III. NHẬN XÉT VỀ TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG ĐẤT ĐAI TRONG 10 NĂM QUA (1990 2000)
4. Hiện trạng sử dụng đất các vùng năm 2000 và diễn biến qua các năm (1980 2000)
TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG ĐẤT ĐAI THỜI KỲ 1980 2000 VÙNG TRUNG DU MIỀN NÚI BẮC BỘ
Đơn vị tính: ha
Loại đất Năm hiện trạng Biến động đất đai qua các thời kỳ
1980 2000 1990 1995 1980-1990 1990-1995 1995-2000 1990-2000Tổng diện tích tự nhiên 10.337.192 10.313.876 10.293.713 10.294.000 -40.588 +1.187 -42.292 20.000 Tổng diện tích tự nhiên 10.337.192 10.313.876 10.293.713 10.294.000 -40.588 +1.187 -42.292 20.000 I. Đất nông nghiệp 1.272.507 1.423.808 1.311.376 1.204.941 +22.993 -106.435 -67.566 112.500 Trong đó: Đất trồng trọt 1.045.865 1.080.734 1.047.117 1.022.558 9.369 -24.559 -23.307 43.610 1. Đất cây hàng năm 922.062 1.080.734 936.349 940.762 +5.040 +4.413 +18.700 1.444 Trong đó: Đất trồng lúa 559.806 524.771 602.644 597.166 21.831 -5.478 +37.360 -78.000 2. Đất cây lâu năm 123.803 152.249 110.768 81.796 -28.972 -42.007 41.500
II. Đất lâm nghiệp 3.726.589 3.741.972 1.902.437 2.577.573 +675.136 1.164.400 1.839.500
1. Rừng tự nhiên 3.535.917 3.020.969 1.700.099 2.050.275 -1.665.470 +350.176 970.800 1.320.8002. Rừng trồng 190.672 720.874 202.338 527.057 +324.719 193.800 518.600 2. Rừng trồng 190.672 720.874 202.338 527.057 +324.719 193.800 518.600 III. Đất chuyên dùng 165.001 295.160 224.833 274.757 +26.519 +49.924 20.403 30.300 Trong đó Đất xây dựng 42.612 22.750 15.283 25.644 +10.361 -16.968 7.400 Đất giao thông 50.096 93.269 59.417 70.958 +5.321 +11.541 +20.862 43.900 Đất thủy lợi 34.961 99988 54.523 79.092 +4.156 +24.569 20.900 45.400
IV. Đất khu dân cư (đất ở) 153.837 84.662 224.943 83.644 +57.493 -141.299 1.020 -140.300V. Đất chưa sử dụng 5.019.258 4.768.274 6.630.124 6.153.985 1.460.359 -476.139 -1.373.700 -1.861.900 V. Đất chưa sử dụng 5.019.258 4.768.274 6.630.124 6.153.985 1.460.359 -476.139 -1.373.700 -1.861.900
Đất lâm nghiệp có rừng có sự chuyển biến mạnh nhất là do các nguyên nhân: - Kết quả đầu tư phát triển kinh tế - xã hội của vùng trong thời gian qua. Đầu tư của Nhà nước vào phát triển cơ sở hạ tầng, đầu tư cho các xã khó khăn…. (đầu tư có nghĩa là tạo công ăn việc làm giảm áp lực lao động lên đất đai tạo ra lượng hàng hóa cung cấp cho vùng…).
- Những thành quả về sản xuất lương thực trên bình diện cả nước đã giúp vùng miền núi và trung du phát huy lợi thế phát triển cây lâu năm, chăn nuôi đại gia súc, nghề rừng…. không phải tự túc lương thực bằng cách tấn công vào rừng.
- Nguồn năng lượng và vật liệu xây dựng thay thế gỗ đã góp phần giảm áp lực vào rừng. Hiện tại phần lớn dân đô thị và một phần dân cư nông thôn đã sử dụng năng lượng điện, dầu, than, ga thay thế chất đốt truyền thống là củi do vậy đã giảm áp lực vào rừng của vùng. Mặt khác những thành tựu về công nghiệp vật liệu xây dựng thay thế gỗ đã làm giảm nhu cầu về gỗ, xây dựng của vùng đồng bằng sông Hồng và miền núi trung du do vậy đã làm giảm áp lực đến rừng của vùng miền núi trung du phía Bắc.
- Nhà nước đã chú trọng đầu tư cho công tác bảo vệ rừng, khoanh nuôi tái sinh rừng, trồng rừng thông qua các chương trình dự án 327;5 triệu ha rừng v.v….
Trước năm 1975 đây là địa bàn chủ yếu của miền Bắc tiếp nhận lao động và dân cư từ miền xuôi lên nhằm khai thác đất đai trong đó có mục đích: giải quyết vấn đề lương thực và hình thành các vùng cây công nghiệp dài ngày.
Trong quá trình phát triển của vùng, nhiều công trình thủy điện lớn Thác Bà, Hòa Bình đã được xây dựng (tương lai sẽ xây dựng thủy điện Tạ Bú) có vai trò to lớn đối với công nghiệp năng lượng của cả nước, tuy nhiên cũng đã làm ngập nhiều cánh đồng phì nhiêu là vựa lúa của vùng và cài đặt ra nhiều vấn đề kinh tế - xã hội cần được giải quyết (di dân vùng lòng hồ, tái định cư, bố trí Đất đai cho sản xuất nông nghiệp v.v….) Tỉnh Yên Bái từ khi hồ Thác Bà (diện tích lòng hồ 19,1 ngàn ha) làm ngập cánh đồng Yên Bình đã tự tỉnh tự túc được lương thực sang thiếu
lương thực.
Số dân lùi về tuyến sau trong cuộc chiến tranh biến giới (1979) nay cần bố trí trở lại trong khi vật cản chiến tranh chưa được tháo gỡ cũng là một trở ngại trong sử dụng đất đai lao động của vùng.
Một bộ phận dân tộc ít người vẫn sống theo kiểu du canh du cư hoặc định cư du canh đốt rừng làm rẫy, hiện có khoảng 32,4 ngàn hộ du canh du cư: 27,8 ngàn
hộ định cư du canh và 36,3 ngàn hộ di cư tự do ra ngoài tỉnh (di cư trong vùng và vào phía Nam).
Căn cứ theo tập quán và đặc điểm sản xuất có thể phân thành 3 nhóm sau: Vùng cao, vùng sâu là nơi cư trú của các dân tộc ít người như H` Mông, Dao, Lô Lô… Chủ yếu sống bằng canh tác nước rẫy với công cụ thô sơ, kỹ thuật lạc hậu và phụ thuộc điều kiện tự nhiên. Đây là vùng có số hộ sống du canh du cư nhiều nhất.
Vùng giữa là nơi cư trú của các dân tộc như Khơ Mú, Hà Nhì, Tày…. chủ yếu sống bằng canh tác nương rẫy và một phần ruộng nước.
Vùng thấp là nơi cư trú của các dân tộc Kinh, Thái, Mường…. chủ yếu sống bằng canh tác ruộng nước, nương rẫy, trồng cây công nghiệp và cây ăn quả.
Đối với đồng bào các dân tộc thiểu số sống ở vùng cao, vùng sâu và vùng giữa đời sống gắn chặt với rừng. Đối với đồng bào có rừng để có nguồn nước cho sinh hoạt, sản xuất, có chim thú để săn bắn, có dược liệu và lâm sản để khai thác trao đổi, nhưng mặt khác để có lương thực phải chặt phá rừng để làm nương rẫy (hiện nay đã phá tới loại rừng phục hồi tự nhiên được 3 - 4 năm). Đây là mâu thuẫn cần được giải quyết. Chính tập quán lạc hậu du canh du cư và tái định cư đồng bào các dân tộc vùng lòng hồ là nguyên nhân chính dẫn đến diện tích rừng tự nhiên liên tục giảm và môi trường sinh thái bị hủy hoại.
Vài năm gần đây có hiện tượng dân di cư tự do từ các tỉnh miền núi phía Bắc (chủ yếu ở các tỉnh Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái…) vào các tỉnh Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Trung Bộ, đối tượng di dân tự do chủ yếu là đồng bào các dân tộc H'Mông, Dao, Tày ở vùng cao, đời sống khó khăn. Nguyên nhân di cư tự do có nhiều song cơ bản vẫn là nguyên nhân kinh tế chủ yếu là do rừng bị thu hẹp, thiếu đất để sản xuất tự túc lương thực, trong khi thiếu các giải pháp và đầu tư đủ mạnh để định cư định canh cho đồng bào có cuộc sống ổn định sống bằng nghề rừng là chính.
Vùng miền núi trung du phía Bắc hiện có trên 130 nông, lâm trường (thiếu số liệu Lai Châu) với diện tích Đất đai được giao 752.000 ha (thiếu số liệu của Thái Nguyên và Lai Châu). Hầu hết các nông, lâm trường đều giao khoán cho các hộ nông, lâm trường viên (có nơi giao khoán qua khâu trung gian tổ đội sản xuất). Hầu hết chưa thực hiện được vai trò của đơn vị sản xuất nông lâm nghiệp Nhà nước
điều kiện sinh thái và phong tục tập quán của các dân tộc nên chưa phát huy được hiệu quả cao. Vì vậy kinh tế của vùng kém phát triển, tốc độ tăng trưởng chậm. GDP toàn vùng đạt dưới 10%, bình quân GDP/ đầu người dưới 50% so với cả nước, tỷ lệ thu ngân sách thấp (7%) chưa đáp ứng chi thường xuyên. Đời sống dân cư hầu hết còn rất khó khăn, số hộ nghèo đói các tỉnh trong vùng còn rất cách biệt trong khoảng từ 14 đến 44%, số hộ khá giả còn ít, hầu như không có, hộ giàu là người bản xứ mà chỉ là một số ít người ở nơi khác mới đến đầu tư kinh doanh. Tuy nhiên hộ giàu trong vùng cũng thấp thua nhiều hộ giàu ở các vùng khác.
Đối với miền núi trung du phía Bắc trong sử dụng đất đai hiện nay đang nổi cộm lên những vấn đề sau:
- Đất hoang trọc còn nhiều nhưng đồng bào vẫn thiếu đất để sản xuất do chưa chuyển được sang khai thác thế mạnh của vùng là cây lâu năm, chăn nuôi đại gia súc, nghề rừng mà vẫn tìm cách sản xuất lương thực để tự túc
- Đồng bào các dân tộc thiểu số đang du canh, du cư, di cư tự do vào các tỉnh phía Nam, do chưa giải quyết được đúng thực chất vấn đề, nếu có giải pháp hợp lý, đầu tư đúng mức để đồng bào sử dụng đất bền vững, có hiệu quả, chấm dứt được nạn du canh là một trong những đảm bảo vững chắc cho việc khoanh nuôi tái sinh rứng tự nhiên
Khi chuyển sang nền kinh tế thị trường do thiếu công nghệ chế biến sâu, cơ sở hạ tầng yếu kém không tiêu thụ được sản phẩm nên không khai thác được thế mạnh về cây công nghệp dài ngày, cây ăn quả và chăn nuôi đại gia súc (diện tích chè đang trong xu hướng giảm).
- Tái định cư đồng bào vùng biên để đảm bảo an ninh quốc phòng vùng biên giới
- Cơ sở hạ tầng yếu kém, đặc biệt là giao thông phục vụ đồng bào các dân tộc thiểu số, một phần vì đồng bào sống ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, đầu tư tốn kém không có hiệu quả kinh tế, một phần vì còn đang du canh du cư
- Đất nông, lâm trường cần được xử lý gắn với vai trò của nông, lâm trường đối với sản xuất nông lâm nghiệp của các hộ nông dân và hợp tác xã trong vùng
- Đất chuyên dùng năm 2000 tăng 30.300 ha, so với năm 1990 - Đất chưa sử dụng trong 10 năm qua giảm 1.861.900 ha