Mức độ bền vững về kinh tế, sinh thái và xã hộ

Một phần của tài liệu Định hướng bảo vệ, khai thác và sử dụng tài nguyên đất Việt Nam (Trang 143 - 144)

III. NHẬN XÉT VỀ TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG ĐẤT ĐAI TRONG 10 NĂM QUA (1990 2000)

4. Mức độ bền vững về kinh tế, sinh thái và xã hộ

Bao gồm các loại sử dụng:

(1) Loại sử dụng trồng lúa 2-3 vụ:

Có 51 đơn vị đất đai chiếm diện tích 2.575.170 ha, miền Bắc 1.171.904 ha, miền Nam 1.403.266 ha. Trong đó nhóm đất phù sa chiếm ưu thế. Việt nam có lịch sử dụng trồng lúa nước từ ngàn năm trước, “nền văn minh lúa nước sông Hồng” đã tích lũy nhiều kinh nghiệm qua nhiều thế hệ của các dân tộc ta.

Đất được khai thác sử dụng lâu đời, hình thành tầng để cây giữ nước và các chất màu mỡ trong đất. Vùng lúa tập trung đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long, nông dân đã đầu tư thâm canh thuần thục, năm suất lúa ngày càng tăng, từ chỗ 2,5 tấn/ ha (1975) bình quân trên 5 tấn / ha (1998).

(2) Loại sử dụng lúa – màu:

Có 59 đơn vị đất, chiếm diện tích 409.622 ha, miền Bắc có 321.751 ha, miền Nam có 87.871 ha, có loại hình 2 màu – 1 lúa hiện có ở vùng đồng bằng sông Hồng, Việt Bắc – Hoàng Liên Sơn và Duyên hải Bắc Trung bộ nhưng tập trung chủ yếu ở đồng bằng sông Hồng, phổ biến luân canh theo công thức: Lạc – thuốc lào – vụ xuân; hoặc Lúa mùa – Cây màu (cây lương thực và rau thực phẩm vụ đông). Nhưng đạt hiệu quả cao nhất là công thức luân canh Thuốc lào –Lúa

mùa – Hành tây có tổng thu nhập 136 triệu, thu nhập thuần 82.3 triệu, hiệu quả đồng vốn 1,53 lần. Loại hình Lạc xuân – Lúa mùa – Ngô đồng tổng thu nhập 12,5 triệu, thu nhập thuần 3,1 triệu, hiệu quả đồng vốn 0,3 lần.

Ngoài hiệu quả kinh tế như đã trình bày trên còn tận dụng được nguồn lao động ở nông thôn và trả lại cho đất một sinh khôi, thân, lá, rễ, của các loại cây họ đậu.

(3) Loại hình sử dụng trồng cây lâu năm (cây công nghiệp dài ngày)

Hiện nay có 62 đơn vị đất đai, chiếm 1.247.300 ha, miền Bắc có 212.934 ha, miền Nam 847.014 ha. Các loại cây công nghiệp dài ngày được trồng như cao su, cà phê, chè… Trong đó nhóm đất phát triển trên macma bazo trung tính chiếm ưu thế.

(4) Loại hình sử dụng đất trồng cây ăn quả Có 30 đơn vị đất chiếm 187.249 ha, miền Nam 169.360 ha.

Kết quả phân tích hiệu quả kinh tế ở một số loại hình sử dụng đất sau: Cam Quýt: Tập trung ở Đông Nam bộ và Đồng bằng sông Cửu Long đều cho giá trị sản lượng cao, từ 58,9 triệu đồng đền 64 triệu đồng. Thu nhập thuần từ 33,9 triệu đồng đến 56,7 triệu đồng, hiệu quả đồng vốn từ 1,4 lần đến 7,6 lần.

(5) Đất rừng

Có 166 đơn vị đất đai, chiếm 9.538.275 ha, miền Bắc có 3.821.626 ha, miền Nam có 5.716.646 ha, diện tích loại hiện trạng đất rừng so với những năm trước đã giảm sút quá nhiều. Theo số liệu thống kê diện tích rừng 1943 chiếm 48% tổng số diện tích tự nhiên, sau 45 năm (1990) chỉ còn 28% diện tích tự nhiên. Hiện nay diện tích rừng còn 9 triệu ha bao gồm các loại rừng đầu nguồn, rừng đặc dụng, rừng trồng. Tất cả cần được duy trì và bảo vệ những nguồn gen quý hiến của các loại cây rừng và muông thú vùng nhiệt đới ẩm.

Bảo vệ được rừng là bảo vệ được tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ được môi trường. Những năm gần đây nhiều trận lũ lụt và cái giá phải trả cho việc đốt phá rừng bừa bãi (bảng 21).

Bảng 21: Diễn biến độ phì nhiêu của đất rừng

Chỉ tiêu phân tích Số liệu điều tra 12/1994

Rừng giá trị 40 năm Rừng tạp 40 năm Rừng tạp 10 năm

Một phần của tài liệu Định hướng bảo vệ, khai thác và sử dụng tài nguyên đất Việt Nam (Trang 143 - 144)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(167 trang)
w