Kinh nghiệm quản lý ODA ở một số nước trên thế giớ

Một phần của tài liệu Tài chính, lưu thông tiền tệ và tín dụng (Trang 53 - 58)

. Những kết quả của dự án có mang lại lợi ích cho người hưởng lợi, có giải quyết được các vấn đề kinh tế xã hội như đặt ra ban đầu hay

1.1.1. Kinh nghiệm quản lý ODA ở một số nước trên thế giớ

a. Kinh nghiệm của Trung Quốc: Quản lý tập trung, thực hiện phi tập trung

Năm 1980 đến cuối 2005, tổng số vốn ODA WB cam kết với Trung Quốc là 39 tỷ USD (người Trung Quốc gọi là “vay vốn Chính phủ nước ngoài”). Vốn ODA đóng một vai trò rất tích cực trong việc thúc đẩy cải cách và phát triển ở Trung Quốc với 263 dự án được thực hiện ở tất cả các lĩnh vực kinh tế, xã hội, môi trường, và ở khắp các địa phương.

Tóm tắt nguyên nhân thành công của việc sử dụng ODA ở Trung Quốc có mấy điểm: Có chiến lược hợp tác tốt; Xây dựng tốt các dự án; Cơ chế điều phối và thực hiện tốt; Cơ chế theo dõi và giám sát chặt chẽ.

Trung Quốc đặc biệt đề cao vai trò của việc quản lý và giám sát. Hai cơ quan Trung ương quản lý ODA là Bộ Tài chính (MoF) và Ủy ban cải cách và phát triển quốc gia (NDRC). MoF làm nhiệm vụ “đi kiếm tiền”, đồng thời là cơ quan giám sát việc sử dụng vốn. MoF yêu cầu các Sở Tài chính địa phương thực hiện kiểm tra thường xuyên hoạt động của các dự án, phối hợp với WB đánh giá từng dự án.

Các Bộ ngành chủ quản và địa phương có vai trò quan trọng trong thực hiện và phối hợp với MoF giám sát việc sử dụng vốn.

Việc trả vốn ODA ở Trung Quốc theo cách “ai hưởng lợi, người đó trả nợ”. Quy định này buộc người sử dụng phải tìm giải pháp sản sinh lợi nhuận và lo bảo vệ nguồn vốn.

b. Kinh nghiệm của Ba Lan: Vốn vay không hoàn lại vẫn phải giám sát chặt Ba Lan quan niệm để sử dụng vốn ODA đạt hiệu quả, trước hết phải tập trung đầu tư vào nguồn nhân lực và năng lực thể chế. Chính phủ Ba Lan cho rằng, giao việc thực hiện dự án ODA cho các bộ phận hành chính là không thích hợp.

Cơ sở luật pháp rõ ràng và chính xác trong toàn bộ quá trình là điều kiện để kiểm soát và thực hiện thành công các dự án ODA. Ba Lan đề cao hoạt động phối hợp với đối tác viện trợ.

Ở Ba Lan, các nguồn hỗ trợ được coi là “quỹ tài chính công”. Việc mua sắm tài sản công phải tuân theo Luật mua sắm công và theo những quy tắc kế toán chặt chẽ. Quá trình giải ngân khá phức tạp nhằm kiểm soát đồng tiền được sử dụng đúng mục đích. Trong đó, nhà tài trợ có thể yêu cầu nước nhận viện trợ thiết lập hoặc sửa đổi hệ thống thể chế và hệ thống luật pháp. Cơ quan chịu trách nhiệm gồm có các Bộ, một số cơ quan Chính phủ, trong đó Bộ Phát triển đóng vai trò chỉ đạo.

Ba Lan đặc biệt chú trọng công tác kiểm soát và kiểm toán. Công tác kiểm toán tập trung vào kiểm toán các hệ thống quản lý. Trong đó chịu trách nhiệm gồm có kiểm toán nội bộ trong mỗi cơ quan, các công ty kiểm toán nước ngoài được thuê, và

các dịch vụ kiểm toán của Ủy ban châu Âu. Khi công tác kiểm toán phát hiện có những sai sót, sẽ thông báo các điểm không hợp lệ cho tất cả các cơ quan.

Công tác kiểm soát tập trung vào kiểm tra tình hình hợp pháp và tính hợp thức của các giao dịch, kiểm tra hàng năm và chứng nhận các khoản chi tiêu, kiểm tra cuối kỳ, kiểm tra bất thường.

Chính phủ Ba Lan cho rằng, kiểm tra và kiểm toán thường xuyên không phải để cản trở mà là để thúc đẩy quá trình dự án.

c. Kinh nghiệm của Malaysia: Phối hợp chặt chẽ với nhà tài trợ cùng kiểm tra đánh giá

Ở Malaysia, vốn ODA được quản lý tập trung vào một đầu mối là Văn phòng Kinh tế Kế hoạch. Vốn ODA được đất nước này dành cho thực hiện các dự án xóa đói giảm nghèo, nâng cao năng lực cho người dân.

Văn phòng Kinh tế Kế hoạch Malaysia là cơ quan lập kế hoạch ở cấp Trung ương, chịu trách nhiệm phê duyệt chương trình dự án, và quyết định phân bổ ngân sách phục vụ mục tiêu phát triển quốc gia.

Malaysia đánh giá cao hỗ trợ kỹ thuật từ các nhà tài trợ. Mục đích lớn nhất của Malaysia là nhận hỗ trợ kỹ thuật để tăng cường năng lực con người thông qua các lớp đào tạo.

Malaysia công nhận rằng họ chưa có phương pháp giám sát chuẩn mực. Song chính vì vậy mà Chính phủ rất chú trọng vào công tác theo dõi đánh giá. Kế hoạch theo dõi và đánh giá được xây dựng từ lập kế hoạch dự án và trong lúc triển khai.

Cũng tương tự như Ba Lan, Malaysia đặc biệt chú trọng đơn vị tài trợ trong hoạt động kiểm tra, giám sát. Phương pháp đánh giá của đất nước này là khuyến khích phối hợp đánh giá giữa nhà tài trợ và nước nhận viện trợ, bằng cách hài hòa hệ thống đánh giá của hai phía. Nội dung đánh giá tập trung vào hiệu quả của dự án so với chính sách và chiến lược, nâng cao công tác thực hiện và chú trọng vào kết quả.

Hoạt động theo dõi đánh giá được tiến hành thường xuyên. Cũng quan niệm như Ba Lan, Malaysia cho rằng công tác theo dõi đánh giá không hề làm cản trở dự án, trái lại sẽ giúp nâng cao tính minh bạch, và đặc biệt là giảm lãng phí.

d. Kinh nghiệm Mexico

Ngày 12/8/1982 Mexico công bố với cộng đồng tài chính quốc tế là nước này đã sử dụng gần hết nguồn dự trữ ngoại tệ quốc gia và không còn khả năng thanh toán các khoản nợ nước ngoài đến hạn nữa. Tại thời điểm đó nợ nước ngoài của Mexico lên đến 80 tỷ USD, làm cho Mexico trở thành nước đang phát triển có số nợ lớn thứ hai (sau Brazil) trên thế giới.

Nguyên nhân đưa Mexico và một số nước đến khủng hoảng nợ trong những năm 80 có nhiều, bao gồm các nguyên nhân khách quan và chủ quan. Các nguyên nhân khách quan bao gồm sự biến động của lãi suất quốc tế trên thị trường quốc tế, lãi suất LIBOR năm 1978 khoảng 9%/năm tăng lên 12%/năm trong năm 1979 và 16%/năm trong năm 1981, trong khi đó giá hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của các nước đang phát triển giảm đột ngột, cụ thể là mức giá năm 1981 giảm 14,6% so với năm 1980, năm 1982 giảm 12% so với năm 1981. Lãi suất tăng đột ngột làm cho nghĩa vụ trả nợ của các nước đang phát triển tăng, ngược lại giá hàng xuất khẩu giảm làm cho nguồn thu ngoại tệ giảm không đáp ứng được nghĩa vụ trả nợ. Ngoài ra, nguyên nhân chủ quan nằm trong chính sách vay và sử dụng vốn của Mexico trực tiếp làm cho Mexico rơi vào tình trạng khủng hoảng.

Trong 3 thập kỷ 40, 50, 60 kinh tế Mexico đạt mức tăng trưởng khá. Đến những năm 70 và đầu những năm 1980 Chính phủ khuyến khích phát triển công nghiệp đặc biệt là các ngành công nghiệp thay thế hàng nhập khẩu. Nguồn vốn để tài trợ cho chính sách công nghiệp này là sử dụng nguồn thu từ dầu mỏ, tăng mức bội chi ngân sách, và đẩy mạnh vay nợ nước ngoài. Năm 1982, thâm hụt ngân sách của Mexico đạt mức 18% GNP. Nguyên nhân của cuộc khủng hoảng là do bội chi ngân sách lớn, cán cân thương mại thâm hụt, tổng số nợ nước ngoài lớn, dự trữ ngoại tệ cạn kiệt, lạm phát cao (năm 1987 là 150%).

Khủng hoảng nợ thế giới trong những năm 1980 chủ yếu xẩy ra tại các nước Châu Mĩ La tinh. Tại Châu Á có 2 nước là Philippine và Indonesia lâm vào khủng hoảng nợ.

Kinh tế Philippine phát triển rất nhanh sau đại chiến thế giới II. Vào những năm 50, thu nhập đầu người của Philippine cao nhất trong khu vực đông nam á và cao hơn cả Hàn Quốc. Philippine là nước giàu tài nguyên khoáng sản (trừ dầu mỏ). Hiện nay thu nhập theo đầu người của Philippine khoảng 900 USD thấp hơn nhiều so với Malaysia, Singapore, Thái Lan hay Hàn Quốc. Nền kinh tế Philippine hiện nay còn nhiều thách thức đó là khoảng cách giàu nghèo lớn, vấn đề suy dinh dưỡng, nạn phá rừng, cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên và mức nợ nước ngoài lớn (29 tỷ USD năm 1993).

Khoản nợ nước ngoài khổng lồ của Philippine hình thành do chính sách vay nợ của Chính phủ trong những năm 1970 dưới thời Tổng thống Marcos, mà nguyên nhân quan trọng là sự tham nhũng của gia đình Marcos. Một ví dụ điển hình là việc xây dựng nhà máy điện nguyên tử trị giá 2,2 tỷ USD bằng vốn vay tại tỉnh Bataan. Vị trí của nhà máy điện nguyên tử nằm cách khu vực núi lửa 8 km. Mặc dù các nhà khoa học báo trước rằng ảnh hưởng của núi lửa trong vòng bán kính 40 km, song do nhà thầu đã hối lộ Chính phủ nên dự án vẫn được tiến hành. Khi nhà máy được xây xong, vì lý do an toàn nên đã không được đưa vào vận hành. Kết quả là đất nước Philippine phải gánh chịu khoản nợ nước ngoài lớn không có nguồn bù đắp. Sau khi Chính phủ Marcos bị lật đổ, Chính phủ Aquino lên thay đã kiện nhà thầu vì tội hối lộ, và nhà thầu đã chấp nhận bồi thường cho Chính phủ Philippine 100 triệu USD và cung cấp thêm 1 khoản tín dụng mới trị giá 400 triệu USD để nâng cấp độ an toàn cho nhà máy, song để đưa nhà máy vào vận hành vẫn còn là vấn đề tranh cãi.

Để có nguồn trả nợ nước ngoài một cách nhanh nhất, Chính phủ Philippine đã phải đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng truyền thống của mình bao gồm gỗ và các hàng nông sản khác. Việc khai thác quá mức các hàng hoá này dẫn đến cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên và huỷ hoại môi trường. Ngoài ra Chính phủ còn phải cắt giảm

chi ngân sách kể cả cắt giảm chi phúc lợi xã hội để trả nợ và hậu quả là vấn đề suy dinh dưỡng của trẻ em, tỷ lệ chết của trẻ em tăng cao và hàng loạt các vấn đề xã hội khác nảy sinh.

Tóm lại, không có mô hình nào được coi là chuẩn mực và luôn luôn đúng cho mọi quốc gia tại mọi thời điểm. Các nước sử dụng vốn vay nước ngoài thành công (Trung Quốc, Ba Lan hay Malaysia…) là nước đã dùng vốn vay để xây dựng cơ sở vật chất tạo đà tăng trưởng, tập trung vốn để phát triển các ngành công nghiệp xuất khẩu mũi nhọn, mức đầu tư cho giáo dục lớn. Đồng thời các nước này đã linh hoạt điều chỉnh chính sách kịp thời để không lâm vào khủng hoảng nợ. Các nước sử dụng vốn vay nước ngoài không thành công là nước dùng vốn vay để phát triển các ngành công nghiệp hướng nội, công nghiệp thay thế nhập khẩu, dùng vốn vay để trợ cấp cho các ngành công nghiệp yếu kém trong nước (Mexico), hay sự tham nhũng của Chính phủ đã đưa vốn vay vào các dự án không có hiệu quả (Philippine).

Một phần của tài liệu Tài chính, lưu thông tiền tệ và tín dụng (Trang 53 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(172 trang)
w