Đặc điểm các loại đất trống đồi núi trọc

Một phần của tài liệu Định hướng bảo vệ, khai thác và sử dụng tài nguyên đất Việt Nam (Trang 57 - 64)

IV. ĐẤT TRỐNG ĐỒI NÚI TRỌC

2. Đặc điểm các loại đất trống đồi núi trọc

Diện tích đất trống đồi núi trọc có 10.667.337 ha chiếm 32,42% diện tích tự nhiên cả nước (1993) đến nay (1998) diện tích 8.215.090 ha, trong đó có đất bằng chưa sử dụng là 709.528 ha và đất đồi núi chưa sử dụng 7.505.562 ha.

(1) Cồn cát, bãi cát ven biển chưa sử dụng

Dọc theo bờ biển dài hơn 3.000km, tại những vùng bờ biển tích tụ đã hình thành nhiều cồn cát và bãi cát biển hiện vẫn chưa sử dụng. Từ ven biển vùng đồng bằng sông Hồng đến Đông Nam bộ diện tích cồn cát, bãi cát ven biển và ven các sông lớn chưa sử dụng là 128 ngàn ha chiếm gần 1% diện tích đất trống đồi núi trọc cả nước.

Các cồn cát, bãi cát ven biển trừ một số diện tích nhỏ đã được tác trồng lúa, hoa màu, khu dân cư hoặc đã trồng rừng (phi lao, bạch đàn, keo lá, tràm…) phần lớn diện tích còn lại với các đặc điểm chính sau:

- Các bãi cát biển thấp, thường bị ngập mặn do ảnh hưởng của thủy triều, hầu hết trơ bụi hoàn toàn. Một số bãi cát vùng cửa sông Hồng và sông Thái Bình trước đây có sũ vẹt phát triển tốt nhưng không được bảo vệ, chăm sóc, tu bổ, bị chặt phá trở thành trở bụi.

- Các cồn cát nằm ở địa hình cao, hầu hết là các cồn cát di động. Hiện trạng hầu như trơ trụi không có thực vật tự nhiên, đôi nơi có ít cỏ mọc lơ thơ trên mặt. Các cồn cát biển này thường xuyên chụi ảnh hưởng của bão và gió biển, rất nghèo dinh dưỡng và thiếu nguồn nước tưới nên hầu như không có khả năng trồng trọt.

- Các bãi cát, cồn cát cũ nằm sâu trong nội đồng hầu hết đã sử dụng (thổ cư, thổ canh, hoa màu cây lương thực…) phần diện tích còn lại hiện tại là đất trống đồi núi trọc không nhiều. Nguyên nhân là do chặt phá các đai rừng chắn gió (phi lao, bạch đàn…) hoặc đã khai hoang sản xuất nông nghiệp nhưng do thiếu nguồn nước tưới hoặc đất bị ô nhiễm mặn nên bị bỏ hóa… Đây là vùng có nhiều khả năng sản xuất lâm - nông nghiệp cũng như trồng các đai rừng nhằm bảo vệ vùng đất nội đồng, tránh các tác hại xâm lẫn của các cồn cát biển di động bên ngoài.

- Các bãi cát ven sông lớn, khả năng sản xuất có khá hơn nhưng hàng năm về mùa lũ thường bị ngập nước.

(2) Mặt nước chưa sử dụng

Với diện tích 188.456 ha bao gồm chủ yếu các hồ đập và các đầm phá ven biển miền Trung mà hiện nay chưa được thâm canh hoặc bán thâm canh. Các hồ đập ở nước ta hầu hết mặt nước chưa đưa vào thâm canh, mới chỉ ở dạng đánh bắt thủy sản tự nhiên.

Các đầm phá ven biển miền Trung có tiềm năng kinh tế cao. Hiện nay ngoài một số nơi như Tam Giang, Đầm trà Ổ, đầm Thị Nại… đã được sử dụng nuôi tôm ở dạng bán thâm canh ở ven xung quanh đầm phá. Phần diện tích còn lại rất lớn nhưng hầu hết chưa được khai thác. Khả năng sử dụng mặt nước các hồ đập và đầm phá để nuôi trồng thủy sản còn rất lớn.

(3) Đất hoang đồng bằng chưa sử dụng có 709.528 ha, được phân bố ở các vùng sau:

a. Vùng ngập phèn ven biển

Tập trumg chủ yếu ở Đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng. Đất hoang trong vùng này được hình thành chủ yếu ở các vùng đất bị ngập mặn (thủy triều) hiện trên mặt trơ trụi hoặc lác đác cỏ dại mọc, thêm vào đó là do nhân dân chặt phá sú vẹt (ở miền Bắc), dưới (ở miền Nam) làm gỗ củi và đưa một phần diện tích này vào sử dụng ở vùng đất khác (nuôi tôm…) nhưng không đem lại hiệu quả kinh tế nên bỏ hoang. Khả năng sử dụng vùng này có thể phân ra:

- Các khu vực chịu ảnh hưởng trực tiếp của thủy triều với hiện trạng chính là sú, vẹt, dưới lác đác hoặc trơ trụi hoàn toàn. Có khả năng sử dụng nông nghiệp nếu được quai đê lấn biển hoặc xây dựng các lô nuôi trồng thủy sản thích hợp. Còn lại nên phục hồi lại thảm rừng sú vẹt, đước, chọn các khu hệ sinh thái phù hợp cho việc nuôi tôm.

- Các khu vực chịu ảnh hưởng chủ yếu mặn và chua mặn với hiện trạng chính là cỏ năn kim, lác và các loại cỏ dại chịu chua mặn. Vùng này có khả năng canh tác nếu có đủ nước ngọt và chịu các giống lúa chịu mặn phèn.

b. Vùng nội đồng phù sa mới

Chiếm diện tích nhỏ là 16.774 ha. Ở vùng đồng bằng sông Cửu Long do nạn chặt phá rừng tràm, khai hoang kinh tế mới hoặc lấy gỗ củi tạo nên đất hoang hóa trên vùng đất phèn hoặc do tầng đất hữu cơ bị cháy, tầng phèn mặn phía dưới ảnh hưởng trực tiếp, không thể canh tác được nữa. Ở Duyên hải Bắc và Nam Trung bộ chủ yếu là do khai hoang làm nông nghiệp, nhưng đất cằn cỗi quá xấu và thiếu nguồn nước tưới nên đã dẫn đến bỏ hoang. Hiện trạng chủ yếu là cỏ và cây lùm bụi nhỏ. Tuy nhiên vùng đất hoang này có một phần diện tích đáng kể được sử dụng làm cánh đồng chăn thả tự nhiên, nhất là vào mùa khô khi thức ăn của gia súc trở nên khan hiếm.

c. Vùng thềm phù sa cổ

Tập trung nhiều ở Duyên hải Nam Trung bộ và đồng bằng sông Cửu Long. Nguyên nhân gây ra hoang hóa là do khai hoang làm nông nghiệp. Sau một thời gian đất bị rửa trôi và trở nên nghèo kiệt đất dinh dưỡng, tầng đất mỏng có nhiều kết von đá ong, đồng thời lại thiếu nước nghiêm trọng và mùa khô đã dẫn đến bỏ hoang. Hiện nay một phần diện tích này được tận dụng làm bãi chăn thả tự nhiên cho gia súc hoặc tận dụng trồng hoa màu. Nếu giải thích quyết được các nguyên nhân trên, thì đây là vùng đất có thể đưa vào sử dụng nông nghiệp khá thuận lợi (sơ đồ hiện trạng sử dụng đất Duyên hải Nam Trung bộ và đồng bằng sông Cửu Long).

a. Vùng thung lũng - phiêng bãi

Tập trung chủ yếu ở Tây Trung du miền núi Bắc bộ và Đông Nam bộ. Hiện trạng chủ yếu là cây lùm bụi - cỏ phát triển trên đất phù sa ngòi suối, đất thung lũng dốc tụ và đất lầy thụt… ở Trung du miền núi Bắc bộ nguyên nhân hình thành nền tảng và lùm bụi - cỏ chủ yếu là do quá trình canh tác sử dụng đất không hợp lý. Đất bị xói mòn rửa trôi mạnh gây ra hiệu quả đất nghèo dinh dưỡng, tầng đất mỏng, lẫn nhiều kết von, đá ong, bị chai cứng… Trên bề mặt chủ yếu là cây lùm bụi, sim mua cằn cỗi lẫn cỏ, lau lách. Khả năng phục hồi để phát triển nông nghiệp khó khăn, hiện nay một số nơi trong vùng thay thế bằng thảm rừng (bạch đàn, keo lá tràm…) khá tốt, cần được bảo vệ và chăm sóc chu đáo. Ở các tỉnh phía Nam (chủ yếu là Tây nguyên và Đông Nam bộ) các thung lũng chính là các vùng trũng (như trảng Kom Tum, Krong Ana-Lăk…) . Nguyên nhân chủ yếu của việc hình thành đất hoang là do bị ngập úng bào mùa mưa, hạn vào mùa khô. Vì vậy, nếu giải quyết được nguyên nhân trên (bằng thủy lợi) thì có thể sử dụng cho nông nghiệp khá thuận lợi.

b. Vùng đồi núi thấp không có rừng

Chủ yếu là cây lùm bụi tập trung với quy mô về diện tích ở Trung du miền

núi Bắc bộ, Tây nguyên, Duyên hải Bắc và Nam Trung bộ phát triển nhóm đất xám và đất được hình thành trên sản phẩm phong hóa của các loại đá mẹ trầm tích (phiến sa thạch, đã vôi macma (bazan, phoocphiric, granit, riolit) và biến chất (nai, phiến mica)) do quá trình hoạt động địa chất, bản chất các khối đá và tính chất phong hóa mà đất phát triển tại chỗ có độ cao từ 700-900 m, gồ ghề, chia cắt và ở độ dốc lớn.

- Vùng trung du miền núi Bắc bộ do ảnh hưởng của gió mùa đông bắc (có mùa đông lạnh), độ ẩm quanh năm khá cao nên thảm cấy lùm bụi thường xen lẫn với thảm tre nứa khá xanh tốt, vùng đất xấu, cỏ tranh, cỏ lào, sim mua phát triển mạnh.

- Vùng Duyên hải Bắc trung bộ bị ảnh hưởng nhiều gió Lào khô nóng, lùm bụi chủ yếu là các cây bụi có gai, sim, mua còi cọc kém phát triển (xem sơ đồ hiện trạng Bắc Trung bộ).

(5) Đất đồi núi trơ sỏi đất và núi đá không cây với diện tích 1.045.663 ha Trung bộ, Duyên hải Nam Trung bộ và Tây nguyên phân bố tập trung trên địa hình đồi núi thấp, chủ yếu là vùng chuyển tiếp giữa đồng bằng và miền núi, gần các khu dân cư tập trung có diện tích có diện tích canh tác ít… Đây là vùng đất xói mòn trơ sỏi đá, hậu quả của việc phá rừng làm rẫy trên địa hình dốc, tầng đất bị mất đi nhanh chóng chỉ còn lại tầng đá mẹ bán phong hóa hoặc lộ đá gốc. Thực vật chủ yếu là cỏ dại, lau lách và sim mua cằn cỗi mọc theo từng chòm "da báo". Khả năng phục hồi độ phì nhiêu và đầu tư cho sản xuất nông nghiệp hầu như không còn, việc phủ xanh (trồng rừng) cũng rất khó khăn và tốn kém.

Núi đá không cây tập trung chủ yếu ở các vùng Trung du miền núi bắc Bộ, Duyên hải Bắc Trung bộ và Duyên hải Nam trung bộ. Ở các tỉnh phía Bắc là các khối đá lớn, nằm gần các khu dân cư tập trung bị phá rừng lấy gỗ củi hoặc khai thác làm vật liệu xây dựng, giao thông…. dẫn đến núi đá trơ trụi. Ở các tỉnh phía Nam là các khối đá macma axit bị chặt phá rừng làm rẫy, sau một thời gian đất bị xói mòn, rửa trôi hay lộ ra đá gốc. Đáng chú ý là ở một số nơi thuộc vùng Trung du miền núi Bắc bộ, như các khối đá vôi vùng núi cao (Hà Giang, Lai Châu, Sơn La…) đồng bào dân tộc thiểu số (chủ yếu là người H`Mông) hiện nay vẫn đang trồng tỉa các loại rau, hoa màu, ngô, lúa nương trong các hốc và khe núi có tầng đất nhiều mùn và cho năng suất cao, nhưng phương thức canh tác rất thủ công và hiệu quả kinh tế thấp. Các vùng khác, ngoài những nơi hiện đang được sử dụng để khai thác đá, xây dựng các khu du lịch… cần được bảo vệ để tái sinh rừng tự nhiên. Đặc điểm và tính chất trên các nhóm đất được thể hiện (bảng 9, 10).

4.1.1.3. Phân bố đất trống đồi núi trọc theo độ dốc (điều tra năm 1993 với diện tích 13.130 ngàn ha).

- Độ dốc <80 có 2.485.531 ha, chiếm 18,93% so với tổng diện tích đất trống đồi núi trọc.

- Độ dốc 8-150 có 930.083 ha, chiếm 7,08%. - Độ dốc 15-250 có 1.362.475 ha chiếm 10,38%.

Vùng trung du miền núi phía Bắc có diện tích đất dốc trên 250 chiếm 53,36% tiếp đó là Duyên hải Nam Trung bộ 21,55%. Duyên hải Bắc Trung bộ 15,05%. Những vùng này diện tích đất trống đồi núi trọc nhiều nhưng rất khó sử dụng cho nông nghiệp. Ngược lại vùng Đông Nam bộ và Tây Nguyên có diện tích đất dốc <80 chiếm nhiều nhất (Đông Nam bộ 22,05%, Tây Nguyên 21,26%), thích hợp cho việc khai thác sử dụng cho nông nghiệp (bảng 11).

Có thể nói:

- Đất trồng đồi núi trọc tập trung chủ yếu trên đất đồi núi trọc 7.505 ngàn ha, chất lượng đất xấu hoặc quá kém (pHkcl >7) hoặc quá chua (pHkcl 3-3,5). Đất trống đồi núi trọc tập trung chính ở vùng có độ dốc > 250 (63,6%).

- Trong tổng số trên 7 triệu ha đất đồi núi trọc thì khoảng 5 triệu ha sử dụng cho lâm nghiệp, chỉ có khoảng hơn 2 triệu ha dùng cho mục đích nông - lâm kết hợp.

Để khai thác sử dụng đất trống đồi núi trọc hợp lý và có hiệu quả về mặt kinh tế, chủ yếu là nâng cao năng suất cây trồng trồng trong nông - lâm nghiệp, khắc phục quá trình xói mòn của đất, đề xuất cơ sở lý luận và các quan điểm khai thác sử dụng đất trống đồi núi trọc theo hướng canh tác nông - lâm kết hợp, một dạng sử dụng đất hợp lý trong việc sản xuất củi, gỗ… lương thực và thực phẩm trên cùng một mảnh đất làm giảm những tác động không thích hợp đến điều kiện môi trường.

Bảng 9: Nhóm đất đỏ vàng ở các vùng đất trống đồi núi trọc (1993) Đơn vị tính: 1.000 ha Vùng Đất nâu đỏ trên bazan Đất đỏ vàng trên phiến thạch sét Đất đỏ vàng trên granit Đất vàng nhát trên đá cát Tổng số DT % DT % DT % DT % DT % Toàn quốc 1543,2 18,1 3.608,6 42,2 2230,4 26,2 1138,8 13,3 8.516,0 100,0 Trung du miền núi Bắc 179,9 11,71 2.023,2 56,1 385,7 17,3 432,9 38,0 3.021,7 35,5

bộ Duyên hải Bắc Trung bộ 666,9 43,4 856,5 23,7 225,9 10,1 139,4 12,2 1.888,7 22,2 Duyên Hải Nam Trung bộ 138,8 9,0 325,7 9,0 989,2 44,4 485,9 42,7 1.939,6 22,8 Tây Nguyên 381,0 24,8 299,6 8,3 428,3 19,2 28,3 2,5 1.137,2 13,4 Đông Nam bộ 176,6 11,1 103,6 2,9 201,3 9,0 52,3 4,6 528,8 6,1

Bảng 10: Tính chất hóa học của các loại đất (ĐTĐNT) Tên đất Tầng đất (cm) pH Mùn % Tổng số % KCl H2O N P2O5 K2O 1. Bãi cát, cồn cát 0-20 4,7 5,7 1,07 0,05 0,02 0,09 2. Đất mặn >20 5,0 6,0 0,36 0,03 0,02 0,09 - Đất mặn nhiều (Mn) 0-20 7,3 8,5 2,35 0,14 0,04 0,42 - Đất mặn sú vẹt đước 0-20 7,5 8,5 1,25 0,11 0,03 0,32 3. Đất phù sa ít và trung bình 0-20 2,8 0,07 >20 3,4 0,03 4. Đất phù sa được bồi 0-20 4,5 6,0 1,46 0,08 1,75 0,1 5. Đất xám bạc màu trên phù sa cổ 0-20 4,9 6,4 0,913 0,071 0,022 0,15 6. Đất thung lũng do SP dốc tụ 0-20 4,8 6,3 1,399 0,081 0,032 0,34

Một phần của tài liệu Định hướng bảo vệ, khai thác và sử dụng tài nguyên đất Việt Nam (Trang 57 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(167 trang)
w