Dự án đã đào tạo và nâng cao năng lực được cho 152,362 người thông qua

Một phần của tài liệu Tài chính, lưu thông tiền tệ và tín dụng (Trang 165 - 172)

- Đề xuất mở rộng và tiếp tục thực hiện đã được xây dựng

Dự án đã đào tạo và nâng cao năng lực được cho 152,362 người thông qua

được cho 152,362 người thông qua 2,924 khoá đào tạo.

3. Tính hiệu suất

Mặc dù tỷ lệ lãi suất thương mại được áp dụng đối với việc cho vay hộ nông dân nhỏ nhưng dự án đã đạt được các mục tiêu đề ra một cách hiệu quả. Bằng việc hỗ trợ một phần lãi suất, chính phủ làm cho lãi suất này có thể chi trả được bởi cả những người dân tộc thiểu số nghèo để họ có thể tiếp cận với nguồn vốn và các hỗ trợ kỹ thuật liên quan.

Dự án cũng đã giúp tăng năng suất cũng như diện tích và sản lượng chè và cây ăn quả và đa số các chỉ tiêu đề ra trong hiệp định đề đã vượt xa. Dự án cũng đã giúp người người nông dân tăng sản lượng, giảm chi phí đầu tư và tăng hiệu quả trong sản xuất.

4. Tính bền vững

Đa số các hoạt động chính của dự án đều được tiến hành bởi người nông dân, họ trở thành những doanh nhân vay vốn theo lãi xuất thương mại để phát triển doanh nghiệp của họ. Với môi trường chính sách tốt mà Chính phủ đang thúc đẩy thì những doanh nghiệp này có khả năng duy trì hoạt động một cách độc lập và bền vững khi dự án kết thúc.

Bên cạnh đó, để giúp người nông dân trong phát triển kinh tế, dự án đã chuẩn bị và in ấn được 22 cuốn sổ tay và phân phát cho 208,941 người hưởng lợi. Dự án cũng thường xuyên tổ chức các buổi tập huấn, đào tạo hướng dẫn người dân trong việc sử dụng cuốn sổ tay này và các phương pháp phát triển kinh tế gia đình, sử dụng nguồn vốn cho vay có hiệu quả.

Với hoạt động hỗ trợ tái cơ cấu/đổi mới trang thiết bị các viện nghiên cứu chè và cây ăn quả, tạo điều kiện giúp đỡ về giống và hỗ trợ kỹ thuật cho người nông dân, đặc biệt khi dự án kết thúc. Đây là yếu tố quan trọng giúp cho việc trợ giúp của dự án được bền vững.

5. Tính tác động

So với mục tiêu ban đầu la 26,800 ha, dự án đã trồng mới và phục hồi được 41,000ha cây chè và cây ăn quả, phủ xanh đất trồng, bảo vệ đất, chống xói mòn.

Các diện tích cây trồng này hầu như là các diện tích không được tưới tiêu tốt và không thích hợp cho việc trồng cây nông nghiệp thâm canh nên dự án đã giúp người nông dân chuyển từ hệ thống nông nghiệp không bền vững sang hệ thống các cây trồng lâu năm và đồng thời nâng cap chất lượng của môi trường.

Bên cạnh đó, dự án cũng đã tạo ra 112,600 việc làm mới cho người dân, giúp người dân nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống và phát triển kinh tế.

Tồn tại:

1. Tiến độ thực hiện dự án đã bị chậm so với thiết kế ban đầu (10/2001 – 12/2006), nhưng thực tế thực hiện bị chậm nửa năm, dự án xin gia hạn thêm 01 năm, đến tháng 12/2007, mới kết thúc dự án.

2. Trong hợp phần cho vay phát triển trồng cây ăn quả, trong đó, có cây dứa và cây vải là không có tính bền vững vì hầu hết các hộ dân trồng dứa và vải đều không có đầu ra cho sản phẩm.

Nguyên nhân:

1. Khâu thiết kế dự án:

Có thể nói, khâu thiết kế của dự án đã được thực hiện tương đối tốt ở tất cả các khâu. Tuy nhiên, đối với hoạt động hỗ trợ người dân vay vốn để trồng dứa và cây vải là chưa tốt. Mặc dù, người dân vay vốn để trồng dứa và cây ăn quả cho năng suất rất cao, sản phẩm đầu ra rất tốt. Tuy nhiên, đây là 2 loại quả chín rất nhanh, chỉ trong vòng 1 tuần – 1 tháng, toàn bộ các cây dứa và vải đều chín hết, nhà máy thì không đủ khả năng chế biến với số lượng lớn như vậy. Dẫn đến việc người dân không bán được sản phẩm, để thối ... không hoàn được vốn và khó có khả năng trả lãi ngân hàng chứ chưa nói đến việc trả gốc. Ví dụ này có thể thấy ở Huyện Lục Ngạn - Bắc Giang (dự án hỗ trợ trồng vải), hay ở Huyện Như Thanh, Cẩm Thuỷ - Thanh Hoá (dự án hỗ trợ trồng dứa).... Nguyên nhân chính của tình trạng này là do trong dự án chưa có hợp phần thị trường, tìm đầu ra cho sản phẩm.

Việc tổ chức đấu thầu tuyển chọn chuyên gia tư vấn, xây lắp và mua sắm thiết bị tại dự án bị kéo dài. Đặc biệt các gói thầu về tuyển chọn tư vấn, và xây lắp, mua sắm trang thiết bị cho các trung tâm nghiên cứu chè và cây ăn quả, các gói thầu này mất đến 3 năm để hoàn thành (từ khi xây dựng đến khi thực hiện xong).

Bên cạnh đó, một số tư vấn của dự án được lựa chọn chưa đáp ứng được yêu cầu công việc. Kết quả các báo cáo tư vấn không thực sự giúp ích cho việc triển khai các công việc của dự án. Một phần là do những chuyên gia tư vấn này đi theo lối mòn và là những người cũ, sử dụng công nghệ/kiến thức cũ cho nên không còn phù hợp; mặt khác, chuyên gia tư vấn có mối quan hệ với cán bộ dự án, cán bộ của Bộ, cho nên việc lựa chọn chuyên gia không hẳn dựa trên năng lực và kinh nghiệm.

3. Vấn đề thuế:

Về thuế GTGT: Trong cơ cấu chi tiêu của dự án, hoạt động chi tiêu thường xuyên, ADB chỉ tài trợ 62%, còn 38% là lấy từ ngân sách nhà nước. Do vậy, theo quy định của Luật thuế GTGTchỉ 62% là được hoàn thuế GTGT. Trong khi đó, việc phân bổ tỷ lệ chi tiêu này gặp rất nhiều khó khăn, nhưng khi hoàn thành và mang ra kho bạc để xác nhận thì kho bạc lại yêu cầu Bộ phải xác nhận là không dùng vốn NSNN để trả thuế GTGT. Do đó, khâu hoàn thuế GTGT của dự án gặp rất nhiều khó khăn, mất nhiều thời gian, từ 1- 3 tháng (theo quy định là 3 – 5 ngày).

Về thuế TNCN: Trong quá trình thực hiện, dự án cũng thuê nhiều chuyên gia tư vấn nước ngoài, và cũng như dự án Ngành cơ sở hạ tầng nông thôn, việc bố trí vốn đối ứng của dự án để nộp thuế cũng gặp nhiều khó khăn.Trên thực tế, Dự án đã mất gần 1 năm để có được vốn đối ứng nộp thuế cho những cá nhân này.

Bên cạnh đó, dự án cũng có một số tư vấn nước ngoài được miễn thuế TNCN theo quy định. Tuy nhiên, thủ tục xin cấp giấy chứng nhận miễn thuế từ Bộ Kế hoạch - đầu tư mất nhiều thời gian và do đó ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ thực hiện.

Đặc trưng của dự án là có cả phần vốn cho XDCB do Bộ Kế hoạch và đầu tư chủ trì và phần vốn hành chính sự nghiệp do Bộ Tài chính chủ trì, do đó cùng một lúc, dự án phải làm việc với 2 cơ quan, lập ngân sách riêng, với 2 hệ thống hướng dẫn và 2 định mức khác nhau, làm mất nhiều thời gian, chậm tiến độ phê duyệt ngân sách, từ đó làm chậm tiến độ thực hiện dự án.

5. Công tác kiểm tra, giám sát:

Việc duyệt ngân sách hàng năm và báo cáo tài chính hàng năm do Vụ Kế hoạch – Tài chính của Bộ thực hiện. Tuy nhiên, thực tế Vụ chỉ làm công việc duyệt ngân sách hàng năm, công việc này mất rất nhiều thời gian. Mặc dù dự án đã hoàn thành việc lập ngân sách sớm, vào đầu tháng 1 năm sau, nhưng thông thường phải đến tháng 3, tháng 4 năm sau kế hoạch ngân sách mới được phê duyệt, làm chậm tiến độ thực hiện các hoạt động của dự án.

Bên cạnh đó, công tác quyết toán tài chính hàng năm, theo quy định Vụ Kế hoạch – Tài chính phải thực hiện, nhưng thực tế công tác này đã không được làm, mà chỉ dựa vào báo cáo kiểm toán hàng năm. Và công tác quyết toán dự án chỉ được thực hiện khi dự án kết thúc, gây phiền phức và mất nhiều thời gian.

6. Sự khác biệt giữa quy đinh của ADB và chính phủ:

Hầu hết các cán bộ dự án chưa biết đến thủ tục thực hiện dự án của ADB, cho nên đã mất rất nhiều thời gian để thực hiện các thủ tục đấu thầu, sơ tuyển nhà thầu, tổ chức đấu thầu. Trong khi đó, các cán bộ của Bộ lại cũng không thật sự có kinh nghiệm trong đấu thầu quốc tế cho nên việc trình qua, trình lại giữa Bộ và ADB mất nhiều thời gian.

7. Sự tham gia của BQL các dự án Nông nghiệp:

Đối với những hoạt động vượt thẩm quyền của Giám đốc dự án, dự án phải trình lên Trưởng ban – Ban quản lý các dự án Nông nghiệp (CPO nông nghiệp). Trong khi đó, ông ta lại không sâu sát với các hoạt động của dự án, nên dự án phải mất rất nhiều thời gian đi lại để giải trình các nội dung. Ngoài ra, một số nội dung hoạt động

Trưởng ban lại phải trình lên Bộ trưởng/thứ trưởng để quyết định, nên một lần nữa dự án lại phải giải thích, mất rất nhiều thời gian.

8. Năng lực của các cán bộ thực hiện dự án:

Hầu hết các cán bộ dự án ở cả cấp trung ương và địa phương được biệt phái từ Bộ NNo&PTNT, Sở NNo&PTNT các tỉnh sang. Giám đốc BQL dự án các tỉnh đều là kiêm nhiệm, cùng một lúc phải đảm nhận chức vụ tại nhiều dự án thuộc Sở, cho nên không sâu sát được với dự án, hoạt động của dự án hầu như được giao chi Điều phối viên. Đối với những tỉnh mà Điều phối viên trẻ không có kinh nghiệm, thì hoạt động của dự án tại tỉnh đó bị chậm và không hiệu quả.

Bên cạnh đó, cần phải nói đến là năng lực của cán bộ biệt phái còn rất nhiều hạn chế, đa số họ có thói quen làm việc trong lĩnh vực Nhà nước, chậm làm quen/thay đổi với những quy định mới và không có kinh nghiệm làm việc trong các dự án quốc tế. Cho nên, công việc thực hiện dự án tại các tỉnh gặp rất nhiều khó khăn.

Một vấn đề nữa là các cán bộ tài chính tại các tỉnh hầu hết là biệt phái, và theo quyết định là dành 100% thời gian cho công việc của dự án. Tuy nhiên, thực tế họ vẫn vừa thực hiện công việc của dự án, vừa thực hiện công việc bên Sở Nông nghiệp. Cho nên, một mặt những hạn chế về năng lực chưa được khắc phục, mặt khác công tác báo cáo, quyết toán tài chính bị ảnh hưởng.

PHỤ LỤC 4

Những nhân tố quyết định đến hiệu quả sử dụng vốn ODA tại các dự án của Bộ NNo&PTNT

1. Công tác thiết kế dự án:

Đảm bảo thuê được những tư vấn có kinh nghiệm, am hiểu tình hình thực tế địa phương. Việc thiết kế để phù hợp nhất thiết phải có sự tham gia của địa phương/cộng đồng hưởng lợi. Bên cạnh đó, khi thiết kế dự án cũng cần tính đến đầu ra cho sản phẩm, đảm bảo tính bền vững của dự án.

2. Đầu thầu và lựa chọn tư vấn:

Công tác lựa chọn tư vấn phải được thực hiện ngay tư ban đầu, với việc lựa chọn những người có kinh nghiệm, năng lực và am hiểu về quy định của nhà tài trợ làm cơ sở thiết kế dự án phù hợp, xây dựng quy trình thực hiện dự án.

Việc đấu thầu phải được thực hiện một cách nghiêm túc, trên cơ sở những cán bộ có năng lực và kinh nghiệm, đảm bảo lựa chọn được nhà thầu đủ năng lực (chuyên môn, tài chính).

3. Vấn đề thuế:

Đối với các dự án sử dụng vốn ODA, cần đơn giản và cải tiến quy trình về thuế để đảm bảo khắc phục những tồn tại về thuế GTGT, thuế TNCN...

4. Bố trí vốn đối ứng thực hiện dự án:

Chính phủ nên cân nhắc và xem xét khả năng đóng góp của người hưởng lợi ở những vùng xa, dân tộc thiểu số.. để bố trí vốn đối ứng cho phù hợp tránh việc không có vốn trong quá trình thực hiện, làm giảm tiến độ thực hiện dự án.

Bố trí vốn đối ứng để nộp thuế cũng là vấn đề cần được xác định rõ ràng ngay trong khâu xây dựng và thiết kế dự án, để đảm dự án có đủ vốn đối ứng để thực hiện.

5. Hài hoà hoá thủ tục giữa Chính phủ và nhà tài trợ:

Đây là yếu tố quan trọng giúp việc thực hiện dự án có hiệu quả, đáp ứng được tiến độ đề ra.

6. Công tác thực hiện dự án:

Cấn có hướng dẫn quy trình thực hiện dự án ngay từ ban đầu; thống nhất quy trình xét duyệt dự án tại các tỉnh, đảm bảo có sự đồng nhất, bổ trí vốn đối ứng trong quá trình giải phóng mặt bằng.

7. Đảm bảo sự tham gia của người dân/cộng đồng hưởng lợi: từ khâu thiết kế đến khâu thực hiện và duy trì kết quả của dự án.

8. Quản lý đầu tư và xây dựng:

Cần thiết phải xác định cụ thể cơ quan chủ trì để lập kế hoạch vốn hàng năm đối với dự án hồn hợp vừa có yếu tố XDCB, vừa có yếu tố HCSN để giảm bớt thời gian, đáp ứng tiến độ giải ngân đề ra.

9. Tăng cường năng lực của đội ngũ cán bộ thực hiện dự án: cả ở cấp trung ương và địa phương.

10.Tăng cường công tác kiểm tra/giám sát việc thực hiện dự án: đảm bảo xây dựng được quy chế giám sát/kiểm tra hiệu quả sẽ là tác nhân chính nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn.

Một phần của tài liệu Tài chính, lưu thông tiền tệ và tín dụng (Trang 165 - 172)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(172 trang)
w