III. NHẬN XÉT VỀ TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG ĐẤT ĐAI TRONG 10 NĂM QUA (1990 2000)
5. Đất có mặt nước đang sử dụng vào nông nghiệp (1.000 ha)
3.2. Đất lâm nghiệp
Hiện trạng sử dụng và biến động đất lâm nghiệp thời kỳ 1980 - 2000 (1.000 ha)
1980 1990 1995 2000
Tổng diện tích rừng 11.866,0 9.395,2 10.795,2 11.575,4
Trong đó rừng đủ tiêu chuẩn 10.608,3 9.175,6 9.302,2 -
1. Rừng tự nhiên 11,494,0 8,723,2 9.477,6 9,774,4
Trong đó rừng đủ tiêu chuẩn - 8,430,7 8.252,5 -
Diện tích đất lâm nghiệp tuy đã tăng được 2.180,2 ha (1990-2000) do trồng mới và khoanh nuôi phát triển mạnh nhưng thực tế rừng tự nhiên đủ tiêu chuẩn vẫn bị chặt phá mất 178.000 ha trong 5 năm 1991 - 1995, bình quân mỗi năm khoảng 26.000 ha là tốc độ giảm đã thấp hơn rất nhiều so với trước đây (thời kỳ 1976 - 1990 khoảng 190.000 ha/năm).
Năm 2000 cả nước có 11.575.400 ha rừng gồm 9.774,4 nghìn ha rừng tự nhiên và 1.800.5 nghìn ha rừng trồng, chiếm 35,36% diện tích tự nhiên của cả nước (nếu chỉ tính diện tích rừng đủ tiêu chuẩn năm 1995 là 9.302.200 ha gồm 8.252.500 ha rừng tự nhiên và 1.049.700 ha rừng trồng, tỷ lệ che phủ chỉ đạt 28,1%).
Diện tích rừng hiện còn là không đủ để bảo vệ môi sinh tự nhiên của cả nước, càng không đủ để đáp ứng mọi nhu cầu về lâm sản của nền kinh tế quốc dân.
Rừng tự nhiên liên tục giảm trong suốt thời kỳ 1976 - 1990. Từ 1976 - 1990 loại rừng này giảm khá nhanh. chỉ sau 14 năm, loại rừng này giảm tới gần 2,7 triệu ha, bằng 24,1% diện tích của nó năm 1976. Tính ra mỗi năm giảm tới 190 nghìn ha (1,7%/năm) . Song sau năm 1990 trở đi, mặc dầu vẫn tiếp tục giảm nhưng ở mức độ thấp hơn hẳn so với trước. Diện tích rừng bị giảm hàng năm (giai đoạn 1991 - 1995) chỉ bằng 14% so với chính nó ở những năm trước 1990.
Cơ cấu sử dụng đất không hợp lý, đặc biệt tại các vùng trung du miền núi phía Bắc tỷ lệ rừng còn lại rất thấp, có những địa phương như tỉnh Sơn La, Lai Châu độ che phủ của rừng chỉ còn 17,5% và 21,7% diện tích tự nhiên trong khi đòi hỏi của nhiệm vụ bảo vệ môi trường phải là 40 - 50%.
Rừng và môi trường sinh thái hiện nay có khía cạnh mang tính toàn cầu, có khía cạnh mang tính khu vực liên quốc gia, song căn bản vấn đề môi trường vẫn phải được xử lý thật tốt trong lãnh thổ từng nước.
Năm 1945 nước ta có 14,3 triệu ha rừng (48% diện tích tự nhiên) năm 1990 chỉ còn 9,3 triệu ha (28%) như vậy trong thời gian dài mỗi năm mất hơn 100.000 ha rừng (theo tài liệu của FAO độ che phủ rừng tối thiểu phải đạt 33,2%).
Nguyên nhân mất từng có nhiều song nguyên nhân sâu xa vẫn là do dân số tăng nhanh và nước ta là nước đất chặt người đông do vậy đã:
- Phá rừng để làm đất nông nghiệp (đặc biệt là thời ký trước năm 1990) với chủ trương tự túc lương thực với quy mô lãnh thổ quá hẹp: tỉnh, huyện, xã do vậy rất nhiều đất dốc có rừng bị phá đi để sản xuất lương thực, sau đó do không được sử dụng bền vững nên bị bỏ hóa trở lại thành đất hoang trọc
- Do du canh du cư (hiện vẫn còn khoảng 2 triệu người sống du canh du cư) và di dân tự do phá rừng làm đất sản xuất nông nghiệp
- Do cháy rừng
- Do khai thác rừng quá mức dẫn đến suy giảm trữ lượng rừng
- Do chạy theo lợi ích kinh tế cục bộ tự ý phá rừng nuôi tôm (ở Đồng bằng sông Cửu Long) tự ý phá từng trồng cà phê (Tây Nguyên)
Đáng lưu ý là rừng bị giảm mạnh ở các vùng đất dốc, vùng đầu nguồn nên hậu quả để lại rất nặng nề gây ra lũ lụt, xói mòn, rửa trôi đất vv….
Ở Tây Bắc do mất rừng nên các trận lũ ống, lũ quét xẩy ra liên tiếp tại Lai Châu. Sơn La, gây thiệt hại lớn về người và của, ở duyên hải Bắc Trung Bộ và duyên hải Nam Trung Bộ do phá rừng làm Đất đai bị xói mòn nghiêm trọng dẫn đến các bãi bồi ở cửa sông ngày càng cao vùng ven biển có hiện tượng cát bay, cát lấp.
Tại đồng bằng sông Cửu Long cũng do phá rừng nuôi tôm không có quy hoạch nên hàng ngàn ha ruộng lúa bị nhiễm mặn, tôm cũng bị chết hàng loạt nay đã phải đầu tư tốn kém để phục hồi rừng, tái tạo môi trường sinh thái vốn có.
Nhờ có chủ trương đúng đắn đến nay tỷ lệ che phủ bằng cây rừng đã được nâng dần lên rất đáng kể ở các vùng (Tây Nguyên 61,10%, duyên hải miền Trung 47,2%; Vùng có độ che phủ thấp nhất là đồng bằng sông Hồng 5,72%). Do đó độ che phủ bằng cây rừng tính chung cả nước đã đạt mức 35%.
Biến động đất lâm nghiệp thời kỳ 1980 - 2000
1980 1990 1995 2000
Tổng diện tích rừng 11.866,0 9.395,2 10.795,2 11.549,621
Trong đó rừng đủ tiêu chuẩn 10.608,3 9.175,6 9.302,2 9,748,675
1. Rừng tự nhiên 11,494,2 8,723,2 9.477,6 9,748,675
2. Rừng trồng 372,4 671,9 1.316,5 1.800,544
Thực hiện Nghị định 01/CP (1995), Nghị định 02/CP (1994), (nay thay bằng Nghị định 163/CP) việc giao đất khoán rừng đẩy mạnh, góp phần bảo vệ rừng, chăm sóc, khoanh nuôi tái sinh, phục hồi rừng, trồng mới đưa diện tích đất lâm
Trong 5 năm (1995 - 2000) diện tích đất có rừng tăng ở 4 vùng: Miền núi Trung du Bắc Bộ tăng 1.164.400 ha; Bắc trung Bộ tăng 308.136 ha; Đồng bằng sông Cửu Long tăng 51.527 ha, Đồng bằng Bắc Bộ tăng 27.071 ha. Diện tích rừng giảm ở 3 vùng: Duyên hải Nam Trung Bộ giảm 321.814 ha; Tây Nguyên giảm 299.613 ha và Đông Nam Bộ giảm 175.105 ha.
Diện tích đất có rừng trong tổng kiểm kê Đất đai năm 2000 theo Chỉ thị 24/1999/CT-TTg ngày 18/8/1999 so với diện tích đất có rừng trong tổng kiểm kê từng theo Chỉ thị 286/TTg ngày 02/5/1997 lớn hơn là 634.029 ha.
Trong đó diện tích rừng tự nhiên do khoanh nuôi lớn hơn 329.150 ha. Sự chênh lệch về diện tích đất lâm nghiệp có rừng nói trên đã được giải thích rõ nguyên nhân, cụ thể hóa về sự chênh lệch trên địa bàn đơn vị hành chính cấp xã và đã được Ủy ban nhân dân các cấp (xã, huyện, tỉnh) phê duyệt.