III. NHẬN XÉT VỀ TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG ĐẤT ĐAI TRONG 10 NĂM QUA (1990 2000)
4. Hiện trạng sử dụng đất các vùng năm 2000 và diễn biến qua các năm (1980 2000)
4.1. Vùng miền núi Trung du Bắc bộ
Miền núi trung du Bắc bộ gồm 16 tỉnh, có 7 tỉnh giáp với Trung Quốc và Lào. Diện tích tự nhiên của vùng lớn, chiếm 31% diện tích tự nhiên cả nước (10,3 triệu ha) nhưng chủ yếu là đất đồi núi có độ dốc cao (trên 85% diện tích tự nhiên), địa hình phức tạp chia cắt mạnh. Dân số ít (12,6 triệu người - chiếm 17% dân số cả nước), mật độ dân cư thưa thớt 122 người /km2 và có trên 30 dân tộc cùng chung sống, chiếm 2/3 số các dân tộc ít người của cả nước. Đặc điểm dân cư trong vùng sống phân tán, chủ yếu bằng nghề nông và khai thác lâm sản để tự cung, tự cấp. Một Bộ phân dân du canh du cư và cả định cư du canh quen sống dựa vào tài nguyên sẵn có của rừng. Khi nguồn cung cấp bị cạn kiệt tự ý di cư vào Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Một bộ phận khác tuy có ý thức ổn định sinh sống nhưng do điều kiện quá thiếu nước, Đất đai trở nên cằn cỗi, giao thông lại rất khó khăn nên cũng tìm cách di cư trong nội vùng và cả ra ngoài vùng vào Nam.
Môi trường sinh thái của vùng đang bị đe dọa nghiêm trọng do rừng tiếp tục bị tàn phá, tần xuất thiên tai ngày càng tăng. Đất bị xói mòn rửa trôi mạnh. Quỹ đất nông nghiệp rất hạn chế bình quân trên nhân khẩu là 961 m2. Trong đất nông
cây trồng chưa được đa dạng hóa, thế mạnh về cây dài ngày, chăn nuôi đại gia súc, nguồn tài nguyên khoán sản phong phú, tiềm năng lớn về thủy điện, nhiệt điện chưa được phát huy.
Đất chưa sử dụng của vùng còn nhiều, chiếm khoảng 43 % diện tích tự nhiên nhưng khả năng khai thác đưa vào sản xuất nông nghiệp có những hạn chế do đất bị thoái hóa, biến chất, dinh dưỡng nghèo kiệt qua một thời gian dài bị bào mòn rửa trôi.
Đầu tư của Nhà nước thông qua các dự án, chương trình phát triển kinh tế - xã hội quy mô còn nhỏ, chồng chéo, thiếu đồng bộ, chưa phù hợp với điều kiện sinh thái và phong tục tập quán của các dân tộc nên chưa phát huy được hiệu quả cao.
Vì vậy kinh tế của vùng kém phát triển, tốc độ tăng trưởng chậm, GDP toàn vùng đạt dưới 10% bình quân GDP/ đầu người dưới 50% so với cả nước, tỷ lệ thu ngân sách thấp (7%) chưa đáp ứng chi thường xuyên. Đời sống dân cư hầu hết còn rất khó khăn, số hộ nghèo đói của các tỉnh trong vùng còn rất cách biệt trong khoảng từ 14 đến 44%, Số hộ khá giả còn ít, hầu như không có hộ giàu là người bản xứ mà chỉ là một số ít người ở nơi khác mới đến đầu tư kinh doanh. Tuy nhiên hộ giàu trong vùng cũng thấp thua nhiều hộ giàu ở các vùng khác.
Trong tương lai đây là vùng công nghiệp nặng lớn của nước ta do có nhiều khoáng sản và tiềm năng thủy điện rất lớn. Trước mắt cần phát huy thế mạnh của vùng như: bảo vệ diện tích rừng hiện có, phát triển cây lương thực ở các thung lũng và bồn địa, trồng cây công nghiệp, cây ăn quả dài ngày ở vùng đồi núi và đẩy mạnh chăn nuôi đại gia súc đã có truyền thống lâu đời. Mặt khác cần phát triển mạnh ngành công nghiệp chế biến nông, lâm sản theo từng tiểu vùng kinh tế, khai thác khoáng sản, sản xuất điện năng, phát triển du lịch nghỉ mát, leo núi.
Để khai thác tốt tiềm năng đất đai và lao động sẵn có của vùng trước hết cần phải có đầu tư nghiên cứu chọn lựa cơ cấu cây trồng cùng với các tiến bộ khoa học kỹ thuật và biện pháp cải tạo đất thích hợp với điều kiện tự nhiên và tính chất Đất đai bị thái hóa, nghèo kiệt dinh dưỡng do trải qua một thời kỳ thực hiện chủ trương tự túc lương thực bằng mọi giá. Đồng thời phải tiến hành lập quy hoạch sử dụng Đất đai các vùng, nắm chắc quỹ đất đai theo từng loại hình sử dụng, đặc biệt là phải có quy hoạch chi tiết của từng tiểu vùng - quy mô nhỏ để kết hợp đầu tư vĩ mô với đầu tư vi mô nhằm tạo ra những trung tâm tâm chế biến nông, lâm sản và dịch vụ thương mại như những "điểm sáng" thu hút và phát huy ngay hiệu quả đầu tư của các thành phần kinh tế.
Trên cơ sở đó đẩy mạnh việc giao đất rừng có hỗ trợ vốn và phổ biến kỹ thuật, phát triển mạnh nghề rừng bằng cách nhân rộng các mô hình trang trại và các hình thức khác phù hợp với đồng bào dân tộc để có nhiều hộ giàu từ rừng.
Thực hiện chủ trương kết hợp phát triển kinh tế gắn với an ninh quốc phòng trên cơ sở hạn chế dân di cư ra khỏi vùng để ổn định sinh sống làm ăn nhất là ở vùng cao, vùng sâu. Vùng dân tộc ít người và vùng biên giới. Cần có các giải pháp quản lý chặt chẽ đất nông, lâm trường, thực hiện nhanh việc giao đất ổn định lâu dài, giảm thuế nông nghiệp, bảo hiểm giá nông sản, tăng mức vốn cho vay với lãi xuất thấp để phát triển sản xuất tạo điều kiện nâng cao dân trí cho dân cư ở các tuyến đối với cả người cũ và người mới đến, xây dựng những khu dân cư tập trung theo kiểu thị tứ, thị trấn đã được quy hoạch làm hậu phương cho bộ đội biên phòng, gắn bó quân với dân cùng tham gia bảo vệ vùng biên cương địa đầu Tổ quốc.
Hiện trạng sử dụng đất năm 2000
Đất đai của vùng hiện được sử dụng như sau:
Tổng diện tích tự nhiên 10.313,8 ngàn ha 100,00%
Đất nông nghiệp 1.423,8 ngàn ha 11,95 %
Đất lâm nghiệp 3,471,9 ngàn ha 33,97 %
Đất chuyên dùng 295,1 ngàn ha 2,84 %
Đất ở 84,6 ngàn ha 0,85 %
Đất chưa sử dụng (đất hoang trọc, du canh….) 4.768,2 ngàn ha 43,08 %
Sông suối 160,1 ngàn ha 1,55 %
Núi đá trọc 431,8 ngàn ha 6,75 %
Về đất nông nghiệp toàn vùng có:
- Đất trồng cây hàng năm: 1.080,7 ngàn ha
- Trong đó: 524,7 ngàn ha ruộng lúa nước và 380,3 ngàn ha nương rẫy - Đất trồng cây lâu năm: 152 ngàn ha
ngàn ha rừng trồng. Những tỉnh có tỷ lệ che phủ thấp là Cao bằng 7,45%, Lai Châu 14,9%, Sơn La 16,29%, một số tỉnh đã có những biện pháp kiên quyết bảo vệ khôi phục rừng nên tỷ lệ che phủ đã tăng đáng kể (Tuyên Quang 48,34%).
Giai đoạn 1980 - 1990 sau 10 tỷ lệ che phủ bằng rừng của vùng đã giảm từ 36,84% xuống còn 18,75% và sau đó do đẩy mạnh khoanh nuôi tái sinh và trồng rừng nên 2000 tỷ lệ che phủ đã được nâng lên 34,97% (khoanh nuôi tái sinh 350 ngàn ha, trồng rừng 325 ngàn ha). Tuyên Quang đã tăng từ 30% (1992) lên 61,30% (2000) chủ yếu do làm tốt công tác bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh rừng tự nhiên.
Nhìn chung diện tích rừng của vùng miền núi và trung du đã tăng và tỷ lệ che phủ đạt 36% đã cải thiện được môi trường sinh thái tự nhiên.
Biểu số 03