Vùng đồng bằng Bắc Bộ

Một phần của tài liệu Định hướng bảo vệ, khai thác và sử dụng tài nguyên đất Việt Nam (Trang 113 - 116)

III. NHẬN XÉT VỀ TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG ĐẤT ĐAI TRONG 10 NĂM QUA (1990 2000)

4. Hiện trạng sử dụng đất các vùng năm 2000 và diễn biến qua các năm (1980 2000)

4.2. Vùng đồng bằng Bắc Bộ

Vùng bao gồm các tỉnh và thành phố: Hà Nội, Hải Phòng, Hà Tây, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nam, Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình.

Vùng có diện tích tự nhiên 1.261.404 ha. Đây là vùng đất chặt người đông vào bậc nhất của cả nước.

Năm 2000 đất đai của vùng được sử dụng như sau:

Tổng diện tích tự nhiên 1.261.404 ha 100,00 %

- Đất nông nghiệp 738.748 ha 66,41%

Trong đó: Ruộng lúa 575.870 ha Đất cây lâu năm 18.413 ha

- Đất lâm nghiệp 88.099 ha 6,98% - Đất chuyên dùng 200.551 ha 15,89% - Đất ở 80.818 ha 6,02% + Đất ở đô thị 8.148 ha + Đất ở nông thôn 72.670 ha - Đất chưa sử dụng 153.188 ha 12,4%

So sánh trong 7 vùng, đồng bằng sông Hồng đứng hàng chót về các chỉ tiêu bình quân diện tích đất trên đầu người như: diện tích tự nhiên (883 m2/ người), diện tích đất nông nghiệp (503 m2/người), diện tích đất trồng cây hàng năm (437 m2/người), diện tích đất trồng cây lâu năm 5 m2/người, diện tích đất lâm nghiệp (44 m2/người), diện tích đất đồi núi chưa sử dụng (13 m2/người) và diện tích đất bằng chưa sử dụng (16 m2/người) nhưng lại đứng hàng thứ 2 bình quân diện tích đất trồng lúa nước (405 m2/người) chỉ sau vùng đồng bằng sông Cửu Long (1.241 m2/người).

Đất đai vùng đồng bằng sông Hồng phì nhiêu, độ mầu mỡ, hệ số sử dụng ruộng đất cao nhất cả nước. Hiện tượng bạc màu đất trong vùng hầu hết như ít thấy xảy ra trong thời gian qua.

Đồng bằng sông Hồng có mật độ dân số 1.132 người/km2, cao nhất so với các vùng khác trong cả nước, dân cư trong vùng chủ yếu là người kinh (chỉ có 3,8%

Đồng bằng sông Hồng có lịch sử phát triển trong đấu tranh giữ nước và dựng nước 4000 năm, là cái nội của dân tộc phát sinh ra nền văn minh sông Hồng trong đó phải nói tới nền văn minh của các quần cư gắn bó với cây lúa nước và hệ hống đê điều.

Hiện tại vùng có hơn 8 triệu lao động, đa phần là lao động trẻ (85% ở độ tuổi từ 14 – 44 tuổi). Trình độ học vấn và văn hóa nói chung của vùng cao hơn các vùng khác, đội ngũ cán bộ khoa hoạc và công nghệ của vùng chiếm tới 57% tổng số cả nước.

Tỷ lệ diện tích đất chuyên dùng so với tổng diện tích tự nhiên đạt 15,98% cao gấp 2 lần vùng Đông Nam bộ và gấp 5 lần mức trung bình cả nước và gấp tới 9 lần so với vùng thấp nhất là Tây Nguyên (1,69%). Do đo ở đây có hệ thống thủy lợi, đường giao thông…. Phát triển vào loại bậc nhất của cả nước.

Tuy vậy vùng đồng bằng sông Hồng phát triển còn chậm, thiếu năng động về chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thiên về giữ thế phát triển ổn định, thiếu năng động trong việc chuyển sang cơ chế thị trường, khu vực kinh tế quốc doanh, hoạt động với hiệu quả thấp, khu vực kinh tế tập thể có nhiều lúng túng, còn kinh tế tư nhân thì lại còn quá non yếu. Chính vì vậy hiện nay xuất phát điểm của vùng đồng bằng sông Hồng thấp, chỉ đóng góp vào GDP cả nước được khoảng 20%, giá trị tổng sản lượng công nghiệp ngoài quốc doanh chỉ bằng 1/3 vùng Đông Nam bộ và chưa được 1/2 vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Những vấn đề đặt ra gay gắt trong vùng hiện nay cần được xác định bước đi cụ thể để phát triển một nền kinh tế hàng hóa, một nền kinh tế mở cửa ra nước ngoài, phá bỏ các ảnh hượng nặng nề của cơ chế tập trung quan liêu bao cấp đặc biệt là tư tưởng tư hữu cá thể, nhỏ bé, sử dụng đất đai manh mún nhưng lại không giám chuyển đổi, chuyển nhượng và tích tụ đất đai trong đại bộ phân nông dân.

Mâu thuẫn giữa ít đất với người đông là một vấn đề nổi bật của vùng so với các vùng khác. Để giải quyết vấn đề này có nhiều quan điểm và giải pháp rất khác nhau. Việc điều động dân cư ra khỏi vùng chỉ là giải pháp trước mắt ở trình độ thấp. Còn về lâu dài vùng cần sớm ổn định phát triển dân số, ổn định dân cư tại chỗ trong nội bộ vùng. Thực tế sức chứa của vùng chưa phải đã đến giới hạn tối đa nhưng phải chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế theo hướng tăng mạnh công nghiệp và dịch vụ du lịch, còn nông nghiệp tập trung thâm canh cây trồng vật nuôi không chỉ phụ thuộc đơn thuần vào diện tích sản lượng mà chú trong tới giá trị sản lượng trên mỗi ha canh tác. Mặt khác đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa gắn với đô thị hóa ngay tại các tỉnh lỵ, thành phố, thị xã, thị trấn theo phương châm mất một diện

lĩnh vực nông nghiệp. Thực tiễn cho thấy có những nơi đất rất ít chỉ có 300 m2/ người nhưng biết phát huy tay nghề để phân công lao động hợp lý và thâm canh tăng năng suất lao động thì hưởng thụ vật chất và tinh thần của dân cư vấn rất cao và đóng góp cho cộng đồng cũng rất lớn. theo phương hướng này ở tất cả các tỉnh trong vùng phải coi trọng việc khai thác sử dụng đất đai tiến hành lập quy hoạch sử dụng đất đai xác định từng bước xây dựng lại các khu dân cư nông thôn có lối sống văn minh để hạn chế các luồng di dân tự do tới các độ thị lớn.

Biểu số 04

Một phần của tài liệu Định hướng bảo vệ, khai thác và sử dụng tài nguyên đất Việt Nam (Trang 113 - 116)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(167 trang)
w