(1) Khái niệm về phân vùng nông nghiệp.
Phân vùng nông nghiệp là phân vùng kinh tế, trong điều kiện nền kinh tế của một quốc gia mà có nền kinh tế nông nghiệp chiếm ưu thế, việc phân vùng kinh tế cơ bản thường dựa vào các yếu tố kinh tế nông nghiệp để làm yếu tố tạo vùng kinh tế cơ bản.
Ở nước ta công tác phân vùng nông nghiệp bắt đầu triển khai từ những năm 1970 và được xúc tiến mạnh mẽ trong những năm 1980. Nhìn chung trong phân vùng nông nghiệp ở nước ta, các giải pháp chú trọng đến điều kiện tự nhiên, các điều kiện kinh tế chưa được đề cấp đến một cách thỏa đáng.
Xuất phát từ thực tiễn của công tác phân vùng nông nghiệp ở nước ta, Theo Ủy ban Phân vùng kinh tế Trung ương (1983) thì vùng nông nghiệp được hình thành chủ yếu dựa vào những nét của các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, đặc điểm dân tộc, đặc trưng sản xuất, lịch sử phát triển.
Các tác giả phân vùng nông nghiệp thuộc Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp (Trân Anh Phong, Vũ Năng Dũng và Nguyễn Thuận) đã đưa ra một số khái niệm về phân vùng kinh tế nông nghiệp dưới đây:
- Phân vùng nông nghiệp là phân vùng ngành, là một cấu thành trong phân vùng kinh tế cơ bản. Phân vùng nông nghiệp có nhiệm vụ tham gia vào tổ chức lãnh thổ và kế thừa kết quả của phân vùng địa lý thổ nhưỡng với điều kiện tự nhiên tương đối đồng nhất, có hướng chuyên môn hóa trong nông nghiệp.
- Một vùng nông nghiệp có những đặc điểm riêng, tương tự nhau về địa hình, đất đai, khí hậu, tập quán sản xuất của nhân dân. Phân vùng nông nghiệp lấy một số chỉ tiêu phát triển nông nghiệp để xác định các vùng nông nghiệp
Tóm lại tùy điều kiện tự nhiên của mỗi quốc gia hoặc ở từng giai đoạn nhất định, các nhà phân vùng nông nghiệp đưa ra một số khái niệm và chỉ tiêu phân vùng nông nghiệp. Nhưng nhìn chung các nhà kinh tế đều thống nhất khái niệm về phân vùng nông nghiệp dưới đây: "Phân vùng kinh tế nông nghiệp nhằm thực hiện các nhiệm vụ chiến lược của ngành sản xuất nông nghiệp trong một giai đoạn kế hoạch phát triển kinh tế quốc dân nhất định trên qua điểm phát triển và phân bố hợp lý ngành nông nghiệp trong phạm vi cả nước". Căn cứ vào các điều kiện tự nhên, kinh tế, tiến bộ khoa học kỹ thuật, yếu tố lịch sử, tập quán sản xuất, tiến hành sự phân công lao động xã hội theo lãnh thổ trong ngành nông nghiệp một cách có kế hoạch hợp lý, phân chia đất nước thành các vùng nông nghiệp có nhiệm vụ chuyên môn hóa đúng đắn và phát triển tổng hợp, hợp lý với những biện pháp kỹ thuật kinh tế quan trọng, phù hợp với các đặc điểm từng vùng….
(2) Công tác phân vùng kinh tế nông nghiệp ở nước ta.
Ở nước ta, công tác phân vùng nông nghiệp được đề cập đến từ những năm 1960. Trong thời gian này trên một số tạp chí nghiên cứu kinh tế đã có một số tác giả đề cập đến một số nét lý luận của phân vùng kinh tế nông nghiệp như Nguyễn Huy (1969) có bài: "Phương pháp phân vùng nông nghiệp ở miền Bắc nước ta" Nguyễn Trần Trọng (1963); "Về phương pháp luận và phương pháp phân vùng nông nghiệp ở miền Bắc nước ta".
Trên cơ sở vận dụng lý luận và phương pháp phân vùng nông nghiệp của cả nước (chủ yếu là Liên Xô cũ), từ những năm đầu của thập kỷ 60, các nhà kinh tế thuộc Vụ Phân vùng Kinh tế - Ủy ban Kế hoạch Nhà nước phối hợp với các nhà kinh tế của Bộ nông nghiệp đã nghiên cứu phân vùng nông nghiệp ở miền Bắc nước ta đến năm 1970 và đưa ra phương án phân vùng nông nghiệp miền Bắc Việt Nam thành 4 vùng nông nghiệp.
Năm 1976 Ban phân vùng Nông - Lâm nghiệp Trung ương trực thuộc Phủ Thủ tướng đã tập hợp các nhà Khoa học của các Viện Nghiên cứu về chiến lược
giả này đã đưa ra phương án phân chia nước ta thành 7 vùng nông nghiệp và phương án này đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Theo phương án phân vùng kinh tế nông nghiệp này thì nước ta có các vùng nông nghiệp lớn sau:
1. Vùng nông nghiệp Trung du miền núi Bắc bộ 2. Vùng nông nghiệp đồng bằng sông Hồng 3. Vùng nông nghiệp Khu 4 cũ
4. Vùng nông nghiệp Duyên Hải miền Trung 5. Vùng nông nghiệp Tây Nguyên
6. Vùng nông nghiệp Đông Nam Bộ
7. Vùng nông nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long
Năm 1981-1985, Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp (Bộ nông nghiệp) trong quá trình thực hiện chương trình kinh tế cấp Nhà nước (mã số 02- 10-01) đã nghiên cứu về hệ thống các vùng nông nghiệp ở nước ta một cách hoàn chỉnh về đặc điểm và phương hướng phát triển kinh tế của từng vùng.