tiếp nhận trước dư luận trong nước cũng như dư luận nước tài trợ.
f. Sự cam kết mạnh mẽ, chỉ đạo sát sao và sự tham gia rộng rãi của các bên liên quan
Thật vậy, với sự tham gia rộng khắp của các ngành, các cấp và sự chỉ đạo sao đối với tất cả các giai đoạn của dự án sẽ giúp cho dự án đi đúng hướng, đạt được kế hoạch đề ra và có tính bền vững khi kết thúc. Chúng ta có thể thấy rõ điều này ở Việt Nam, với cơ chế quản lý theo chiều dọc và sự tuân thủ các mệnh lệnh hành chính từ cấp trên, thì chỉ khi nào thật sự các cấp, bộ ngành tham gia dự án cùng vào cuộc thì khi đó dự án mới có thể triển khai đúng tiến độ, đúng đối tượng và có hiệu quả.
Hiệu quả sử dụng vốn ODA cũng sẽ tăng lên khi có sự tham gia tích cực của các đối tượng thụ hưởng ở các cấp vào quá trình chuẩn bị, tổ chức thực hiện và theo dõi, giám sát. Sự tham gia của các đối tượng thụ hưởng vào các chương trình và dự án cũng sẽ giúp đảm bảo chọn lựa được các giải pháp đúng, các nguồn lực được sử dụng công khai, minh bạch, chống thất thoát, lãng phí, tham nhũng và đáp ứng trách nhiệm giải trình cũng như duy trì được lâu dài các lợi ích mà ODA mang lại.
g. Theo dõi, kiểm tra và giám sát việc thực hiện dự án
Công tác này đóng vai trò rất quan trọng quyết định đến sự thành công của dự án. Việc theo dõi, kiểm tra và giám sát dự án còn giúp thấy được những tồn tại, khó khăn cần giải quyết để từ đó có những điều chỉnh kịp thời, cả điều chỉnh về cách thức thực hiện dự án cũng như một số nội dung trong hiệp định tài chính đã ký kết (nếu thấy có những điểm bất hợp lý trong văn kiện của dự án so với thực tế), phục vụ việc ra quyết định của các cấp quản lý, nhằm đảm bảo chương trình/dự án được thực hiện
đúng mục tiêu, đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng và trong khuôn khổ các nguồn lực đã được xác định. Ngoài ra, nó còn giúp cho các cấp quản lý rút ra những bài học kinh nghiệm để áp dụng cho giai đoạn thực hiện tiếp theo và áp dụng cho các chương trình, dự án khác.