III. NHẬN XÉT VỀ TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG ĐẤT ĐAI TRONG 10 NĂM QUA (1990 2000)
4. Hiện trạng sử dụng đất các vùng năm 2000 và diễn biến qua các năm (1980 2000)
4.5. Vùng Tây Nguyên
Gồm 4 tỉnh, có vị trí chiến lược về kinh tế, chính trị, văn hóa, an ninh, quốc phòng đối với cả nước và khu vực Đông Dương. Tài nguyên phong phú đa dạng, đất đai rộng tốt có nhiều thuận lợi để phát triển kinh tế, đặc biệt là nông nghiệp. Vùng Tây Nguyên có tổng diện tích tự nhiên là 5.447.450 ha, chiếm 16,6% diện tích tự nhiên cả nước, được ví như một mái nhà của Đông Dương có ý nghĩa to lớn về nhiều mặt trong đó đặc biệt quan trọng đối với môi trường sinh thái của hàng triệu cư dân thuộc ba nước: Việt Nam, Lào, Campuchia đang làm ăn sinh sống ở những vùng tiếp giáp với Tây Nguyên.
Đất đai Tây Nguyên tương đối bằng phẳng, ít dốc, 45% đất đai có độ dốc dưới 150, thuận lợi cho cơ giới hóa, sản xuất lớn tập trung. Đất đỏ vàng có 2,4 triệu ha trong đó có gần 1,1 triệu ha đất đỏ bazan thích hợp để phát triển nhiều loại cây công nghiệp dài ngày. Khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, mùa hè – thu mưa nhiều khá đều đặn, mùa đông – xuân hầu như không có mưa, khô hạn gay gắt. Tài nguyên nước của vùng Tây nguyên mất cân đối nghiêm trọng về mực nước ngầm tụt sâu. Do vậy đối với Tây Nguyên vấn đề nước là vô cùng quan trọng; để giải quyết vấn đề này cần phải bảo vệ phát triển tài nguyên rừng, đồng thời đẩy mạnh xây dựng các hồ, đập chứa nước.
Hiện trạng sử dụng đất đai năm 2000:
Tổng diện tích tự nhiên 5.447.450 ha 100,00%
- Đất nông nghiệp 1.233.699 ha 22,64%
Trong đó: Ruộng lúa 126.492 ha Đất cây lâu năm 652.855 ha
- Đất lâm nghiệp 2.993.257 ha 54,94% - Đất chuyên dùng 137.065 ha 2,52% - Đất ở 33.218 ha 0,16% + Đất ở đô thị 6.843 ha + Đất ở nông thôn 26.375 ha - Đất chưa sử dụng 1.050.211 ha 19,28%
Đất đô thị và khu dân cư nông thôn năm 1995
Đơn vị: ha; %
Đất đô thị Đất khu dân cư nông thôn
Diện tích % Diện tích %
Diện tích trong ranh giới hành chính 125.349 100,00 154.154 100,00
Đất ở 8.787 7,01 21.199 13,75
Đất chuyên dùng 12.240 9,76 16.763 10,87
Đất nông nghiệp 46.454 37,06 113.470 73,61
Đất lâm nghiệp 32.563 25,98 29 0,02
Đất chưa sử dụng 25.305 20,19 2.693 1,75
Tây nguyên đứng thứ nhất về diện tích đất đai bình quân trên đầu người
(17.338 m2/người), về đất nông nghiệp (2.645 m2/người), về đất trồng cây lâu năm (1.130 m2/người), về đất lâm nghiệp (10.479 m2/người), về đất bằng chưa sử dụng (553 m2/người), Đứng thứ hai về đất trồng cây hàng năm (1.329 m2/người), về đất đồi núi chưa sử dụng (2.992 m2/người), nhưng lại đứng thứ 5 trong số 7 vùng về đất trồng lúa nước (355 m2/người).
Tây Nguyên có diện tích đất nông nghiệp 1.233.699 ha chiếm 22,64% diện tích tự nhiên và đất lâm nghiệp 2.993.257 ha chiếm 54,94% diện tích tự nhiên vùng. Đây là vùng có tiềm năng đất nông nghiệp và đất lâm nghiệp lớn nhất cả nước xét về quy mô diện tích cũng như các chỉ tiêu bình quân trên đầu người.
Đất nông nghiệp của vùng năm 2000 hiện được sử dụng như sau: - Đất trồng cây hàng năm: 507.852 ha
Trong đó có: 126.492 ha ruộng lúa nước 144.680 ha đất nương rẫy - Đất trồng cây lâu năm: 652.855 ngàn ha Trong đó có: - 85,7 ngàn ha cao su
(Đăk Lăk 172.000 ha, Gia Lai 40-50.000 ha, Kom tum 4.800 ha)
Biểu số 07