Ở nước ta có rừng nhiệt đới, nhờ khí hậu thuận lợi, thích hợp cho sự hoạt động của vi sinh vật, vì vậy các sản phẩm hữu cơ trong đất được phân hủy rất nhanh, giải phóng dinh dưỡng khoáng và cây rừng có thể sử dụng trở lại ngay. Người ta ước tính trong điều kiện rừng nhiệt đới, hàng năm có thể phân hủy từ 100-200 tấn/1 ha. Vì thế, đất rừng nhiệt đới, thường có hàm lượng mùn thấp và từ đó hàm lượng các chất dinh dưỡng trong đất không cao. Đất nhiệt đới thường ít chưa khóng sét nên có ít khả năng tích lũy các chất dinh dưỡng. Hầu hết các
có khoảng 40% hàm lượng nitơ chứa trong cây so với hàm lượng chứa trong rễ. Trong trường hợp cây từng bị chặt đốt nương làm rẫy, thì tiềm năng dinh dưỡng bị huy động. Sự huy động đó xảy ra thông qua hai giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Sự mất mát dinh dưỡng trong quá trình đốt cháy các sản phẩm hữu cơ trên mặt đất, biến thành tro bụi bay vào không trung. Một số còn lại trên mặt đất bị rửa trôi do mưa và gió. Một phần nhỏ thấm vào trong đất và được cây trồng hấp thụ, mặc dù có sự mất mát đó, nhưng trong vài ba năm đầu còn đủ dinh dưỡng cung cấp cho cây trồng và cho một sản lượng mùa bội thu.
- Giai đoạn 2: Do rừng bị chặt không còn thảm xanh che phủ, năng lượng ánh sáng mặt trời làm tăng nhiệt độ đất, tăng cường quá trình phân hủy các sản phẩm hữu cơ phần dưới đất (hệ thống rễ) và khoáng hóa nhanh chóng, đây là nguồn hữu cơ, cơ bản cung cấp cho cây trồng trong năm sau.
Kết quả của quá trình này dẫn đến một sự thay đổi lớn chất lượng của đất rừng sau khi đốt. Hàm lượng các chất dinh dưỡng tăng nhanh ngay sau khi rừng bị đốt và giảm nhanh chóng sau vài vụ canh tác sau.
Trong quá trình canh tác cây nông nghiệp trên nương rẫy, các chất dinh dưỡng ngày càng mất đi bằng nhiều nguyên nhân: do điều kiện địa hình cao dốc, lượng mưa lớn, đất đai được đào xới nên bị xói mòn mạnh. Xói mòn đất phụ thuộc vào cường độ mưa, độ dốc, chiều dài sườn, cấu trúc của đất và lớp phủ thực vật. Trong điều kiện đất Ferralit như ở vùng trung du, trồng sắn trên sườn dốc 20-250 với lượng mưa 1.300-1.800 mm, hàng năm xói mòn khoảng từ 86- 170 tấn/ha.
Quá trình suy thoái rừng ở Việt Nam đã xảy ra với quy mô như sau: Năm 1943, có diện tích rừng che phủ là 14.325.000 ha với tỷ lệ che phủ 48%. Năm 1980 diện tích có rừng che phủ chỉ còn lại 11.866.000 ha (35,78%) năm 1985 là 9.649.659 ha (29%). Năm 1990 còn 9.395.194 ha ( 28%). Tỷ lệ che phủ rừng bình quân toàn quốc là 29,13%. Vùng Trung du miền núi che phủ thấp nhất là vùng Tây Bắc còn 13,5%. Đông Bắc 16,8%, Tây nguyên là vùng có độ che phủ lớn nhất cả nước còn 58,6%. Theo số liệu thống kê của "Tổng cục Địa chính 1998", diện tích rừng tự nhiên cả nước co 10 triệu ha. Trong đó đất có rừng phòng hộ chiếm 3,7 triệu ha.
Vì vậy, chặt phá rừng không chỉ ảnh hưởng trực tiếp tại chỗ mà còn ảnh hưởng nguy hại đến các vùng thấp. Xói mòn gây ra bồi lắng các sông suối, mương máng hồ chứa, các công trình thủy lợi, thủy điện, ruộng lúa, bồi đắp các thủy vực làm mất nguồn thủy lợi thủy sản. Do không có thảm xanh che phủ nên lúc mưa tăng cường dòng chảy trên mặt gây lũ lụt lớn ở miền xuôi, làm thiệt hại nhiều công trình xây dựng, nhà cửa và người. Mặt khác, vì không có nước thấm nên mực nước ngầm này càng xuống sâu, mùa khô thiếu nước trầm trọng gây ra hạn hán. Thảm họa về các trận lũ lụt lớn gần đây ở nước ta, cuốn đi cả thành phố Sơn La chỉ trong vài tiếng đồng hồ là cái giá mà con người phải trả cho sự hủy hoại rừng đầu nguồn. Hiện nay vùng rừng Tây Bắc (Sơn la, Lai Châu) diện tích rừng che phủ chỉ chiếm khoảng 6-7% .