Có thể nói rằng, bốn nghìn năm lịch sử của dân tộc ta cũng là bốn nghìn năm lao động sản xuất nông nghiệp. Qua bốn nghìn năm ấy, tổ tiên ta đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong việc sử dụng Đất đai.
Điều có thể dễ nhận thấy là, dân tộc, Việt Nam có nhiều kinh nghiệm trong sử dụng đất để thâm canh lúa nước ở vùng đồng bằng với nền "văn minh sông Hồng" nổi tiếng nhưng lại không sở trường trong việc sử dụng đất dốc. Bởi thể 3/4 lãnh thổ đã bị thoái hóa nghiêm trọng. Công bằng mà nói, nông dân vùng đồi núi trước đây cũng tích lũy được một số kinh nghiệm quỹ báu như trồng lúa nước trên ruộng bậc thang, làm các nông trại trên đồi hoặc dưới chân núi trồng cây ăn quả và một số cây công nghiệp như những việc làm được còn quá nhỏ bé so với hậu quả của việc phá rừng, đốt rẫy canh tác theo sườn dốc, trồng sắn và lúa nương không có biện pháp bảo vệ đất, làm xói mòn cả về quy mô diện tích, cả về mức độ thoái hóa. Có thể nói, con người ở đây đã là "đồng minh đắc lực" của các yếu tố tự nhiên gây nên một kiểu thoái hóa đất phổ biến và nguy hiểm nhất. Đó là thoái hóa đất do xói mòn rửa trôi mà hậu quả của nó đối với độ phì nhiêu của đất đã được trình bày ở phần trên (xem mục 3.2).
Kiểu thoái hóa đất này xảy ra khá nhanh (chỉ sau vài năm) nhưng để hồi phục lại độ phì nhiêu ban đầu đòi hỏi một thời gian khá dài và rất khó khăn, chậm chạm nhất là khi đất đã bị thoái hóa ở mức độ nặng. Để phục hồi độ phì
nhiêu trên các diện tích đã bị thoái hóa, chúng ta đều nhất trí cần phải nhanh chóng phục hồi lại rừng bằng con đường tái sinh tự nhiên và trồng rằng mới và sớm chấm dứt nạn phá rừng.
Để hạn chế quá trình xói mòn và rửa trôi, trên đất đang canh tác ba thập kỷ vừa qua chúng ta đã có khá nhiều tiến bộ kỹ thuật. Cơ sở khoa học của các tiến bộ kỹ thuật đó là giảm tốc độ dòng chảy trên mặt đất, giữ đất lại không cho nước cuốn đi, tăng lượng nước thấm vào đất hoặc giữ lại trong thảm thực vật. Nếu là biện pháp công trình (ruộng bậc thang hoàn chỉnh hoặc nửa hoàn chỉnh, biện pháp đào mương, đắp bờ hoặc kết hợp cả hai…) thì ngoài tác dụng ngăn chặn hiện tượng bào mòn tới mức thấp nhất còn có tác dụng tích cực khác như kéo dài thời gian giữ ẩm khi chuyển từ mùa mưa sang mùa khô hạn; nếu là biện pháp sinh học (trồng cây theo đường đồng mức, trồng cây trên đỉnh đồi, trồng bằng phân xanh, trồng xen, trồng gối…) thì ngoài tác dụng hạn chế bào mòn còn cung cấp thêm cho đất một lượng chất hữu cơ để góp phần giữ ẩm để giải phóng lân và để giảm độ chua theo cơ chế tạo phức tạp với Ferralit và Al và sau khi khoáng hóa cung cấp thêm dinh dưỡng cho cây trồng chính, đặc biệt khi gieo trồng các cây bộ đậu là phân xanh hoặc cây bộ đậu ăn hạt; nếu áp dụng biện pháp "hè phủ xanh, đông phủ khô" thì cũng phát huy khá rõ vai trò giữ ẩm cho đất.
Khi áp dụng biện pháp sinh học kết hợp với các biện pháp công trình thì tác dụng tích cực còn được thể hiện đầy đủ hơn nữa. Không dừng lại ở một khối lượng đồ sộ các thí nghiệm, thực nghiệm phòng, chống xói mòn có thể tổng hợp các kết quả nghiên cứu và ứng dụng thời gian qua bằng các kết luận sau đây:
Các biện pháp công trình từ bậc thang dần dần tới bậc thang hoàn chỉnh, từ bờ mương riêng biệt đến kết hợp mương với bờ và tùy theo độ dốc đã triệt tiêu hoàn toàn quá trình xói mòn hoặc hạn chế bình quân tới 75%; biện pháp sinh học hạn chế được 50%; các cây phân xanh có khả năng cung cấp 10-30 tấn chất xanh trong điều kiện chăm sóc bình thường; các cây bộ đậu có thể cung cấp 30-80 kg N tùy theo loại đất…