III. NHẬN XÉT VỀ TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG ĐẤT ĐAI TRONG 10 NĂM QUA (1990 2000)
4. Hiện trạng sử dụng đất các vùng năm 2000 và diễn biến qua các năm (1980 2000)
TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG ĐẤT ĐAI THỜI KỲ 1980 2000 VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
Đơn vị tính: ha
Loại đất Năm hiện trạng
1980 2000 1990 1995 1980-1990 1990-1995 1995-2000 1990-2000Tổng diện tích tự nhiên 3.987.600 3.971.232 3.957.452 3.966.500 -21.766 +9.048 -21.100 Tổng diện tích tự nhiên 3.987.600 3.971.232 3.957.452 3.966.500 -21.766 +9.048 -21.100 I. Đất nông nghiệp 2.528.300 2.970.334 2.464.251 2.793.552 -86.350 329.301 176.782 506.083 Trong đó: Đất trồng trọt 2.521.900 2.317.595 2.457.163 -118.900 +139.568 -64.737 1. Đất cây hàng năm 2.329.900 2.226.270 1.969.802 2.130.036 -199.876 +160.234 96.234 256.468 Trong đó: Đất trồng lúa 2.238.300 2.082.662 1.826.760 1.980.383 -264.455 +153.623 102.279 255.902 2. Đất cây lâu năm 192.000 397.377 347.973 327.127 +80.886 -20.666 70.250 49.584
II. Đất lâm nghiệp 253.800 337.688 348673 286.161 +85.741 -62.512 51.507 -10.985
1. Rừng tự nhiên 230.500 81.495 241.532 98.717 +8.936 -142.815 -17.222 -160.0372. Rừng trồng 23.300 256.169 107.141 187.339 +76.805 +80.198 68.830 149.028 2. Rừng trồng 23.300 256.169 107.141 187.339 +76.805 +80.198 68.830 149.028 III. Đất chuyên dùng 75.400 223.516 155.180 180.846 +26.791 +25.666 42.670 68.336 Trong đó Đất xây dựng 9.800 14.205 12.239 10.076 -2.163 4.129 1.966 Đất giao thông 11.000 50.168 28.873 37.266 +8.926 +8.393 12.902 21.295 Đất thủy lợi 39.900 128.929 88.911 97.386 +19.631 +8.475 31.543 40.018
IV. Đất khu dân cư (đất ở) 202.400 101.313 230.709 103.855 -26.687 -99.854 2.572 -102.396V. Đất chưa sử dụng 927.700 338.381 785.639 602.086 -21.261 -183.553 -263.705 -447.258 V. Đất chưa sử dụng 927.700 338.381 785.639 602.086 -21.261 -183.553 -263.705 -447.258
Đất nông nghiệp 10 năm tăng 506.083 ha, 1 năm bình quân tăng 50.000 ha, trong đó đất lúa tăng 255.900 ha, đất lâm nghiệp giảm 10.985 ha, riêng rừng trồng tăng mạnh. Đất chuyên dùng tăng 68.336 ha, trong đó tăng mạnh là đất giao thông thủy lợi.Đất chưa sử dụng trong 10 năm qua giảm 447.260 ha, bình quân 1 năm giảm 44.725 ha.
Về kinh tế, vùng có cơ cấu kinh tế nông lâm nghệp– dịch vụ - công nghiệp. Trong nông nghiệp ngành trồng trọt chiếm 72 – 75% và tập trung ở cây lúa, ngành chăn nuôi khoảng 22 – 25% và tập trung ở lĩnh vực thủy sản
Đồng bằng sông Cửu Long là lãnh vùng châu thổ mới, đất đai rộng lớn và màu mỡ với hai nhóm đất chiếm đa số diện tích là đất phù sa ngọt và phù sa nhiễm mặn, phèn. Tiềm năng về nông lâm nghiệp rất lớn. Nhờ có chương trình tiến công vào vùng Đồng Tháp Mười đã khai thác sử dụng trên 87% diện tích tự nhiên toàn vùng, đưa sản lượng lúa lên tới mức cao chưa từng có từ trước tới nay.
Tuy vậy cũng đang đặt ra nhiều vấn đề cần tiếp tục phải giải quyết để sử dụng đất có hiệu quả cao hơn:
- Diện ngập lũ thường xuyên lớn, chiếm 47% diện tích tự nhiên trong đó diện ngập sâu chiếm quá nửa (khoảng 58%) diện tích bị ảnh hưởng nhiễm mặn triều khoảng 1,7 triệu ha.Còn 46% diện tích đất trồng lúa hiện nay đang là ruộng một vụ do ngập sâu chỉ làm được mùa khô hoặc do phèn mặn chỉ làm được trong mùa mưa. Do đó trên thực tế mới chỉ giành được thắng lợi lớn về mặt mở rộng diện tích còn việc thâm canh tăng năng suất chưa làm được nhiều.
- Bình quân diện tích đất đai trên đầu người, nhất là đất trồng lúa rất lớn, cao nhất so với các vùng khác, tình trạng sử dụng mạnh mún đất đai ít xẩy ra là điều kiện thuận lợi để công nghiệp hóa nông nghiệp.
Diện tích đất còn sử dụng tuy còn nhưng cần phải khai thác để bù vào diện tích lớn sẽ mất đi do còn phải làm thủy lợi, giao thông và quy hoạch lại các khu dân cư.
Trong lĩnh vực nuôi trồng khai thác thủy hải sản, kết quả đạt được còn xa so với tiềm năng. Chỉ mới có 5% diện tích nuôi trồng thủy sản hiện nay thuộc diện thâm canh, phần lớn diện tích còn lại là quảng canh hoặc quàng canh có cải tạo. Hải sản đánh bắt xa bờ chiếm tỷ trọng nhỏ.
Diễn biến lũ vùng đồng bằng sông Cửu Long là một thực tế về môi trường rộng lớn và lâu dài, đặc điểm sử dụng đất đai và nhiều hoạt động kinh tế - xã hội khác ở đây cũng đang phụ thuộc và thích ứng ở mức độ nhất định với diễn biến này. Xét từ góc độ khai thác sử dụng đất đai phải tiến hành lập quy hoạch sử dụng đất đai của các cấp để tạo cơ sở sử dụng hợp lý các diện tích đất bố trí khu dân cư, làm đường giao thông và các công trình thủy lợi.
- Quá trình tích tụ đất đai nông nghiệp diễn ra khá mạnh so với nhiều vùng khác do đó số hộ có diện tích lớn vượt hạn điền khá phổ biến. Đây là diễn biến làm nền tảng cho nền nông nghiệp hàng hóa. Hiệu quả sử dụng đất cao. Tuy nhiên cũng sẽ phân hóa giàu nghèo ngày càng rõ rệt. Để giải quyết công ăn việc làm cho người ít ruộng hoặc không có ruộng cần thận trọng trên cơ sở kết hợp nhiều mặt cả về kinh tế, xã hội, chính trị và lịch sử để tránh làm phân tán đất đai và đề phòng gây mầm mống tái tăng tỷ lệ nghèo trong nông nghiệp.
Đồng bằng sông Cửu Long là vựa lúa của cả nước cả hiện tại và tương lai lâu dài. Vì vậy vấn đề mang tính chiến lược cơ bản đối với vùng là phải có một hệ thống chính sách năng động thích hợp bảo hộ người trồng lúa theo hướng công nghiệp hóa và hiện đại hóa nông nghiệp để có năng suất lao động cao, tạo ra thu nhập của người lao động không bị thấp thua nhiều vùng khác.
PHẦN IV