Vai trò của ODA đối với phát triển nông nghiệp, nông thôn Việt Nam

Một phần của tài liệu Tài chính, lưu thông tiền tệ và tín dụng (Trang 52 - 53)

. Những kết quả của dự án có mang lại lợi ích cho người hưởng lợi, có giải quyết được các vấn đề kinh tế xã hội như đặt ra ban đầu hay

1.1.2. Vai trò của ODA đối với phát triển nông nghiệp, nông thôn Việt Nam

Ngành nông nghiệp theo nghĩa rộng bao gồm nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ lợi và phát triển nông thôn vừa là ngành sản xuất vật chất, vừa là một trong những ngành mang tính xã hội rộng lớn có liên quan trực tiếp đến việc bảo vệ môi trường sinh thái. Ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn không những sản xuất các sản phẩm thiết yếu của đời sống xã hội mà còn là ngành phục hồi, bảo vệ và phát triển nguồn tài nguyên vô cùng quí giá đó là đất, nước, rừng. Kết quả sản xuất nông nghiệp có tác động mạnh vào đời sống kinh tế - xã hội, đất nước. Nhưng sản xuất nông nghiệp lại luôn phải đối mặt với sự tác động to lớn của thiên nhiên, khí hậu, thời tiết, chịu nhiều yếu tố rủi ro, tỷ suất lợi nhuận thấp… nên không hấp dẫn các nhà đầu tư. Trong khi đó, là một nước nông nghiệp, phát triển nông nghiệp, nông thôn có vai trò đặc biệt quan trọng đối với kinh tế - xã hội ở Việt Nam. Chính vì vậy, để phát triển kinh tế xã hội của đất nước phải bắt đầu từ đầu tư cho nông nghiệp và phát triển nông thôn.

Nguồn vốn ODA chính là nguồn vốn đầu tư cần thiết giúp Việt Nam thực hiện công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn Việt Nam, chuyển giao công nghệ mới, kinh nghiệm quản lý tiên tiến, hỗ trợ công cuộc chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp và nông thôn theo hướng phá thế độc canh cây lúa, đa dạng hoá các sản phẩm nông nghiệp theo yêu cầu của thị trường, góp phần thúc đẩy phát triển nông nghiệp nông thôn Việt Nam.

Tầm quan trọng của vốn ODA trong phát triển nông nghiệp, nông thôn có thể thấy rõ trong Quyết định số 290/2006/QĐ - TTg, ngày 29/12/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Định hướng thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA

trong thời kỳ 2006 - 2010” và Nghị định số 131/2006/NĐ- CP ngày 09/11/2006 của Chính phủ ban hành Quy chế quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức, trong đó đều ưu tiên tập trung sử dụng ODA vào “Phát triển nông nghiệp và nông thôn (bao gồm nông nghiệp, thuỷ lợi, lâm nghiệp, thuỷ sản) kết hợp xoá đói, giảm nghèo”.

Thật vậy, vốn ODA giúp Chính phủ tập trung đầu tư vào xây dựng các cơ sở hạ tầng nông thôn quan trọng như các tuyến đường giao thông nông thôn, đường liên huyện, liên xã, liên thôn tạo tiền đề phát triển kinh tế, trao đổi hàng hoá nâng cao đời sống các hộ dân nghèo ở vùng sâu vùng xa; đầu tư xây dựng các công trình thuỷ lợi quan trọng, nâng cấp hệ thống đê điều, xây hồ, đập giúp bà con nông dân chủ động tưới tiêu, thoát lũ tăng năng suất lao động, nâng cao đời sống nhân dân; đầu tư trang bị khoa học công nghệ mới, tạo đà phát triển mạnh cho nông nghiệp và nông thôn Việt Nam.

Ngoài ra, vốn ODA cũng là nguồn vốn đầu tư quan trọng và cần thiết giúp Chính phủ đầu tư vào hỗ trợ công tác khuyến nông, nước sinh hoạt, y tế nông thôn, thay đổi cách nghĩ cách làm cổ hủ lạc hậu của các vùng nông thôn nghèo, dân tộc thiểu số vùng sâu, vùng xa, góp phần quan trọng vào chương trình xoá đói giảm nghèo của Việt Nam.

Một phần của tài liệu Tài chính, lưu thông tiền tệ và tín dụng (Trang 52 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(172 trang)
w