III. NHẬN XÉT VỀ TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG ĐẤT ĐAI TRONG 10 NĂM QUA (1990 2000)
4. Hiện trạng sử dụng đất các vùng năm 2000 và diễn biến qua các năm (1980 2000)
4.4. Vùng duyên hải Miền Trung
Vùng duyên hải Miền Trung gồm 8 tỉnh, thành phố với tổng diện tích tự nhiên 44.217 km2, đứng thứ 4/7 vùng của cả nước (sau trung du miền núi Bắc bộ, Tây Nguyên, Bắc Trung bộ). Dân số đông (7.726,3 ngàn người), chiếm 10,6% dân số cả nước, nguồn lao động dồi dào, chiếm 10,61% nguồn lao động, trình độ dân trí cao ( tỷ lệ biết chữ 89% cao hơn mức trung bình cả nước).
Vùng có vị trí địa lý thuận lợi nằm trên trục giao thông xuyên quốc gia về đường sắt, đường bộ, đường biển và đường hàng không có hệ thống cảng biển, dân bay – là cửa ngõ ra biển của Tây Nguyên, Nam Lào và Đông Bắc Campuchia và Thái Lan.
Vùng có diện tích tự nhiên trên đầu người đứng thứ 3 (5.736 m2) thứ 2 về đất lâm nghiệp (2.629 m2) và đất bằng chưa sử dụng (230 m2) nhưng lại đứng thứ 6 về diện tích đất trồng lúa nước (346 m2).
Vùng có nhiều tiềm năng biển và ven biển, hải đảo để phát triển nuôi trồng và khai thác thủy hải sản có chùm càng nước sâu để xây dựng các cảng lớn. kinh tế biển là lợi thế vượt trội và có thể làm biến đổi nhanh chóng kinh tế vùng. Do có bờ biển dài, nhiều vũng, vịnh và các bãi tắm đẹp, nhiều danh lam thắng cảnh kỳ thú và di tích lịch sử, văn hóa nổi tiếng tạo cho vùng có khả năng phát triển thành một trong những trung tâm du lịch lớn của cả nước và khu vực Đông Nam Á.
Lợi thế nổi bật của các tỉnh ven biển miền trung trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa là có địa hình và hệ sinh thái đa dạng; Điều kiện địa chất, thổ nhưỡng phù hợp cho việc phát triển ngành công nghiệp, là điểm giao lưu giữ các khu vực, có hệ thống cảng biển, đường bộ, đường sắt, sân bay đã và đang tiếp tục được xây dựng, có nguồn lao động dồi dào.
Vùng cũng có những khó khăn, hạn chế như: đất xấu, bạc màu độ phì kém… thế đất hẹp kéo dài, địa hình dốc lại bị chia cắt mạnh, rừng bị tàn phá nặng nề, là nơi liên tục các điều kiện bất lợi về thời tiết, khí hậu, thiên tai thường xuyên xảy ra với mức độ ngày càng ác liệt. Cơ sở hạ tầng thiếu đồng bộ và yếu kém. Tốc độ tăng dân số cao. Kinh tế phát triển chậm, đời sống dân cư còn nhiều khó khăn (GDP bình quân đầu người thấp mới đạt 64% so với bình quân cả nước), nằm giữ hai vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc và phía Nam chịu sự cạnh tranh và sức hút lớn về nhiều mặt.
các biện pháp cải tạo đất mà trước hết là công trình thủy lợi để khai thác phần đất bằng chưa sử dụng còn rất lớn cho phát triển cây công nghiệp, cây màu, cây ăn trái đặc sản, tạo ra các đồng cỏ phát triển chăn nuôi gia súc, quy mô lớn.
Phát triển mạnh nuôi trồng thủy sản ven bờ và từng bước đầu phương tiện để
đánh bắt hải sản xa bờ.
Triên cơ sở này trước mắt phát triển mạnh công nghiệp chế biến nông lâm sản, đặc biệt là thực phẩm chất lượng về thịt và cá để phục vụ cho phát triển công nghiệp, các loại dịch vụ công nghiệp và du lịch là tiềm năng thế mạnh của vùng. Ngau từ bây giờ cần chủ động tạo lao động tại chỗ để chuyển một bộ phận dân cư nông, lâm nghiệp sang làm công nghiệp du lịch, cơ sở hạ tầng và các dự án đầu tư lớn (như Dung Quất)
Hiện trạng sử dụng đất đai năm (2000)
Tổng diện tích toàn vùng là 4.425.574 ha được phân bố tương đối đồng đều giữa các tỉnh.
Đất đai của vùng hiện đang được sử dụng như sau:
- Đất nông nghiệp 807.033 ha 18,23%
- Đất lâm nghiệp 1.703.076 ha 38,48%
- Đất chuyên dùng 244.790 ha 5,53%
- Đất ở nông thôn 32.371 ha 0,73%
- Đất chưa sử dụng 1.629.284 ha 36,81%
Như vậy còn một tỷ lệ khá cao diện tích tự nhiên toàn vùng chưa sử dụng (36,81%) trong đó đất bằng chưa sử dụng là 153.397 ha, đất trống, đồi núi trọc khoảng 1 triệu ha, trong đó có khả năng sử dụng trong nông nghiệp khoảng 120.000 ha (100.000 ha cho cây ngắn ngày và 20.000 ha cho cây dài ngày), đất có mặt nước chưa sử dụng là 19.487 ha. Đây là một tiềm năng lớn nhưng cũng là vẫn đề bức xúc trong việc bảo vệ đất đai, bảo vệ môi trường sinh thái của vùng.
Tình hình biến động đất đai thời kỳ 1980 – 2000 của vùng được thể hiện ở biểu sau:
Biểu số 06