hàng nghìn năm mà đất chẳng những không thoái hóa, trái lại ngày càng trở nên phì nhiêu, thuần thục.
Trước hết, phải kể tới các biện pháp làm đất mùa đông để tăng độ phì nhiêu cho đất lúc gieo lúa chiêm xuân. Đó là biện pháp làm ải với các phương thức cày ải, xếp ải với độ lớn của các hòn đất khác nhau làm cho đất được oxy hóa cao độ và khi cho nước vào ruộng để cấy chiêm, các chất dinh dưỡng dưới tác động của quá trình khử oxy đã tăng lên gấp 3 - 5 lần so với để dầm hoặc để đất khô những không làm ải. Trong quá trình phát triển của cây lúa, tổ tiên ta còn áp dụng biện pháp sục bùn và tháo nước cũng dựa trên cơ sở vừa diệt cỏ dại, vừa cung cấp thêm ô xy để kích thích quá trình khử ô xy nhằm giải phóng thêm đạm amon, lân, kali dễ tiêu.
Hiện nay nông dân ta đặc biệt ở vùng châu thổ sông Hồng vẫn đang tiếp tục áp dụng biện pháp làm ải. Tuy vậy, do lượng phân hữu cơ được bón vẫn còn ít, do tăng vụ và do gieo trồng các giống mới năng suất cao. đã hút đi từ đất quá nhiều chất dinh dưỡng mà không được hoàn trả đúng mức, các biện pháp làm ải, sục bùn, tháo nước phơi ruộng… không còn phát huy tác dụng như trước nữa.
Tổ tiên ta cũng có kinh nghiệm bồi dưỡng đất bằng chất hữu cơ bằng bèo dâu, các loại đỗ đậu, sử dụng phân chuồng trong canh tác lúa nước như bèo dâu chỉ phù hợp với một nền nông nghiệp tự cung, tự cấp lại không còn đất phát triển trong vụ đông cùng với những khó khăn về sâu bệnh, về cường độ lao động…. cũng dần dần không tồn tại trong thực tiễn sản xuất. Sử dụng phân chuồng, chủ yếu là phân lợn là một kinh nghiệm quý báu của nhân dân mà ta hiếm nước đang phát triển quen dùng là một nhân tố nâng cao độ phì nhiêu thực tế, nhưng vì chăn nuôi của ta trước đây và cả hiện nay chưa phải là chăn nuôi thâm canh nên lượng chất hữu cơ trong đất trồng lúa nước cũng đang giảm đi rõ rệt.
Nông dân ta từ lâu đã áp dụng biện pháp cày vặn rạ để trả lại kaly và silic cho đất lúa nhưng nhiều nơi còn có khó khăn về chất đốt nên tiến bộ kỹ thuật này chỉ mới áp dụng tốt ở vùng đồng bằng châu thổ sông Cửu Long.
Đối với những vùng trồng lúa gần biển nông dân ta đã có kinh nghiệm hoặc dùng nước ém phèn, rửa muối, đốt ra để chống chua, hạn chế độc tố do nhôm và sắt mang lại. Họ cũng biết dùng tro bếp để chống lốp đổ chống rét,
chống bệnh cho lúa; biết bốn phân lèn (một loại phân lân tự nhiên) cho đất lầy thụt thung lũng….
Những kinh nghiệm thâm canh ấy rất đáng trân trọng. Tuy vậy, mức độ và quy mô của các tiến bộ kỹ thuật ấy chưa đáp ứng được yêu cầu của một nền sản xuất nông nghiệp hàng hóa, không đủ thỏa mãn nhu cầu tăng dân số với một tốc độ đáng lo ngại nên đất lúa cũng giảm dần độ phì nhiêu.
Một ưu điểm nữa của phương thức canh tác lúa nước cần phải nhấn mạnh là nhờ ngập nước mà các khoáng sét chứa kali bền hơn rất nhiều so với điều kiện đất trồng cạn. Có thể nói, canh tác lúa nước bảo vệ khá tốt nguồn cung cấp kali cho lúa. Ngược lại, đối với lân thì các phốt phát khó tan, nhờ quá trình khử oxy khi ngập nước lại dễ dàng chuyển hóa thành dạng dễ tan và mất đi nhanh chóng so với đất trồng cạn.
Trong canh tác lúa nước còn có 2 kiểu thoái hóa đất: thoái hóa do nhiễm mặn biển và nhiễm mặn do nước ngầm mặn, thoái hóa do quá trình phèn hóa.
Do các ion chủ đạo gây nên độ mặn như Na+, Cl, SO4… ít có hấp thu hóa lý và hấp thu hóa học nên biện pháp khắc phục chủ yếu vẫn là biện pháp thủy lợi hoặc chưa có để nguồn nước để tiêu mặn thì trồng các giống chịu mặn. Đối với quá trình thoái hóa theo kiển phèn hóa thì phải rửa phèn, bón lân, dùng giống chịu phèn, lên líp kết hợp với đào mương để trồng sắn, trồng dứa… có hiệu quả kinh tế cao hơn trồng lúa nước khi chưa có đủ nguồn nước ngọt để rửa phèn. Cách làm như vậy là kết qur của sự vận dụng đúng đắn nội dung của độ phì nhiêu thực tế.