Tác giả chỉ tập trung vào các chỉ tiêu đo lường liên quan đến lĩnh vực NNo & PTNT để làm cơ sở nghiên cứu và đánh giá hiệu quả sử dụng vốn ODA tại chương 2.

Một phần của tài liệu Tài chính, lưu thông tiền tệ và tín dụng (Trang 41 - 44)

Các chỉ tiêu Đơn vị tính

Số lượng/Tỷ lệ người có việc làm tăng khi có dự án Người/% Số lượng giao thông tham gia bình quân hàng năm/tăng so với trước

khi có dự án SL xe/ngàyLần Giảm thiểu thời gian tham gia giao thông trong việc tiếp cận các dịch

vụ xã hội, các cơ sở hạ tầng xã hội quan trọng Số giờ/ngày% Số km đường giao thông nông thôn được xây mới, nâng cấp Km Chi phí vận chuyển nông sản giảm so với trước khi có dự án % Thu nhập của người dân tăng so với trước khi có dự án % Diện tích canh tác được phục hồi và mở rộng Ha

- Một số chỉ tiêu đo lường hiệu quả sử dụng vốn ODA trong lĩnh vực thuỷ lợi:

Các chỉ tiêu

Đo lường Hiệu quả:

. Sản lượng sản xuất vụ mùa chủ yếu tăng nhờ có dự án (tấn)

. Lượng nước tưới hàng năm/ha (m3/ha)

. Lượng nước cung cấp/ngày (m3/ngày) Đo lường tính tác động:

. Diện tích đất được tưới nước (ha)

. Hiệu quả vụ mùa nhờ sử dụng hệ thống kênh/mương

. Sản lượng nông nghiệp tăng nhờ sử dụng hệ thống kênh/mương

. Hiệu suất nước tưới/diện tích đất trồng

. Tỷ lệ nghèo đói (tỷ lệ giữa % dân số dưới chuẩn ngèo khi không có dự án/% dân số dưới chuẩn nghèo khi có dự án)

Đo lường tính bền vững:

. Sự thay đổi của mức và chất lượng nước ngầm

. Chỉ số đo lường về sức khoẻ con người khi sử dụng nguồn nước

. Sự tham gia của người dân trong việc quản lý hệ thống thuỷ lợi (tỷ lệ giữa diện tích đất (ha) có hệ thống tưới tiêu/tổng diện tích thực hiện dự án).

- Một số chỉ tiêu đo lường hiệu quả hiệu quả sử dụng vốn ODA trong lĩnh vực lâm nghiệp:

Các chỉ tiêu:

Phát triển kinh tế:

. % thay đổi (ngày càng tăng) đóng góp của lĩnh vực lâm nghiệp trong tổng sản phầm quốc dân (tổng sản phẩm quốc nội)

. % thay đổi về thu nhập có được từ việc xuất khẩu các sản phẩm trong lĩnh vực lâm nghiệp

. % thay đổi trong giá trị tăng thêm đối với các sản phẩm được sản xuất từ rừng Giảm nghèo:

. % thay đổi về công an việc làm trong lĩnh vực lâm nghiệp theo các khu vực, đặc biệt là nhóm nghèo nhất

. % thay đổi về an ninh lương thực đối với các hộ sống trong khu vực rừng Bảo vệ môi trường:

. % thay đổi tỷ lệ phá rừng

. % thay đổi hệ sinh thái rừng trong hệ thống bảo tồn quốc gia Công bằng xã hội:

. Tăng cường khả năng tiếp cận/tham gia của người dân địa phương đối việc quản lý và khai thác rừng (%)

. Tăng cường sự tham gia của phụ nữ trong các hoạt động lâm nghiệp như sự tham gia của phụ nữ trong cơ quan nhà nước trong lĩnh vực lâm nghiệp

b. Theo thời điểm đánh giá

Công tác đánh giá được tiến hành định kỳ và đột xuất (khi cần thiết). Công tác đánh giá định kỳ được tiến hành theo 04 giai đoạn chủ yếu sau2:

+ Đánh giá ban đầu: Được tiến hành ngay khi một chương trình/dự án bắt đầu nhằm xem xét tình hình trên thực tế so với những mô tả trong văn kiện dự án đã được phê duyệt nhằm tìm ra những giải pháp trong giai đoạn ban đầu khi chuẩn bị thiết kế kỹ thuật và kế hoạch công tác chi tiết.

Nội dung đánh giá gồm: đánh giá khâu chuẩn bị dự án từ khâu lập, trình duyệt nghiên cứu khả thi, chuẩn bị vốn, giải phóng mặt bằng, thành lập ban quản lý…

+ Đánh giá giữa kỳ: Được tiến hành tại thời điểm giữa của chu trình đầu tư nhằm xem xét tiến độ thực hiện so với thời điểm khởi công và, nếu cần thiết, khuyến nghị các điều chỉnh.

Nội dung đánh giá bao gồm: đánh giá tiến độ thực hiện dự án, tìm ra yếu tố, nguyên nhân làm chậm tiến độ dự án, các chi phí tăng thêm làm giảm hiệu quả của dự

2 Mục 2.4, trang 13- Sổ tay theo dõi và đánh giá các chương trình, dự án ODA, do Dự án ”Tăng cường năng lực theo dõi và đánh giá dự án Việt Nam – Australia” giai đoạn II biên soạn; Điều 34 - cường năng lực theo dõi và đánh giá dự án Việt Nam – Australia” giai đoạn II biên soạn; Điều 34 - Nghị định số 131/2006/NĐ- CP ngày 06/11/2006 của Chính phủ.

án so với ban đầu, những thay đổi cần thiết của dự án trong quá trình thực hiện so với thiết kế dự án ban đầu.

+ Đánh giá kết thúc: Tiến hành ngay sau khi kết thúc thực hiện chương trình/dự án nhằm xem xét các kết quả đạt được và tổng kết toàn bộ quá trình thực hiện, rút ra kinh nghiệm cần thiết và cung cấp cơ sở cho việc lập báo cáo kết thúc dự án.

Nội dung đánh giá bao gồm: đánh giá các kết quả thực hiện của chương trình/dự án có đạt được theo kế hoạch đề ra ban đầu hay không; đánh giá lại toàn bộ thời gian thực hiện dự án từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm cần thiết và những đề xuất tiếp theo (nếu có).

+ Đánh giá tác động: Tiến hành vào một thời điểm thích hợp trong vòng ba năm, kể từ ngày đưa chương trình/dự án kết thúc và đi vào khai thác, sử dụng nhằm làm rõ tính hiệu quả, tính bền vững và tác động kinh tế xã hội của chương trình/dự án so với mục tiêu đặt ra ban đầu.

Nội dung của việc đánh giá này nhằm xem xét tính bền vững và tác động của dự án đối với cộng đồng xã hội/người hưởng lợi sau khi dự án kết thúc.

Có thể tóm tắt lại quy trình đánh giá này như sau:

Bảng 1.2: Mối quan hệ về thời điểm đánh giá dự án

Theo thời kỳ Các câu hỏi chính

Đánh giá đầu kỳ .Dự án được thiết kế có phù hợp với tình hình thực tế khi triển khai dự án hay không?

Một phần của tài liệu Tài chính, lưu thông tiền tệ và tín dụng (Trang 41 - 44)