I. HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT CẢ NƯỚC NĂM
2. Hiện trạng sử dụng quỹ đất đến năm
2.1. Sử dụng đất vào các mục đích
Đến năm 2000, diện tích đất đã được sử dụng vào các mục đích: nông nghiệp, lâm nghiệp, chuyên dùng và đất ở là 22.870.988 ha, chiếm 69,47% tổng quỹ đất (nếu tính cả diện tích sông suối - sử dụng tổng hợp - thì tổng diện tích đã sử dụng là 23.615.547 ha, chiếm 71,65%). Đất chưa sử dụng và núi đá còn 9.308.526 ha, chiếm 28,27% tổng quỹ đất
Tỷ lệ diện tích đã sử dụng vào các mục đích (bao gồm cả sông suối) so với tổng diện tích tự nhiên các vùng tự nhiên kinh tế theo thứ tự từ cao xuống thấp như sau: Đồng bằng sông Cửu Long 96,48%; Đông Nam Bộ 94,89%; Đồng bằng Bắc Bộ 92,37%; Tây Nguyên 81,95%; Duyên Hải Nam Trung Bộ 64,92%; Bắc Trung Bộ 64,88%; Trung du Miền núi Bắc Bộ 55,32%.
Luật Đất đai 1988, 1993, Luật bổ sung, sửa đổi một số điều Luật Đất đai 1998, cùng với nhiều chủ trương chính sách có liên quan khác như: chủ trương Nhà nước giao đất cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, khuyến khích phát triển kinh tế hộ gia đình, kinh tế trang trại…. đang là động lực quan trọng thúc đẩy quá trình khai thác, sử dụng đầy đủ và hợp lý vốn tài nguyên đất.
Qua 15 năm đổi mới (1985-2000) trên 4,9 triệu ha đất đã được đưa vào khai thác sử dụng, nâng tỷ lệ quỹ đất dã được sử dụng từ 55,11% (năm 1985) lên 69,47% (năm 2000) tăng gần 15%. Riêng trong 5 năm 1995-2000 diện tích đất đã được khai thác sử dụng vào các mục đích tăng thêm 2.402.000 ha.
Đất nông nghiệp đến năm 2000 cả nước có 9.345.346 ha, chiếm 28,38% tổng diện tích tự nhiên và chiếm 40,86% tổng diện tích đất đã sử dụng vào các mục đích, bao gồm: Đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất vườn tạp, đất có mặt nước nuôi trồng thủy sản, đất cỏ dùng vào chăn nuôi.
Gần 32% đất nông nghiệp cả nước tập trung tại đồng bằng sông Cửu Long, tiếp đó là Đông Nam Bộ (15,48%), Miền núi Trung du Bắc bộ (15,24%), Tây Nguyên (13,20%), các vùng còn lại chiếm tỷ lệ thấp: Duyên hải Nam Trung Bộ (8,64%), đồng bằng Bắc Bộ (7,09%), Bắc Trung Bộ (7,76%).
- Đất trồng cây hàng năm chiếm tỷ lệ cao nhất trong diện tích nông nghiệp 65,59% (6.129.517 ha).
Đồng bằng sông Cửu Long có diện tích cây hàng năm lớn nhất là 2.226.270 ha, chiếm 36,32% diện tích đất trồng cây hàng năm cả nước.
Đất lúa chiếm tỷ lệ tuyệt đối trong đất trồng cây hàng năm 72,89% (với diện tích 4.467.769 ha, trong đó đất lúa nước 4.267.849 ha và đất lúa nương là 199.921 ha) và chiếm 47,81% diện tích đất nông nghiệp, 13,57% diện tích tự nhiên của cả nước.
- Đất trồng cầy lâu năm chiếm 23,35% diện tích đất nông nghiệp (2.181.943 ha).
- Đông Nam bộ có diện tích cây lâu năm lớn nhất là 815.096 ha, chiếm 37,36%, tiếp đó là Tây Nguyên có 652,855 ha, chiếm 29,92% diện tích cây lâu năm cả nước.
cây công nghiệp lâu năm của cả nước. Hai tỉnh có diện tích cây công nghiệp lâu năm nhiều nhất là : Bình Phước có 346.080 ha, chiếm 21,61%, tỉnh Đăk Lăk có 296.056 ha chiếm 18,48% diện tích cây công nghiệp lâu năm cả nước.
- Đất vườn tạp chiếm tỷ lệ đáng kể 6,72% đất nông nghiệp cả nước (628.464 ha). Tập trung chủ yếu ở 3 vùng: Miền núi Trung du Bắc Bộ 138.496 ha, chiếm 22.04%. Đồng bằng sông Cửu Long 117.316 ha, chiếm 18,6%, Bắc Trung Bộ 103.000 ha, chiếm 16,4% diện tích vườn tạp cả nước.
- Đất có mặt nước chuyên nuôi trông thủy sản chiếm tỷ lệ không nhiều 3,94% diện tích đất nông nghiệp cả nước (367.846 ha) tập trung chủ yếu ở 2 vùng: Đồng bằng sông Cửu Long 229.352 ha, chiếm 62,35%. Đồng bằng Bắc Bộ 53.890 ha, chiếm 14,65% đất có mặt nước nuôi trồng thủy sản cả nước.
Các tỉnh có diện tích chuyên nuôi thủy sản nhiều trên 10.000 ha là: Cà Mau 113.087 ha, Bạc Liêu 45.553 ha. Bến tre 23.068 ha, Trà Vinh 21.230 ha, Quảng Ninh 12.870 ha, Hải Phòng 10.947 ha, Sóc Trăng 10.737 ha….
Thực hiện chủ trương Nhà nước giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) , theo Nghị định 64/CP và Nghị định 85/CP, đến 9/2000 gần 90% số hộ, 84% diện tích đất nông nghiệp đã được cấp GCNQSDĐ; cùng với các chính sách khuyến khích, hỗ trợ sản xuất nông nghiệp đã góp phần thúc dẩy sản xuất nông nghiệp không những phát triển.
Trong những năm gần đây diện tích đất nông nghiệp liên tục tăng, năm 2000 so với năm 1990 tăng 2.352.104 ha, riêng trong 5 năm 1995-2000, mặc dù gần 400.000 ha đất nông nghiệp đã được chuyển để sử dụng vào các mục đích: xây dựng các công trình công nghiệp, công trình thủy lợi, giao thông, nhà ở và các công trình văn hóa phúc lợi khác, nhưng diện tích đất nông nghiệp vẫn tăng thêm được 1.351.597 ha (bình quân 1 năm tăng 270.000 ha). Trong đó riêng diện tích đất lúa nước vẫn giữ được ở mức 4.267.849 ha. Diện tích tăng nhiều nhất là Tây Nguyên là: 425.152 ha, tiếp đó là vùng Đông Nam Bộ 268.266 ha, Duyên hải Nam Trung Bộ 202.893 ha, Đồng bằng sông Cửu Long 176.781 ha… ít nhất là Đồng bằng Bắc Bộ 18.529 ha.
Diện tích đất nông nghiệp tăng trong 5 năm chủ yếu là đất trồng cây lâu năm 763.731 ha, chiếm 56,5% tổng số tăng, trong đó diện tích đất trồng cây công nghiệp lâu năm (cà phê, cao su, chè, điều, tiêu…) tăng 621.473 chiếm 81,37% tổng số tăng của diện tích cây lâu năm. Tập trung chủ yếu ở 2 vùng Tây Nguyên (306.746 ha).
Đất trồng cây hàng năm tăn 505.110 ha trong đó đất trồng lúa tăng 154.235 ha, Đồng bằng sông Cửu Long có diện tích đất lúa tăng nhiều nhất 112.780 ha, Miền núi Trung du Bắc Bộ 16.280 ha. Tây Nguyên 14.409 ha. Riêng 2 vùng đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ có diện tích trồng lúa giảm.
Đất vườn tạp tăng 71.988 ha, đất có mặt nước nuôi trồng thủy sản tăng 40.867 ha, riêng đất cỏ dùng vào chăn nuôi giảm 30.099 ha.
Diện tích đất nông nghiệp trong giai đoạn từ 1995 đến 2000 thực tăng là 1.751.139 ha, trong đó:
- Tăng do khai hoang mở rộng diện tích từ đất chưa sử dụng là 882.498 ha (gồm 525.391 ha đất đồi núi chưa sử dụng và 290.258 ha đất bằng chưa sử dụng)
- Diện tích đất rừng bị phá để chuyển sang sản xuất nông nghiệp là 297.323 ha.
- Diện tích đất ở chuyển sang sản xuất nông nghiệp (thực chất chủ yếu là diện tích vườn tạp, trước thống kê lẫn vào đất ở nay được tách ra để thống kê vào diện tích vườn tạp trong đất nông nghiệp) là 32.874 ha.
- Diện tích đất chuyên dùng chuyển sang sản xuất nông nghiệp là 15.799 ha, còn lại là nguyên nhân khác.
Trong 5 năm qua diện tích đất nông nghiệp bị lấy để sử dụng vào các mục đích khác là 399.542 ha, trong đó:
Sử dụng vào mục đích lâm nghiệp là 106.455 ha (diện tích này chủ yếu là ở đồng bằng sông Cửu Long 41.657 ha).
- Sử dụng vào mục đích đất chuyên dùng 96.780 ha (để làm thủy lợi 40.888 ha; đất giao thông 37.611 ha).
- Chuyển sang đất ở là 27.068 ha.
- Bỏ hoang trở thành đất chưa sử dụng 48.003 ha và các nguyên nhân khác. Cùng với việc tăng về diện tích, trong những năm qua, do cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng…. trong nông nghiệp không ngừng được cải thiện, phong trào thâm canh tăng năng suất nông nghiệp được đẩy mạnh, diện tích gieo trồng cũng liên tục tăng (theo niêm giám thống kê năm 1999); từ 9.040.000 ha (năm 1990) lên 10.495.000 ha (năm 1995) và 11.700.000 ha (năm 1998); Trong đó cây hàng năm
Sản lượng lương thực quy thóc từ 14.400.000 tấn (năm 1990) lên 27.570.000 tấn (năm 1995) và 31.800.000 tấn (năm 1998) và 34.254.000 (năm 1999).
Xuất khẩu gạo từ 1,43 triệu tấn, 275 triệu USD (năm 1990) lên 2,15 triệu tấn, 538 triệu USD (năm 1995) và trên 4 triệu tấn 1000 triệu USD (năm 1998).
Đất lâm nghiệp có rừng cả nước hiện có 11.549.621 ha, chiếm 35,08% tổng diện tích tự nhiên, trong đó:
- Đất có rừng tự nhiên 9.748.674 ha, chiếm 84,40% đất lâm nghiệp có rừng - Đất có rừng trồng 1.800.544 ha, chiếm 15,59% đất lâm nghiệp có rừng - Đất ươm cây giống 402 ha
Diện tích đất lâm nghiệp có rừng được phân bổ ở các vùng như sau: Miền núi Trung du Bắc bộ 3.741.972 ha chiếm 32,40%. Tây Nguyên 2.993.257 ha, chiếm 25,91%; Bắc Trung Bộ 2.220.057% ha, chiếm 19,24%. Duyên hải Nam Trung Bộ 1.703.076% chiếm 14,75%; Đông Nam Bộ 463.472 ha, chiếm 4,01%; Đồng bằng sông Cửu Long 337.688 ha, chiếm 2,92%; Đồng bằng Bắc Bộ 88.099 ha, chiếm 0,76% diện tích đất lâm nghiệp có rừng cả nước. Tỉnh có diện tích đất lâm nghiệp có rừng lớn nhất là Đăk Lăk với 1.017.955 ha, chiếm 8,81% đất lâm nghiệp có rừng cả nước, tiếp đó là Gia Lai 750.819 ha, Lâm Đồng 617.814 ha và Kom Tum có 606.669 ha….
- Thực hiện Nghị định 01/CP (1995, Nghị định 02/CP (1994) (nay thay bằng Nghị định 163/CP) việc giao đất, khoán rừng được đẩy mạnh, góp phần bảo vệ rừng tự nhiên, chăm sóc, khoanh nuôi tái sinh, phục hồi rừng, trồng mới, đưa diện tích đất lâm nghiệp có rừng trong giai đoạn 1995-2000 tăng 754.600 ha, trong đó trồng thêm rừng mới 484.083 ha, khoanh nuôi tái sinh phục hồi rừng tự nhiên 271.071 ha, đưa độ che phủ rừng từ 32,61% (1995) lên 35,08% (2000).
- Trong 5 năm (1995-2000) diện tích đất có rừng tăng ở 4 vùng: Miền núi Trung du Bắc bộ tăng 1.164.400 ha (trong đó rừng tự nhiên tăng do khoanh nuôi tái sinh phục hồi rừng 992.519 ha, rừng trồng tăng 203.127 ha); Bắc Trung bộ tăng 308.136 ha (rừng tự nhiên khoanh nuôi tăng 200.021 ha, rừng trồng tăng 108.331 ha); Đồng bằng sông Cửu Long tăng 51.527 ha (rừng tự nhiên giảm 17.222 ha, rừng trồng tăng 68.830 ha) diện tích rừng giảm ở 3 vùng: Duyên hải Nam Trung bộ giảm 321.814 ha (rừng tự nhiên giảm 390.939 ha, rừng trồng tăng 69.141 ha); Tây Nguyên giảm 299.613 ha (rừng tự nhiên giảm 323.190 ha, rừng trồng tăng 23.537 ha) và Đông Nam Bộ giảm 175.105 ha (rừng tự nhiên giảm 192.235 ha, rừng trồng tăng 17.196 ha).
Diện tích đất có rừng trong tổng Kiểm kê Đất đai năm 2000 theo Chỉ thị 24/1999/CT-TTg ngày 18 tháng 8 năm 1999 so với diện tích đất có rừng trong Tổng kiểm kê rừng theo Chỉ thị 286/TTg ngày 02 tháng 5 năm 1997 lớn hơn là 634.029 ha. Trong đó diện tích rừng tự nhiên do khoanh nuôi lớn hơn 304.477 ha và rừng trồng lớn hơn 329.150 ha. Sự chênh lệch về diện tích đất lâm nghiệp có rừng nói trên đã được giải trình rõ nguyên nhân, cụ thể hóa về sự chênh lệch trên địa bàn đơn vị hành chính cấp xã và đã được Ủy ban nhân dân các cấp (xã, huyện, tỉnh) phê duyệt.
Đất chuyên dùng đến năm 2000 có 1.532.843 ha, chiếm 4,66% tổng diện tích tự nhiên cả nước. Đất chuyên dùng được sử dụng nhiều nhất vào các mục đích:
- Thủy lợi và mặt nước chuyên dùng có 557.010 ha, chiếm 36,34% đất chuyên dùng.
- Giao thông 437.965 ha, chiếm 28,57% đất chuyên dùng
- An Ninh quốc phòng 191.680 ha, chiếm 12,50% đất chuyên dùng - Đất xây dựng có 126.490 ha, chiếm 8,25% đất chuyên dùng
Đồng bằng Bắc bộ có tỷ lệ đất sử dụng vào các mục đích chuyên dùng so với tổng diện tích tự nhiên của vùng cao nhất 15,90%, sau đó là Đông Nam Bộ 8,51% Đồng bằng sông Cửu Long 5,63%, Duyên Hải Nam Trung bộ 5,53%; Bắc Trung bộ 4,49%, Miền núi Trung du Bắc bộ 2,86% và thấp nhất là Tây Nguyên 2,52%.
Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nhu cầu phải dành một phần quỹ đất cho việc xây dựng kết cấu hạ tầng, các khu công nghiệp, đô thị… ngày càng tăng. Diện tích đất chuyên dùng giai đoạn 1995-2000 tăng 261.000 ha.
Đất chuyên dùng tăng nhiều nhất ở Duyên hải Nam Trung bộ 79.957 ha. Tây Nguyên tăng 46.978 ha, Đồng bằng sông Cửu Long tăng 42.670 ha, Bắc Trung Bộ tăng 40.772 ha, Đông Nam Bộ 24.062 ha, Miền núi Trung du Bắc Bộ tăng 20.403 ha, tăng ít nhất là Đồng bằng Bắc Bộ 6.969 ha.
Diện tích đất chuyên dùng tăng chủ yếu là sử dụng vào mục đích thủy lợi và mặt nước chuyên dùng 108.322 ha bằng 41,37% diện tích tăng của đất chuyên dùng. Trong đó riêng vùng đồng bằng sông Cửu Long diện tích thủy lợi và mặt nước chuyên dùng tăng 31.543 ha bằng 29,10% diện tích tăng của đất thủy lợi. Đất giao thông tăng 107.844 ha bằng 41,19% diện tích tăng của đất chuyên dùng, trong
Đất ở đến năm 2000 cả nước có 443.178 ha, chiếm 1,35% tổng diện tích tự nhiên bằng 1,94% tổng diện tích đất đang sử dụng vào các mục đích.
Đất ở đô thị có 72.158 ha, chiếm 16,28% diện tích đất cả nước. Đất ở nông thôn có 371.020 ha, chiếm 83,72% diện tích đất cả nước.
Vùng có diện tích đất ở lớn nhất là Đồng bằng sông Cửu Long với 101.313 ha, chiếm 22,86% diện tích đất ở cả nước. Tiếp đó là Miền núi Trung du Bắc Bộ 84.622 ha, chiếm 19,10%, Đồng bằng Bắc Bộ 80,818 ha, chiếm 18,24% đất ở cả nước.
Vùng có tỷ lệ đất ở so với diện tích tự nhiên của vùng cao nhất là Đồng bằng Bắc Bộ 6,41%; Đồng bằng sông Cửu Long 2,55%; Đông Nam Bộ 2,09%, Bắc Trung Bộ 1,02%; Duyên Hải Nam trung bộ 0,94%; Miền núi Trung du Bắc Bộ 0,82% và thấp nhất là Tây Nguyên 0,61%.
Diện tích đất ở năm 2000 so với năm 1995 tăng 35.682 ha. Trong đó riêng đất ở thuộc đô thị tăng 14.635 ha.
2.2. Phân bổ quỹ đất đã sử dụng theo đối tượng quản lý
a. Hộ gia đình cá nhân cá nhân đang trực tiếp quản lý sử dụng 11.651.939 ha, chiếm 35,39% tổng diện tích tự nhiên và chiếm 48,87% diện tích đất đã phân cho các đối tượng sử dụng, trong đó:
+ Đất nông nghiệp là 8.013.349 ha, chiếm 68,72% tổng quỹ đất của hộ gia đình và chiếm 85,75% diện tích đất nông nghiệp của cả nước.
+ Đất ở 434.719 ha, chiếm tới 98,09% quỹ đất ở của cả nước.
+ Đất lâm nghiệp 1.968.301 ha, chiếm 17,04% diện tích đất lâm nghiệp có rừng cả nước và bằng 16,96% tổng diện tích đất hộ gia đình cá nhân sử dụng.
b. Các tổ chức kinh tế đang trực tiếp quản lý sử dụng 5.629.587 ha, chiếm 17,1% tổng diện tích tự nhiên và chiếm 23,58% diện tích đất đã phân cho các đối tượng sử dụng, trong đó:
+ Đất lâm nghiệp với diện tích 3.759.731 ha, chiếm 66,79% tổng quỹ đất các tổ chức kinh tế và chiếm 32,47% diện tích đất lâm nghiệp cả nước.
+ Đất nông nghiệp 839.308 ha, chiếm 14,91% tổng quỹ đất của các tổ chức kinh tế và chiếm 8,98% diện tích đất nông nghiệp của cả nước.
c. Ủy ban nhân dân xã trực tiếp quản lý sử dụng 3.144.675 ha, chiếm 9,55% tổng diện tích tự nhiên của cả nước. Riêng trong đất nông nghiệp Ủy ban nhân dân
xã trực tiếp quản lý sử dụng 364.335 ha, chiếm 3,90% diện tích đất nông nghiệp cả nước.
d. Nước ngoài và liên doanh với nước ngoài đang trực tiếp sử dụng 68.263 ha, chiếm 0,21% tổng diện tích đất tự nhiên cả nước.
e. Các tổ chức khác đang quản lý sử dụng 3.346.041 ha, chiếm 10,23% tổng diện tích tự nhiên cả nước và chiếm 14,11% diện tích đất đã phân cho các đối tượng sử dụng.
Đất chưa giao, chưa cho thuê sử dụng là 9.083.556 ha, chiếm 27,56% tổng quỹ đất cả nước.