Vùng Bắc Trung bộ

Một phần của tài liệu Định hướng bảo vệ, khai thác và sử dụng tài nguyên đất Việt Nam (Trang 117 - 120)

III. NHẬN XÉT VỀ TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG ĐẤT ĐAI TRONG 10 NĂM QUA (1990 2000)

4. Hiện trạng sử dụng đất các vùng năm 2000 và diễn biến qua các năm (1980 2000)

4.3. Vùng Bắc Trung bộ

Vùng Bắc Trung bộ gồm 6 tỉnh, có diện tích tự nhiên 5.150.000 ha, dân số (1995) 9.888.100 người, chiếm 15,61% về diện tích và 13,50% về dân số cả nước. Vùng xếp thứ tư về bình quân diện tích đất tự nhiên trên đầu người (5.188 m2/người) và đất trồng lúa nước (398 m2/người), xếp thứ 3 về bình quân đất đồi núi chưa sử dụng (1.713 m2/người) và đất bằng chưa sử dụng (146 m2/người).

- Bắc Trung bộ nằm ở trung độ của cả nước, trên một hệ thống giao thông xuyên quốc gia và các trục đường Đông – Tây nối với Lào, giao lưu với miền Bắc, miền Nam thuận lợi và có điều kiện hợp tác với Lào cũng như các nước trong khu vực

- Tài nguyên khoáng sản phong phú đa dạng với trữ lượng lớn có thể đánh giá là vùng giàu tài nguyên khoáng sản của nước ta

- Bờ biển dài (670 km) với nhiều cảng biển, vũng vịnh, đầm phá, bãi tắm, di tích, danh lam thắng cảnh… và có nhiều diện tích đất có mặt bằng ở ven biển, có đường điện quốc gia, nguồn nước ngọt thuận lợi cho phát triển công nghiệp và tiềm năng du lịch tiềm ẩn lớn.

Mặt khác vùng Bắc Trung bộ cũng có những hạn chế đáng kể:

- Địa hình phức tạp, chia cắt nhiều, độ dốc lớn, đất xấu, nghèo dinh dưỡng, bị bào mòn, rửa trôi mạnh

- Khí hậu khắc nghiệt, nơi hội tụ các yếu tố bất lợi về thời tiết và khí hậu như lũ, bão, gió Tây Nam khô nóng, cát bay cát lấp, môi trường sống bị xuống cấp và nhiều nơi đang bị đe dọa

- Cơ sở hạ tầng yếu kém không đồng bộ; là một trong những vùng kinh tế chậm phát triển, chưa có tích lũy nội bộ. Thu nhập và mức sống dân cư vùng Bắc Trung bộ thuộc loại thấp so với mức trung bình cả nước (bình quân đầu người 1 tháng chỉ bằng 67,7% mức trung bình cả nước, trên 50% số dân có mức sống dưới trung bình và chỉ có 1,74% số hộ giàu)

nuôi, chưa sử dụng hết đất trồng cây công nghiệp, cây ăn quả. Hệ số sử dụng đất thấp và chưa được đầu tư hạ tầng đầy đủ, nhất là thủy lợi. Do kinh tế chậm phát triển hàng năm có đến hàng chục ngàn người di cư ra khỏi vùng để tìm kiếm việc làm và lập nghiệp ở các vùng khác (đặc biệt hiện tượng chảy máu chất xám).

Tuy vậy trong tương lai đây là một vùng phát triển công nghiệp nặng lớn nhất của nước ta khi có đầu tư lớn, đồng bộ phát triển cơ sở hạ tầng để có sức thu hút các dự án đầu tư trong và ngoài nước.

Trước mắt cần nghiên cứu sâu về đặc điểm, điều kiện từng tiểu vùng để lựa chọn các giống cây con thích hợp với điều kiện tự nhiên khắc nghiệt đồng thời ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, các biện pháp cải tạo đất để chuyển đổi nhanh cơ cấu kinh tế nông nghiệp của vùng trên cơ sở khai thác thế mạnh về tính đa dạng sinh học; phát triển chăn nuôi gia súc, trồng cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả… tăng cường khả năng phòng chống, né tránh thiên tai và các tai biến môi trường như lũ lụt, bão, hạn hán….

Do có diện tích đất lâm nghiệp bình quân đầu người xếp thứ 4 trong 7 vùng (1969 m2/người) và còn nhiều đất đồi núi, đất bằng chưa sử dụng nên cần có chính sách giao đất ổn định lâu dài, vừa bảo vệ rừng còn lại vừa đẩy mạnh trồng mới kết hợp khoanh nuôi tái sinh để tái tạo môi trường sinh thái, hạn chế và né tranh thiên tai, lũ lụt, tạo điều kiện để phát triển nghề rừng góp phần cân bằng sinh thái ngay nội bộ vùng khi công nghiệp nặng phát triển mạnh trên lãnh thổ vùng.

Hiện trạng sử dụng đất đai:

Theo kết quả thống kê năm 2000, toàn vùng có tổng diện tích tự nhiên là 5.150.000 ha chiếm 15,5% diện tích đất của cả nước. So với 7 vùng kinh tế của cả nước thì diện tích đất tự nhiên của Bắc Trung Bộ chỉ bằng một nửa diện tích của vùng miền núi và Trung du Bắc Bộ, gấp 4 lần diện tích vùng đồng bằng Bắc Bộ, gấp 2 lần vùng Đông Nam Bộ, gấp 1,5 lần vùng đồng bằng sông Cửu Long và tương đương với 2 vùng Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.

Bình quân diện tích đất tự nhiên trên đầu người của toàn vùng là 0,52 ha/ người, cao hơn mức bình quân của cả nước là 0,46 ha/ người.

Quỹ đất tự nhiên được phân chia không đồng đều cho các tỉnh trong vùng, hai tỉnh có diện tích tự nhiên lớn nhất là Thanh Hóa (1.116.833 ha) và Nghệ An (1.638.233 ha), gấp 2 lần các tỉnh Quảng Trị (465.134 ha, Thừa thiên - Huế (500.920)ha.

Đất đai năm 2000 của vùng hiện đang được sử dụng như sau: - Đất nông nghiệp 725.428 ha 14,08 % - Đất lâm nghiệp 2.220.057 ha 43,14 % - Đất chuyên dùng 231.309 ha 4,49% - Đất ở 52.677 ha 1,02% + Đất ở đô thị 5.539 ha + Đất ở nông thôn 47.138 ha - Đất chưa sử dụng 1.918.598 ha 37,25%

Như vậy còn 37,25% diện tích tự nhiên của vùng chưa được khai thác sử dụng và chiếm 19,32% diện tích đất chưa sử dụng của cả nước. Trong đó phần lớn là đất đồi núi chưa sử dụng với diện tích là 1.505.024 ha chiếm 73,77% đất chưa sử dụng của vùng.

Đất chưa sử dụng có phần lớn là đất trống, đồi núi trọc chiếm 76,23% diện tích đất chưa sử dụng của vùng, loại đất này trước đây hầu hết là rừng tự nhiên, trải qua quá trình khai thác lâu dài và không hợp lý, đất đai đã bị thoái hóa nhiều, chất dinh dưỡng trong đất bị suy giảm dẫn đến nghèo kiệt, có những nơi đã trở sỏi đá.

Đây vừa là tiềm năng cho khai thác đất chưa sử dụng vào mục đích nông, lâm nghiệp nhưng lại cũng là một thách thức lớn trong chiến lược phát triển nông, lâm nghiệp của vùng trong những năm sắp tới và lâu dài.

Biểu số 05

Một phần của tài liệu Định hướng bảo vệ, khai thác và sử dụng tài nguyên đất Việt Nam (Trang 117 - 120)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(167 trang)
w