I. HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT CẢ NƯỚC NĂM
3. Đất chưa sử dụng và khả năng khai thác sử dụng vào mục đích nông nghiệp, lâm nghiệp
nghiệp, lâm nghiệp
3.1. Phân loại quỹ đất chưa sử dụng
Tổng quỹ đất chưa sử dụng (ĐCSD) cả nước có diện tích 9.308.526 ha, chiếm 28,27% tổng quỹ đất cả nước (nếu bao gồm cả sông suối là 10.053.073 ha chiếm 30,50% tổng quỹ đất).
- Đất đồi núi chưa sử dụng: 7.725.191 ha, chiếm 82,99% tổng diện tích đất chưa sử dụng.
- Đất bằng chưa sử dụng: 589.374 ha, chiếm 6,35% tổng diện tích đất chưa sử dụng.
- Đất có mặt nước chưa sử dụng: 149.634 ha, chiếm 1,6% tổng diện tích đất chưa sử dụng.
- Núi đá không có rừng cây: 619.397 ha, chiếm 6,68% tổng diện tích đất chưa sử dụng.
- Đất chưa sử dụng khác: 225.930 ha, chiếm 2,44% tổng diện tích đất chưa sử dụng.
3.2. Phân bổ quỹ đất chưa sử dụng
* Trên 50% diện tích đất chưa sử dụng cả nước tập trung tại các tỉnh Miền núi Trung du Bắc Bộ, diện tích còn lại tập trung ở 3 vùng . Bắc Trung Bộ (19,5%), Duyên Hải Nam Trung Bộ (16,7%) và Tây Nguyên (10,6%). 3 vùng còn lại Đồng bằng Bắc Bộ. Đông Nam Bộ. Đồng bằng sông Cửu Long diện tích đất chưa sử
Vùng Diện tích đất chưa sử dụng % so diện tích đất chưa sử dụng % so diện tích tự nhiên vùng Cả nước 9.308.526 100,00 28,28
- Miền núi Trung du Bắc bộ 4.608.495 49,51 44,68
- Bắc Trung bộ 1.808.975 19,43 35,13
- Duyên Hải Nam Trung bộ 1.551.573 16,67 35,06
- Tây Nguyên 982.954 10,56 18,04
- Đồng bằng sông Cửu Long 139.962 1,50 3,55
- Đông Nam bộ 120.321 1,29 5,11
- Đồng bằng Bắc bộ 96.246 1,03 7,62
* Trên 48% tổng diện tích đất chưa sử dụng (chủ yếu là đất đồi núi chưa sử dụng) tập trung ở 20 tỉnh, bao gồm 8/12 tỉnh Miền núi Bắc Bộ, 6/6 tỉnh Bắc Trung Bộ, 3/8 tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ và 3/4 thuộc Tây Nguyên.
Phân bổ quỹ đất chưa sử dụng theo tỉnh ở các vùng trọng điểm Tỉnh Diện tích (ha) % do diện tích chưa sử dụng cả nước % so với diện tích tự nhiên tỉnh Miền núi Bắc bộ Lai châu 1.003.248 10,78 59,30 Sơn la 846.434 9,09 60,22 Lạng sơn 459.114 4,93 52,28 Lào Cai 436.758 4,69 54,21 Cao bằng 327.516 3,52 48,95 Yên bái 314.766 3,38 45,73 Hà giang 302.943 3,25 38,42 Quảng Ninh 252.348 2,71 42,77 Bắc Trung bộ Nghệ an 665.232 7,15 40,35 Thanh hóa 325.383 3,50 29,30 Quảng trị 222.738 2,39 46,93 Quảng bình 212.916 2,29 26,44 Hà tĩnh 194.187 2,09 32,07
Thừa thiên - Huế 188.519 2,03 37,30
Duyên hải Nam Trung bộ
Quảng nam 445.643 4,79 42,82
Bình định 244.569 2,63 40,59
Quảng ngãi 230.966 2,48 44,98
Tây nguyên
Ngoài ra còn một số tỉnh, tuy nhiên diện tích đất chưa sử dụng không nhiều so với cả nước, nhưng chiếm tỷ lệ lớn trong tổng quỹ đất mỗi tỉnh là: Bắc Kạn
28,39%; Hòa Bình 35,52%; Phú thọ 22,12%; Ninh Bình 20,71%; Phú Yên 35,60%; Khánh hòa 31,85%; Ninh Thuận 29,97%, Bình Thuận 21,31%.
* Phân bổ đất chưa sử dụng ở cấp huyện theo quy mô diện tích: - Đất đổi núi chưa sử dụng:
+ 74 huyện có diện tích đất chưa sử dụng từ 10.000 - 20.000 ha/huyện thuộc 26 tỉnh: 20 huyện của 9 tỉnh Miền núi Trung du Bắc Bộ, 18 huyện của 5 tỉnh Bắc Trung Bộ, 19 huyện của 7 tỉnh Duyên Hải Nam trung Bộ, 11 huyện của 4 tỉnh Tây Nguyên, 1 huyện của 1 tỉnh Đông Nam Bộ.
+ 44 huyện có diện tích đất đồi núi chưa sử dụng từ 20.000-30.000 ha/ huyện thuộc 22 tỉnh: 19 huyện của 10 tỉnh Miền núi Trung du Bắc Bộ, 10 huyện của 4 tỉnh Bắc Trung Bộ, 10 huyện của 6 tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ, 5 huyện của 2 tỉnh Tây Nguyên.
+ 44 huyện có diện tích đất đồi núi chưa sử dụng từ 30.000-50.000 ha/huyện thuộc 24 tỉnh: 20 huyện của 12 tỉnh Miền núi Trung du Bắc Bộ, 10 huyện của 4 tỉnh Bắc Trung Bộ, 10 huyện của 6 tỉnh Duyên Hải Nam Trung Bộ, 5 huyện của 2 tỉnh Tây Nguyên.
+ 20 Huyện có diện tích đất đồi núi chưa sử dụng từ 50.000-75.000 ha/ huyện thuộc 12 tỉnh: Lạng Sơn, Yên Bái, Lào Cai, Sơn La, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Phú Yên, Kom Tum, Gia Lai.
+ 11 Huyện có diện tích đất chưa sử dụng từ 75.000-100.000 ha/ huyện thuộc 7 tỉnh: Cao Bằng, Lạng Sơn, Yên Bái, Lai Châu, Sơn La, Quảng Trị, Quảng Nam.
+ 8 Huyện có diện tích đất chưa sử dụng trên 100.000 ha/ huyện: Than Uyên (Lào Cai) 119.165ha, Sìn Hồ (Lai Châu) 120.000 ha, Mường Lay (Lai Châu) 194.437 ha, Điện Biên (Lai Châu) 104.184 ha, Mường Tè (Lai Châu) 274.600 ha, Kỳ Sơn (Nghề An) 135.340 ha.
- Đất bằng chưa sử dụng: Có quy mô nhỏ, phân tán.
- 99 huyện có diện tích đất chưa sử dụng từ 1.000-3000 ha/ huyện thuộc 38 tỉnh.
- 20 huyện có diện tích đất chưa sử dụng từ 3.000-5.000 ha/ huyện thuộc 14 tỉnh.
+ 10 Huyện có diện tích đất chưa sử dụng từ 5.000-7.000 ha/ huyện thuộc 9 tỉnh
+ 6 huyện có diện tích đất chưa sử dụng từ 7.000-10.000 ha/ huyện: Kỳ Anh (Hà Tĩnh), Phong Điền (Thừa thiên - Huế), Thăng Bình (Quảng Nam), Hàm Tân (Bình Thuận), Dương Minh Châu (Tây Ninh), Hòn Đất (Kiên Giang).
9 huyện có diện tích đất chưa sử dụng trên 10.000 ha/ huyện: Thị xã Móng Cái (Quảng Ninh) 13.689 ha, Ninh Phước (Ninh Thuận) 12.436 ha, Bắc Bình 14.635 ha, Tánh Linh 17.037 ha, Hàm Thuận Nam 17.719 ha, (Bình Thuận), Iagrai (Gia Lai) 11.235 ha, Eakar (Đăk Lak) 15.492 ha, Kiên Lương (Kiên Giang) 16.528 ha, Ngọc Hiển (Cà Mau) 14.215 ha.
Qua bước đầu tổng hợp kết quả điều tra, kiểm kê đất chưa sử dụng cho thấy diện tích đất chưa sử dụng hiện nay hết sức phân tán, manh mún, đặc biệt là đất bằng, đất mặt nước chưa sử dụng.
3.3. Tình hình quản lý quỹ đất chưa sử dụng
- Trong tổng số 9.308.526 ha đất chưa sử dụng hiện có đã có 2.739.188 ha, chiếm 29,4% tổng diện tích đất chưa sử dụng hiện đã được Nhà nước giao cho chủ cụ thể, Trong đó hộ gia đình và cá nhân đang trực tiếp quản lý 1.205.738 ha, tổ chức kinh tế 844.897 ha, nước ngoài và liên doanh nước ngoài 13.064 ha, Ủy ban nhân dân xã quản lý sử dụng 389.848 ha, các tổ chức khác 285.641 ha.
- Còn 468.868 ha,, chiếm 5% diện tích đất chưa sử dụng các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân tự bao chiếm chủ yếu phục vụ cho việc du canh hàng năm tập trung chủ yếu ở các tỉnh Miền núi Bắc Bộ (46%), Tây Nguyên (28%) Duyên Hải Nam Trung Bộ (13,2%).
- Trên 70% diện tích đất chưa sử dụng còn lại hiện nay là diện tích chưa giao, chưa cho thuê, chưa có chủ cụ thể.
3.4. Sơ Bộ đánh giá khả năng đất chưa sử dụng vào các mục đích nông, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản.
* Theo kết quả Tổng kiểm kê đất đai năm 2000:
Trong quá trình điều tra khảo sát từ thực địa, căn cứ vào các điều kiện, cụ thể của mỗi địa phương. Từng đơn vị hành chính cấp xã đã tự xác định khả năng sử dụng của từng khoanh đất vào mục đích phù hợp.
- 11,4% tổng diện tích đất chưa sử dụng có khả năng khai thác để sử dụng vào mục đích nông nghiệp (khoảng 1.050.000 ha). Trong đó:
Cây hàng năm 488.880 ha bằng 5,26 %
Cây lâu năm 425.420 ha bằng 4,58 %
Đồng cỏ chăn thả 135.888 ha bằng 1,46 %
Nuôi trồng thủy sản 95.820 ha bằng 1,03 %
- 76% tổng diện tích đất chưa sử dụng, khoảng 7.077.000 ha một phần có thể sử dụng ngay vào mục đích lâm nghiệp. Trong đó có thể trồng rừng và khoanh nuôi tái sinh trên 3.000.000 ha bằng 33,5%, một phần lớn diện tích còn lại trên 3.900.000 ha có thể cải tạo khoanh nuôi một phần, nhưng nhiều nơi ở quá xa khu dân cư và đồi núi cao khó có khả năng trồng rừng, bằng 42,5% đất chưa sử dụng.
* Thực hiện Quyết định 90/QĐ-TTg: Các địa phương đang tiến hành điều tra kiểm kê đất chưa sử dụng, cụ thể, chi tiết đến từng khoanh đất để đánh giá đúng khả năng sử dụng vào mục đích sản xuất nông, lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản phục vụ dự án trồng mới 5 triệu ha rừng và chương trình nuôi trồng thủy sản đến 2010. Tổng cục cùng các cấp, các ngành đang khẩn trương đẩy mạnh chỉ đạo tổ chức thực hiện để tổng kết và báo cáo Chính Phủ kết quả điều tra kiểm kê đất chưa sử dụng năm 2000 theo yêu cầu tại Quyết định 90/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ vào cuối tháng 12/2000.
3.5. Từ tổng hợp ban đầu kết quả điều tra kiểm kê đất chưa sử dụng cho thấy: - Quỹ đất chưa sử dụng cả nước còn 9.308.526 ha, chiếm 28,27% tổng diện tích tự nhiên cả nước; Trong đó đất đồi núi chưa sử dụng chiếm 82,99% đất bằng chưa sử dụng chiếm 6,35%; đất mặt nước chưa sử dụng chiếm 1,6%.
Đánh giá sơ bộ khả năng sử dụng quỹ đất này vào mục đích lâm nghiệp; đất có khả năng trồng mới và khoanh nuôi tái sinh là 3,1 triệu ha; phần diện tích còn lại 3,9 triệu ha là đồi núi trọc xa khu dân cư khó có thể trồng rừng; vào mục đích nông nghiệp là 1,05 triệu ha và nuôi trồng thủy sản là 95.000 ha.
Từ đó cho thấy quỹ đất chưa sử dụng đáp ứng được yêu cầu khoanh nuôi trồng mới 5 triệu ha rừng. Điều đáng chú ý là:
xã hội có nhiều khó khăn, mặt khác đất chưa sử dụng thường ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, phân tán manh mún, quy mô nhỏ, điều kiện khai thác nuôi trồng hết sức khó khăn.
- Việc quản lý quỹ đất chưa sử dụng còn nhiều hạn chế, thiếu bản đồ hồ sơ địa chính. Nhà nước mới giao 20% diện tích đất chưa sử dụng cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân quản lý sử dụng; còn lại là chưa giao, chưa cho thuê.