Đầu tư theo chiều sâu vào tài nguyên rừng nhằm nâng cao độ phì nhiêu của đất

Một phần của tài liệu Định hướng bảo vệ, khai thác và sử dụng tài nguyên đất Việt Nam (Trang 163 - 167)

- Độ xốp 4 Tính chất nông hóa

2. Đầu tư theo chiều sâu vào đất

2.2. Đầu tư theo chiều sâu vào tài nguyên rừng nhằm nâng cao độ phì nhiêu của đất

nhiệm vụ và mục tiêu của chiến lược nông nghiệp ta thấy yêu cầu cấp thiết phải được sắp xếp trong cơ cấu sản xuất những nông sản lương thực – thực phẩm, nông sản nguyên liệu cho công nghiệp và nông sản xuất khẩu. Cơ cấu ấy phải cùng một lúc đạt được nhiều mục tiêu: giải quyết vấn đề lương thực, có nguyên liệu cho công nghiệp, có thêm ngoại tệ để cân đối trong đầu tư theo chiều sâu (vào cây lương thực và thâm canh chính nó) đồng thời có khả năng hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp (thông qua sản phẩm trung gian) tham gia vào việc bồi dưỡng đất, nâng cao độ phì nhiêu của đất.

2.2. Đầu tư theo chiều sâu vào tài nguyên rừng nhằm nâng cao độ phì nhiêu của đất nhiêu của đất

Như trên đã trình bày, rõ ràng là hiện tượng thoái hóa đất ở vùng đất dốc trung du miền núi trầm trọng hơn nhiều so với miền đồng bằng. Bởi vậy, trước mắt cần phải tập trung vào việc nâng cao, hồi phục và bảo vệ độ phì nhiêu thực tế ở trung du miền núi.

Báo cáo này không đề cập toàn diện tới chiến lược phát triển rừng chỉ xuất phát từ mối quan hệ giữa rừng với độ phì nhiêu thực tế của đất trồng trọt, mà nêu lên yêu cầu phải đầu tư theo chiều sâu vào tài nguyên rừng.

Căn cứ vào cơ cấu sử dụng đất của nước ta, đất lâm nghiệp chiến gần 12 triệu ha (36,43% toàn bộ đất tự nhiên và bằng 54,50% đất đã sử dụng của cả nước).

Khoảng 40 năm về trước, lớp thảm rừng chiếm 48% nay chỉ còn 23% thậm chí ở nhiều tỉnh miền núi chỉ còn 5 – 10%.

Hơn 50% diện tích vùng đồi núi là đất trống, đồi núi trọc (7,5 triệu ha trên 10,6 triệu ha đất chưa sử dụng). Những vùng đầu nguồn quan trọng nhất như Tây Bắc – đầu nguồn của hồ thủy điện sông Đà, lại là nơi trống trọc nhất, chỉ còn dưới 10%.

Châu Âu là 4,20; ở liên xô cũ là 2,70; ngay ở Châu A cũng đạt 0,20. Chắc chắn tới nay, chỉ số ấy ở Việt Nam còn thấp hơn nữa.

Lợi ích của rừng đối với sản xuất nông nghiệp đã quá rõ ràng. Bởi vậy để tạo lập một nền nông nghiệp theo quan điểm sinh thái và phát triển lâu bền, phải đầu tư theo chiều sâu vào công tác khoanh nuôi hồi phục rừng và trồng rừng mới. Vấn đề đặt ra là nên ưu tiên tập trung vào vùng đất đã kiệt quệ, đã xói mòn trơ sỏi đá hay thoái hóa ở mức độ thấp hơn? Câu trả lời không đơn giản. Phải phân tích kỹ về nhiều mặt mới có thể đi đến quyết định có hiệu lực. Theo chúng tôi quyết định chuẩn xác phải dựa vào mấy cơ sở sau đây:

(1) Quy mô diện tích không quá nhỏ

(2) Không gặp nhiều khó khăn vì địa hình chia cắt và độ dốc lớn (3) Tương đối thuận lợi về giao thông vận tải

(4) Có mật độ dân cư không quá thấp

(5) Đầu tư vào cây rừng, như cây nông nghiệp có xây dựng cơ sở hạ tầng cho lâm nghiệp

(6) Áp dụng giải pháp nông, lâm kết hợp ngay từ đầu với phương thức vườn- rừng gia đình bằng cách giao ngay quyền sử dụng đất lâu dài và ổn định

- Trên cơ sở xem xét độ phì nhiêu của đất mà xác định các chuẩn mực sinh thái cơ bản để bố trí đúng cây rừng và cây nông nghiệp. Đây là vấn đề rất quan trọng không thể xem nhẹ.

Mấy chục năm qua, không ít những thiếu sót thể hiện ở chỗ bố trí không đúng các loại cơ cấu và bố trí các bước triển khai cũng sai.

- Áp dụng cùng một lúc các giải pháp kỹ thuật và các giải pháp xã hội với hàng loạt các chính sách mang tính quyết định.

6.2.3. Những yếu tố xã hội cần phải giải quyết đảm bảo cho sự thành công của chiến lược đất.

Để đảm bảo sự thành công của mọi chiến lược, không thể không giải quyết những vấn đề xã hội. Đơn cử trong vấn đề ngăn chặn tệ nạn phá rừng, tệ

nạn đốt nương làm rẫy, chúng ta đã có không ít Nghị quyết. Chỉ thị, chủ trương nhưng…. Rừng cứ tiếp tục bị tàn phá với tốc độ đáng lo ngại.

Nói tới “vấn đề xã hội” trong tình hình hiện nay là nói tới những vấn đề cấp thiết nhất, xem như điểm xuất phát mà sự lãng quên sẽ dẫn tới thất bại của cả một chiến lược cho dù chiến lược ấy có mang tính khoa học tới đâu đi nữa.

Trước hết, chúng ta thấy đại bộ phận nông dân, những người tác động trực tiếp tới đất trồng, những người quyết định việc nâng cao hay hạ thấp độ phì nhiêu thực tế đang có mức sống quá thấp. Do đó việc xóa đói, giảm nghèo cho nông dân đặc biệt là nông dân ở trung du miền núi phải được khẩn trương thực hiện bằng các chính sách trợ cấp vốn, cho vay không lãi xuất rất thấp, hướng dẫn thật cụ thể cho họ một đối tượng lao động, một vài biện pháp kỹ thuật mang lại hiệu quả kinh tế rõ ràng để họ có thể rời bỏ những hoạt động phá hoại đất, phá hoại môi trường.

Về mặt vĩ mô, nếu không có giải pháp cung cấp chất đốt, cung cấp nguyên liệu để sản xuất tiện nghi trong gia đình thay gỗ (giường, tủ, bàn, ghế) thì cũng không thể ngăn chặn nạn phá rừng.

Chỉ có thể tạo lập cho từng thành viên xã hội ý thức, tự giác trên cơ sở áp dụng luật pháp một cách nghiêm ngặt không có ngoại lệ. Bởi thế, cùng với sự ra đời nhiều bộ luật liên quan tới tài nguyên, tới môi trường, tới đất, tới phân bón… càng cụ thể, càng chi tiết càng tốt, phải đặc biệt điều hành về mặt Nhà nước nhằm đạt được hiệu lực thực sự của các Bộ Luật đó.

Một trong những giải pháp nhằm đưa miền núi tiến kịp miền xuôi, đưa nông thôn tiến kịp thành thị là nâng cao dân trí. Có nhiều biện pháp kỹ thuật cực kỳ đơn giản để nâng cao năng suất, để bảo vệ thiên nhiên… nhưng nhiều nông dân kể cả ở đồng bằng chưa hề biết đến, Rõ ràng là công tác khuyến nông với nội dung quan trọng hàng đầu là chuyển giao tiến bộ kỹ thuật phải được thực hiện có hiệu lực bằng nhiều phương pháp thích hợp.

Tuy còn ở mức độ khác nhau nhưng nhìn chung vấn đề an toàn lương thực ở miền đồng bằng có thể nói cơ bản đã được giải quyết. Vì vậy cần phải tập trung vào các chính sách liên quan tới an toàn lương thực ở vùng trung du miền

xuôi ở những nơi chưa cân đối được bằng sự chuyển hóa giá trị các nông sản của các cây trồng có giá trị cao hơn lương thực trồng trên đất dốc mà nông dân trung du miền núi đã sản xuất được.

Giao thông vận tải và thông tin là phương tiện quyết định cho việc thực hiện mục tiêu của nhóm sản phẩm chiến lược làm cho sản phẩm nhanh chóng trở thành hàng hóa phải được giải quyết ngay ở những vùng có quy mô và sản lượng lớn.

Vật tư nông nghiệp phục vụ cho việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật phải được cung cấp kịp thời, đúng số lượng và chủng loại

Thương mại vật tư nông nghiệp không chỉ dừng lại ở lợi nhuận mà còn có chức năng đóng góp vào lợi ích chung của cộng đồng xã hội.

Cũng cần phải có chính sách thích đáng nhằm khuyến khích những người làm công tác bảo vệ tài nguyên, bảo vệ môi trường…. để họ an tâm công tác, đem hết nhiệt tình hoàn thành trách nhiệm.

Trên đây là những quan điểm thiết yếu nhất hiện nay của những vấn đề xã hội cần phải giải quyết kịp thời nhằm đảm bảo cho sự thành công của chiến lược sử dụng hợp lý tài nguyên đất ở nước ta.

KẾT LUẬN

Sự nghiệp đổi mới ở nước ta đã mang lại những bước tiến to lớn trong sản xuất nông nghiệp không những chúng ta mà các nước trên thế giới đều phải thừa nhận.

Để tạo lập một nền nông nghiệp phát triển lâu bền theo xu thế chung của thời đại, chiến lược bảo vệ môi trường nhằm duy trì một hệ thống sinh thái tối ưu với các biện pháp cụ thể cho từng đối tượng trong đó bảo vệ đất và bón phân hợp lý, làm cơ sở cho một nền nông nghiệp sinh thái và phát triển lâu bền phải được chú ý đúng mức.

Thật vậy cho dù chúng ta có những giống mới năng suất cao đến đầu đi nữa, cho dù cơ cấu cây trồng tiến bộ được xác định nhiều đến đâu đi nữa thì sự chuyển hóa năng lượng để trở thành năng suất cũng phải bắt nguồn từ đất, phải được môi trường đất thử thách và phán xét.

Tiềm năng đất đai của nước ta cũng như tất cả các nước khác trên thế giới không phải là vô tận, trong lúc dù cho khoa học vũ trụ có những bước tiến nhảy vọt đến đâu đi nữa, khó có người đối được ý kiến khẳng định rằng: trái đất là một thiên thể duy nhất có khả năng sản xuất lương thực, thực phẩm nhiều nhất với giá thành thấp nhất.

Chính vì vậy, phải có sự quan tâm đặc biệt tới đất, tới việc bảo vệ, bồi dưỡng, sử dụng hợp lý và nâng cao độ phì nhiêu thực tế của đất. Phải luôn luôn đối xử với đất như một trong những đối tượng quan trọng bậc nhất của môi trường và như thế, một lần nữa lại nổi lên cơ sở khoa học của khái niệm chuẩn xác về “độ phì nhiêu thực tế” mà nhà khoa học thiên tài Các Mác đã phát biểu gần hai thế kỷ trước đây và ngày càng được khẳng định như một chân lý vĩnh hằng không ai có quyền và có thể phủ nhận được.

Một phần của tài liệu Định hướng bảo vệ, khai thác và sử dụng tài nguyên đất Việt Nam (Trang 163 - 167)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(167 trang)
w