III. NHẬN XÉT VỀ TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG ĐẤT ĐAI TRONG 10 NĂM QUA (1990 2000)
4. Hiện trạng sử dụng đất các vùng năm 2000 và diễn biến qua các năm (1980 2000)
4.6. Vùng Đông Nam bộ
Vùng Đông Nam bộ gồm 6 tỉnh và thành phố, có diện tích tự nhiên 2.349.569 ha, chiếm 7,15% diện tích tự nhiên cả nước với 9.229.100 người. Vùng xếp thứ 5 về diện tích tự nhiên bình quân trên đầu người (2.546 m2/ người), về đất trồng cây hàng năm (585 m2/ người), về đất lâm nghiệp (688 m2/ người), về đất đồi núi chưa sử dụng (66 m2/ người), về đất bằng chưa sử dụng (79 m2/ người), nhưng đứng thứ 2 về đất trồng cây lâu năm (607 m2/ người) và thứ 3 về đất nông nghiệp (1.295 m2/ người), so trong tổng số 7 vùng.
Năm 2000, đất đai của vùng được sử dụng như sau:
Tổng diện tích tự nhiên 2.354.456 ha 100,00%
- Đất nông nghiệp 1.446.296 ha 64,42%
Trong đó: Ruộng lúa 282.570 ha Đất cây lâu năm 815.096 ha
- Đất lâm nghiệp 463.472 ha 19,68%
- Đất chuyên dùng 200.542 ha 8,51%
- Đất ở 49.099 ha 2,1%
+ Đất ở đô thị 18.821 ha
- Đất chưa sử dụng 195.137 ha 8,28%
Riêng về đất đô thị năm 2000 và đất khu dân cư nông thôn theo kết quả tổng kiểm kê đất đai năm 1995.
Đất đô thị 129.423 ha 100.00% - Đất ở 18.821 ha 14,54% - Đất chuyên dùng 30.797 ha 23,79% - Đất nông nghiệp 64.503 ha 49,83% - Đất lâm nghiệp 3.789 ha 2,92% - Đất chưa sử dụng 11.543 ha 8,91%
Xét về cơ cấu đất ở và đất chuyên dùng mới chiếm 23,79% diện tích đất đô thị của vùng , đáng lưu ý đất đô thị của vùng còn bao gồm cả hơn 64.503 ha đất nông nghiệp (gần 49,83%); đây chính là địa bàn để phát triển đất ở và đất chuyên dùng trong đô thị.
Đất khu dân cư nông thôn 1995
Tổng diện tích 122.509ha 100.00% - Đất ở 35.902 ha 29,31% - Đất chuyên dùng 6.870 ha 5,61% - Đất nông nghiệp 79.108 ha 64,57% - Đất lâm nghiệp 371 ha 0,30% - Đất chưa sử dụng
Vùng Đông Nam bộ có vị trí địa lý kinh tế rất thuận lợi vào loại bậc nhất nước ta, có thể sánh ngang với những nơi có điều kiện thuận lợi nhất trong khu vực Đông Nam Á do nằm trên các trục giao thông quan trọng của quốc tế và khu vực có
Đất đai rộng lớn, bằng phẳng có nền kiến tạo cứng ổn định, không nằm trong vùng trọng điểm phát triển lương thực, có thể dành nhiều đất cho phát triển công nghiệp, đô thị, giao thông mà ít phải dùng đến đất trồng lúa.
Quá trình phát triển kinh tế - xã hội của vùng Đông Nam bộ đã bước đầu tạo ra hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật và tích lũy kinh nghiệm hiện thời trong phát triển kinh tế - xã hội. Đây là vùng đã có mạng lưới giao thông vận tải phát triển hơn các vùng khác với hệ thống đường bộ, đường sông dọc ngang trên toàn vùng và tỏa đi các vùng khác; đường biển và các cảng biển cũng như đường hàng không thông thương với nhiều nước trên thế giới.
Địa hình thành một mạng lưới cơ sở công nghiệp mạnh nhất cả nước với khoảng 40.000 cơ sở sản xuất công nghiệp có quy mô lớn nhỏ khác nhau, sản xuất ra khoảng 50% giá trị sản lượng công nghiệp của cả nước.Đây cũng là vùng có tỷ lệ dân đô thị đạt trên 43%; tốc độ đô thị hóa đạt 4-6%/năm.
Vùng có tốc độ tăng trưởng kinh tế dẫn đầu cả nước thời kỳ 1991 – 1995 vừa qua và cho tới nay tỷ trọng GDP chiếm khoảng 1/3 so với toàn quốc, mức GDP bình quân đầu người cao gấp hơn 2 lần mức bình quân chung của cả nướcĐồng Nam bộ có điểm xuất phát cao hơn hẳn các vùng khác. Trong thời gian tới Đông Nam bộ cũng vẫn sẽ là vùng có điều kiện thuận lợi để phát triển nhanh nền kinh tế vùng theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ - du lịch.
Tình hình biến động đất đai của vùng năm (1990 – 2000) được thể hiện ở biểu sau:
Biểu số 08