Giới hạn nội dung khái niệm “sinh thái” khi đề cập tới định hướng chiến lược bảo vệ khai thác sử dụng hợp lý tài nguyên đất Việt Nam.

Một phần của tài liệu Định hướng bảo vệ, khai thác và sử dụng tài nguyên đất Việt Nam (Trang 156 - 157)

- Độ xốp 4 Tính chất nông hóa

1.Giới hạn nội dung khái niệm “sinh thái” khi đề cập tới định hướng chiến lược bảo vệ khai thác sử dụng hợp lý tài nguyên đất Việt Nam.

chiến lược bảo vệ khai thác sử dụng hợp lý tài nguyên đất Việt Nam.

Để tiếp cận “sinh thái học” có nhiều lý luận kinh điển khác nhau, đặc biệt lý luận về các hệ, tương ứng với cấu trúc và cơ chế của các nhân tố hợp thành bằng hàng loạt sơ đồ mô hình hóa…. Các vấn đề này đang được tranh luận, đợi chờ và phải được phán xét về mặt thực tiễn.

Chúng ta tôn trọng tất cả các định nghĩa, giới thuyết, khái niệm ấy và mong đợi sự tiếp cận sinh thái ngày càng được hoàn chỉnh đúng với tầm vóc của nó.

Trong phạm vi đề tài này, chúng ta cần có phương pháp luận thích hợp khi tiếp cận khái niệm “sinh thái và phát triển lâu bền”.

Theo chúng tôi, khái niệm “sinh thái” được dùng trong phạm vi đề tài phải được sử dụng làm cơ sở khoa học cho việc đề xuất chiếm lược sử dụng đất hợp lý là các quan điểm lớn, các chủ trương lớn và các biện pháp thực hiện có hiệu lực thực sự.

Bằng trực quan của mình khi xem xét hiện trạng môi trường ở nước ta cũng như những thông tin đáng tin cậy của nhiều nước trên thế giới, chúng ta đã dễ dàng thống nhất về “cuộc khủng hoàng môi trường”, “cuộc khủng hoảng sinh thái” đang đe dọa chúng ta với một hậu quả tàn khốc cho nhiều thế hệ kể cả ngày nay lẫn mai sau, vô luận đối với nhóm nước đã phát triển hay đang phát triển.

Mặt khác, với những kinh nghiệm thâm canh độc đáo của tổ tiên ta trong trồng trọt mà hệ quả là ở nhiều nơi đất trồng càng ngày càng trở nên thuần thục

song song với việc tạo lập khá thành công một môi trường sống văn minh có khả năng cải thiện sức khỏe và nâng cao tuổi thọ của con người mặc dầu đất đai đã qua một quá trình khai thác hàng nghìn năm cũng như việc áp dụng những thành tựu diệu kỳ của nền khoa học và công nghệ hiện đại, loài người vẫn có niềm tin với đầy đủ cơ sở về khả năng ngăn chặn sử hủy hoại tiếp tục đối với môi trường và dần dần khôi phục lại sự trong lành vốn có của môi trường đúng với tính thống nhất của tự nhiên.

Môi trường một mặt là nhân tố không gian để tiến hành quá trình sản xuất, mặt khác là nguồn cung cấp năng lượng và nguyên liệu cho phát triển sản xuất, Đất trồng là một nhân tố quan trọng hợp thành môi trường, đồng thời trong nhiều trường hợp lại là nhân tố quyết định sự tồn tại, phát triển hay hủy diệt các nhân tố khác của môi trường.

Thuộc tính cơ bản và quan trọng của đất trồng là khả năng cung cấp một năng suất cây trồng hoặc vật nuôi để thỏa mãn các nhu cầu của con người và gia súc. Đo chính là độ phì nhiêu của đất. Khái niệm “độ phì nhiêu” cùng với quá trình phát triển của nhận thức được phân tích ngày càng đầy đủ hơn phong phú hơn, chuẩn xác hơn. Đó là một hệ thống động có mối quan hệ hữu cơ với các nhân tố vũ trụ (nhân tố phí sinh học) và các nhân tố sinh học chứa đựng bên trong và cả bên ngoài môi trường đất.

Trong điều kiện một độ phì nhiêu tự nhiên có tính đến quá trình thổ nhưỡng sinh học, với tác động phù hợp quy luật của con người và đất thông qua việc bón phân và các phương pháp làm đất với cơ sở vật chất – kỹ thuật nhất định, với loại hình kinh tế thích hợp vùng với phương thức và trình độ quản lý tốt nhất, đất trồng có thể sản xuất một số lượng nông sản lớn với chất lượng cao về dinh dưỡng, chứa không đáng kể các độc tố và độ phì nhiêu ấy luôn luôn được ổn định lâu bền. Độ phì nhiêu thực tế.

Một phần của tài liệu Định hướng bảo vệ, khai thác và sử dụng tài nguyên đất Việt Nam (Trang 156 - 157)