Bài học kinh nghiệm quản lý ODA trong lĩnh vực NNo & PTNT cho Việt Nam

Một phần của tài liệu Tài chính, lưu thông tiền tệ và tín dụng (Trang 58 - 62)

. Những kết quả của dự án có mang lại lợi ích cho người hưởng lợi, có giải quyết được các vấn đề kinh tế xã hội như đặt ra ban đầu hay

1.1.2. Bài học kinh nghiệm quản lý ODA trong lĩnh vực NNo & PTNT cho Việt Nam

Việt Nam

Qua thực tế và kinh nghiệm của một số nước thành công trong công tác quản lý và sử dụng vốn ODA nói chung và trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn, có thể đúc kết một số bài học kinh nghiệm sau:

- Tiến hành quản lý tập trung, thực hiện phi tập trung: đối với các dự án sử dụng vốn ODA. Điều này có nghĩa là việc thu hút và quản lý vốn vay/vốn viện trợ được tập trung về một mối, xây dựng một cơ chế/quy trình thu hút, quản lý và sử dụng vốn ODA thống nhất, quy định rõ trình tự các bước thực hiện từ Trung ương đến địa phương; Khi thực hiện sẽ giảm bớt các thủ tục hành chính, đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án, nâng cao năng lực, tăng cường trách nhiệm của các bên. Nguồn vốn sẽ được giao xuống địa phương với phương châm “ai hưởng lợi, người đó phải trả nợ”.

- Tăng cường công tác giám sát/kiểm tra/kiểm toán: không phân biệt đấy là nguồn vốn vay hay viện trợ không hoàn lại, thông qua các công cụ từ Bộ Tài chính,

Sở tài chính, các Bộ/Ban ngành tại địa phương đến việc thiết lập hệ thống kiểm toán/kiểm soát nội bộ, thuê kiểm toán độc lập tạo điều kiện tăng tính minh bạch, khắc phục sai sót, rút ra bài học kinh nghiệm giúp đẩy nhanh quá trình thực hiện dự án. Kế hoạch giám sát/kiểm tra được xây dựng ngay khi xây dựng dự án và liên tục được cập nhập và thực hiện thường xuyên trong quá trình thực hiện dự án. Tăng cường sự phối kết hợp trong việc kiểm tra/giám sát việc thực hiện dự án giữa nhà tài trợ và nước nhận viện trợ thông qua việc hài hòa thủ tục/yêu cầu của cả hai phía.

- Tạo dựng mối quan hệ đối tác tin cậy với các nhà tài trợ: tạo dựng niềm tin, tăng cường sự hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau với các nhà tài trợ trên cơ sở đẩy mạnh đối thoại một cách cởi mở và xây dựng ở cấp chính sách cũng như cấp thực hiện; kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng; nỗ lực hài hoà các quy trình và thủ tục ODA để giảm các chi phí giao dịch; tháo gỡ các khó khăn vướng mắc, thúc đẩy giải ngân để nâng cao hiệu quả đầu tư; thực hiện nghiêm túc các cam kết giữa Chính phủ và các nhà tài trợ.

- Đưa phát triển nông nghiệp, nông thôn là trọng tâm trong chiến lược phát triển của Chính phủ. Kinh nghiệm ở Đài Loan và Hàn Quốc cho thấy, Chính phủ của hai nước này đã đề cập đến việc phát triển nông nghiệp và nông thôn trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, tận dụng tối đa và sử dụng hiệu quả các nguồn viện trợ của Mỹ vào mục đích phát triển nông thôn trong những năm đầu thập kỷ 50. Đặc biệt, Chính phủ Đài Loan tập trung đầu tư vào cơ sở hạ tầng như hệ thống thuỷ lợi, lâm nghiệp, cải tạo đất. Một phần không nhỏ của viện trợ đã được đầu tư cho các hộ nông dân mua máy móc, thiết bị nông nghiệp loại nhỏ nhằm tăng năng suất lương thực. Mục tiêu của Đài Loan trong giai đoạn đầu công nghiệp hoá là hiện đại hoá nông nghiệp, tư bản hoá nông thôn, thực hiện phương châm "lấy nông nghiệp nuôi công nghiệp".

- Tạo ra một khung chính sách và hệ thống văn bản pháp luật khuyến khích thu hút vốn ODA vào phát triển nông thôn: làm cơ sở cho sự phát triển rộng khắp. Trong thời kỳ Hàn Quốc thực hiện "tái thiết nền kinh tế" (1951-1962), Chính phủ đã đưa ra những luật khuyến khích thu hút viện trợ và đã đành được 40% số viện trợ để

khôi phục cơ sở hạ tầng và cơ sở công nghiệp bị tàn phá trong chiến tranh, 60% còn lại tập trung vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Hàn Quốc, mà trong giai đoạn này là tập trung cho nông nghiệp và phát triển nông thôn.

- Xác định các mục tiêu chung và các mục tiêu cụ thể của dự án trên cơ sở nhu cầu thực sự của nông dân. Từ kinh nghiệm của các nước đang phát triển cho thấy, việc bảo đảm tính khả thi và mang lại hiệu quả thiết thực cho nông dân là nhân tố có tính quyết định đến sự thành công của các dự án hay chương trình tiếp nhận nguồn hỗ trợ phát triển chính thức. Muốn đạt được mục tiêu này phải nghiên cứu lựa chọn mục tiêu, đối tượng dự án một cách khách quan, có cơ sở khoa học.

- Thành lập một hệ thống quản lý, điều phối và thực hiện các chương trình, dự án ODA, đủ mạnh từ Trung ương đến địa phương. Các cán bộ lãnh đạo chủ chốt được đào tạo, tập huấn, có đủ năng lực, chuyên môn và hiểu biết chế độ hiện hành. Chính phủ Ấn Độ đã tuyển chọn rất kỹ lưỡng các quan chức và nhân viên đảm trách phân phối và sử dụng viện trợ theo nguyên tắc tài chính công khai, sử dụng hiệu quả và tinh thần liêm khiết để quản lý và điều phối các chương trình viện trợ. Còn ở Thái Lan các chương trình viện trợ được tập trung ở một cơ quan là Tổng vụ hợp tác kinh tế và kỹ thuật, ở đây đã có một hệ thống quản lý chặt chẽ từ Trung ương đến địa phương.

- Tính đến những yếu tố ảnh hưởng đến sự hội nhập vào trào lưu kinh tế chung trong quá trình xây dựng những chương trình hướng đích xoá đói giảm nghèo và chống thất nghiệp ở nông thôn vì chúng sẽ góp phần vào sự phát triển và tăng trưởng kinh tế bền vững và tạo việc làm cho người dân. Chính phủ các nước đã xây dựng và thực thi các chính sách và chương trình đến với các nhóm người nghèo thông qua việc:

+ Xác định và lựa chọn các xóm hoặc thôn (hoặc huyện) người nghèo cần ưu tiên đặt trọng tâm chương trình;

+ Bảo đảm cho các chương trình mục tiêu xoá đói giảm nghèo có hiệu quả về kinh tế và không làm suy yếu cơ chế tăng trưởng.

- Thu hẹp dần khoảng cách phát triển giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng lãnh thổ: Bên cạnh việc tập trung nguồn vốn cho phát triển nông nghiệp, nông

thôn, cần thiết phải xác định rõ những khu vực ưu tiên đầu tư trước để đảm bảo thúc đẩy phát triển kinh tế tại khu vực đó, và giảm bớt khoảng cách đối với các khu vực đó. Ví dụ ở Indonesia hàng năm xuất bản "quyển sách xanh" để gửi cho các nhà tài trợ ODA. Quyển sách này bao gồm đầy đủ các nội dung để cung cấp thông tin cần thiết như các dự án thuộc các lĩnh vực ưu tiên của Chính phủ, kế hoạch tài trợ ODA trong đó có đề cập chi tiết đối với từng vùng lãnh thổ sao cho nó có sự cân bằng giữa nông thôn và thành thị. Đồng thời có kế hoạch sử dụng vốn viện trợ từ nước ngoài sao cho hợp lý. Indonesia cũng chuẩn bị sẵn sàng cung cấp các thông tin để đáp ứng các yêu cầu từ các nhà tài trợ.

Chương 2

Một phần của tài liệu Tài chính, lưu thông tiền tệ và tín dụng (Trang 58 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(172 trang)
w