TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG ĐẤT ĐAI THỜI KỲ 1980 2000 VÙNG TÂY NGUYÊN

Một phần của tài liệu Định hướng bảo vệ, khai thác và sử dụng tài nguyên đất Việt Nam (Trang 127 - 130)

III. NHẬN XÉT VỀ TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG ĐẤT ĐAI TRONG 10 NĂM QUA (1990 2000)

4. Hiện trạng sử dụng đất các vùng năm 2000 và diễn biến qua các năm (1980 2000)

TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG ĐẤT ĐAI THỜI KỲ 1980 2000 VÙNG TÂY NGUYÊN

Đơn vị tính: ha

Loại đất Năm hiện trạng Biến động đất đai qua các thời kỳ

1980 2000 1990 1995 1980-1990 1990-1995 1995-2000 1990-2000Tổng diện tích tự nhiên 5.526.900 5.447.450 5.556.891 5.573.400 +29.990 +16.509 -89.950 -109.441 Tổng diện tích tự nhiên 5.526.900 5.447.450 5.556.891 5.573.400 +29.990 +16.509 -89.950 -109.441 I. Đất nông nghiệp 306.400 1.233.699 444.991 808.547 +69.567 +363.556 425.152 788.708 Trong đó: Đất trồng trọt 305.300 1.160.707 405.345 750.189 +28.065 +344.844 +444.889 1. Đất cây hàng năm 270.600 507.852 249.430 411.133 -9.742 +161.703 96.719 258.422 Trong đó: Đất trồng lúa 175.300 126.492 135.537 194.465 -34.012 +58.928 67.973 -9.045 2. Đất cây lâu năm 34.700 652.855 155.915 339.056 +37.807 +183.141 313.799 496.940

II. Đất lâm nghiệp 3.160.100 2.993.257 3.336.614 3.292.870 +236.087 -43.744 -299.613 -343.357

1. Rừng tự nhiên 3.160000 2.917.851 3.308.113 3.241.041 +211.508 -67.072 -323.190 -390.2622. Rừng trồng 100 75.385 28.501 51.812 +24.579 +23.311 23.573 46.884 2. Rừng trồng 100 75.385 28.501 51.812 +24.579 +23.311 23.573 46.884 III. Đất chuyên dùng 21.500 137.065 46.891 90.087 +20.962 +43.196 46.978 90.174 Trong đó Đất xây dựng 6.300 8.549 5.796 8.159 +2.363 390 2.753 Đất giao thông 8.100 72.851 10.771 46.647 +3.592 +35.876 27.204 562.080 Đất thủy lợi 2.500 32.615 4.560 15.960 +2.144 +11.400 16.655 28.055

Thời kỳ 1990 – 2000:

Diện tích đất nông nghiệp tăng 788.708 ha, bình quân hàng năm tăng 80.000 ha, Trong đó đất cây hàng năm tăng 25.842 ha, đất cây lâu năm tăng 49.690 ha. Diện tích đất lâm nghiệp có rừng giảm 24.337 ha, hàng năm giảm 34.335 ha chủ yếu là rừng tự nhiên và diện tích rừng trồng tăng 46.884 ha, hàng năm tăng 4.688 ha. Diện tích đất chuyên dùng tăng 90.174 ha, trong đó đất giao thông tăng 62.080 ha, hàng năm tăng 6.208 ha, đất thủy lợi và mặt nước chuyên dùng tăng 28.055 ha, hàng năm tăng 2.800 ha. Diện tích đất ở tăng nhanh do gia tăng nhanh dân số cả tăng tự nhiên và tăng cơ học.

Dân số tăng ồ ạt từ 1976 đến nay tăng trên 1,6 triệu người (kể cả Lâm Đồng) trong đó tăng cơ học trên 1 triệu người, đặc biệt là gần đây di dân tự do tăng nhanh, đến cuối năm 1976 đã có 71.600 hộ với 340,2 ngàn nhân khẩu di cư tự do đến Tây Nguyên (dân di cư tự do tăng nhanh do nhiều nguyên nhân trong đó có nguyên nhân các tỉnh phía Bắc thực hiện Nghị định 64/CP và 02/CP về giao đất cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, từng hộ đã tự thấy về lâu dài sẽ thiếu đất, nên đã chủ động di cư đến Tây Nguyên là địa bàn đất rộng, người thưa công tác quản lý đất đai đang còn là vấn đề mới) do vậy nhu cầu đất để ở và sản xuất lớn nên đã chặt phá rừng bừa bãi, diện tích rừng giảm nhanh, sử dụng đất không hợp lý đã ảnh hưởng đến môi trường sinh thái của vùng, đặc biệt là còn có những hộ phá rừng để kinh doanh đất. Bình quân một hộ nông nghiệp đến Tây Nguyên phá ít nhất khoảng 1 ha rừng, và hiện nay vẫn còn khoảng vài vạn hộ dân di cư tự do cần được bố trí đất đai và ổn định đời sống.

Tây Nguyên có hơn 78 nông lâm trường (Kom Tum 14; Gia lai 15; Đăk Lăk 49) với tổng diện tích được giao theo văn bản là 3.114.127 ha chiếm 57,21% diện tích tự nhiên toàn vùng, trong đó có một số trường hợp không quản lý được đất đai đã được giao vì ranh giới đất nông, lâm trường bao trùm lên ranh giới của các huyện, xã, đất của dân sản xuất và thực tế một số nông lâm trường không còn bộ máy quản lý nhà nước mà chỉ còn là hình thức bề ngoài. Hầu hết các nông lâm trường đều giao khoán lại ruộng đất cho các hộ nông lâm trường viên và diện tích được giao khoán lớn gấp nhiều lần so với mức bình quân của vùng. Đây cũng là nguyên nhân gây mâu thuẫn giữa nông lâm trường và địa phương.

(Hiện nay vấn đề đất của nông lâm trường đang được xử lý giải quyết theo Nghị định 12/CP của Chính phủ ban hành năm 1993 và Nghị quyết của Bộ Chính trị về nông nghiệp).

Một bộ phận dân tộc ít người vấn sống theo kiểu du canh, du cư hoặc định cư, du canh đốt rừng làm rẫy, hiện có khoảng 35,4 ngàn hộ (Kom Tum 19,4 ngàn hộ, Gia Lai 13 ngàn hộ, Đăk Lăk 3 ngàn hộ). Cuộc sống của số hộ này phần lớn nghèo khổ khó khăn. Nhà nước và địa phương cần có chính sách trợ giúp để ổn định cuộc sống và hạn chế phá rừng. Hiện nay tại Tây Nguyên thường xuyên có khoảng 15 vạn ha nương rẫy được gieo trồng và kèm theo khoảng 300-400 ngàn ha nương rẫy hữu canh (đang được thống kê là đất hoang trọc chưa sử dụng), đây là nguyên nhân dẫn đến tranh chấp đất đai giữa đồng bào dân tộc và dân di cư cũng như dự án không tìm được đất để sản xuất.

Trong quá trình phát triển kinh tế, đặc biệt là từ khi nước ta đã giải quyết được lương thực hàng hóa giữa các vùng thuận tiện đã tạo điều kiện thuận lợi để phát triển nông nghiệp của Tây nguyên, Tiềm năng đất đai của vùng được khơi dậy và phát triển đúng hướng đã hình thành nhiều vùng cây công nghiệp tập trung có giá trị hàng hóa cao. Đồng thời Nhà nước đã quan tân xây dựng cơ sở hạ tầng dần dần hình thành các khu công nghiệp chế biến nông lâm sản góp phần thúc đẩy phát triển các vùng cây công nghiệp hàng hóa. Ngoài ra khu vực kinh tế tư nhân cũng đã bắt đầu đầu tư vào công nghiệp chế biến nông, lâm sản.

Tuy nhiên quá trình phát triển này cũng dẫn đến mua bán tích tụ đất đai, vượt quá hạn điền, một bộ phận dân cư giàu lên, có sự chênh lệch về thu nhập giữa các hộ nông dân và giữa các thành phần kinh tế.

- Hộ giàu có diện tích cây công nghiệp lâu năm 25 ha, diện tích cây hàng năm 5 ha, tổng diện tích nông, lâm nghiệp khoảng 50 ha, cá biệt có tới 100 ha. Thu nhập bình quân/ người/ năm 3 triệu đồng, chủ yếu thuê công nhân làm

- Hộ nghèo không có diện tích cây công nghiệp lâu năm, diện tích cây hàng năm dưới 0,5 ha, tổng diện tích đất nông, lâm nghiệp dưới 0,5 ha, thu nhập bình quân/ người/ năm 504 ngàn đồng

Ngoài ra đã xuất hiện khá nhiều công ty tư nhân kinh doanh sản xuất nông, lâm nghiệp có quy mô diện tích từ vài chục đến vài trăm ha, đất đai được tích tụ bằng con đường chuyển nhượng. Các hộ nông dân sau khi chuyển nhượng đất đai lại tiếp tục phá rừng để lấy đất sản xuất.

Các tỉnh Tây Nguyên là những tỉnh còn nhiều vốn đất để phát triển kinh tế - xã hội, để sử dụng hết lao động tại chỗ và có khả năng tiếp nhận thêm lao động từ

hình thành được những vùng trồng cây công nghiệp hàng hóa tập trung gắn với công nghiệp chế biến rõ nét hơn so với các vùng khác. Trung những năm tới khi xây dựng xa lộ Bắc – Nam sẽ tạo được những điều kiện thuận lợi mới để đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội của một vùng đất còn rộng, người còn thưa.

Diện tích tự nhiên của Tây Nguyên là 5.447.450 ngàn ha, trong đó còn 1.050.211 ha đất hoang trọc chưa sử dụng. Tuy nhiên phần lớn diện tích trên là đất của đồng bào các dân tộc ít người được sử dụng theo phương thức du canh, như vậy nếu tính theo quan điểm chỉ xuất phát từ khả năng đất đai thì toàn vùng còn có thể bố trí được khoảng 150 ngàn hộ (tương ứng với 375.000 lao động hay khoảng 600 ngàn nhân khẩu) làm nông nghiệp với điều kiện định canh được đồng bào dân tộc để chuyển đất du canh của đồng bào sang canh tác ổn định có hiệu quả.

Một phần của tài liệu Định hướng bảo vệ, khai thác và sử dụng tài nguyên đất Việt Nam (Trang 127 - 130)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(167 trang)
w